-
Học sinh Trường THCS Giảng Võ (Ba Đình) đọc sách điện tử tại lễ phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024, với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời” (Hà Nội, 2/10/2024). Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
-
Học sinh hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Hòa Bình lần thứ 3 năm 2024 (17/4/2024). Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
-
Học sinh Trường PTDTNT – THCS huyện Yên Sơn hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 (Tuyên Quang, 15/04/2024). Ảnh: Quang Cường – TTXVN
-
Đường Sách TP. Hồ Chí Minh (đường Nguyễn Văn Bình, Quận 1) đi vào hoạt động từ năm 2016, là đường sách đầu tiên được triển khai trên cả nước và là mô hình hiệu quả trong lan tỏa văn hóa đọc tới công chúng, nhất là giới trẻ (2024). Ảnh: TTXVN
-
Đại diện Trung tâm Dịch vụ Truyền thông, Chi nhánh Nhà Xuất bản Thông tấn giới thiệu sách và các ấn phẩm của Thông tấn Xã Việt Nam đến những người yêu sách tại tỉnh Cà Mau (2024). Ảnh: Kim Há-TTXVN
-
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 tại tỉnh Vĩnh Long thu hút đông độc giả cao tuổi tham dự. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN
-
Khánh thành công trình "Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội" tại trường Tiểu học Võ Thị Sáu (thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), trị giá 300 triệu đồng, do Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức. Ảnh: Nguyên Dung – TTXVN
-
Các chiến sĩ Trường Sa đọc sách sau giờ huấn luyện. Hiện các đơn vị ở Trường Sa đều được trang bị tủ sách với số lượng lớn các đầu sách về các lĩnh vực phục vụ nhu cầu đọc của cán bộ, chiến sĩ. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
-
Nhiều đầu sách mới được bày bán tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh thu hút độc giả nhỏ tuổi. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
-
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) ra mắt cuốn sách “Báo cáo toàn cầu về Đổi mới Sáng tạo trong Báo chí 2020-2021” bằng tiếng Việt. Cuốn sách phân tích sâu những cách làm sáng tạo trong các tổ chức báo chí, từ các tổ chức chuyên hoạt động trên nền tảng kỹ thuật số, phát thanh truyền hình, tới những tổ chức có sản phẩm là báo in. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
-
Mô hình thư viện thân thiện, thư viện xanh được nhiều trường học của tỉnh Nam Định hướng tới xây dựng. Những thư viện này không chỉ mở ra không gian đọc mới mẻ, phát triển văn hóa đọc cho học sinh mà còn góp phần xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn. Ảnh: Nguyễn Lành - TTXVN
-
Độc giả cao tuổi đến Hội sách chào mừng Ngày sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần thứ ba (Hà Nội, 17/4/2024). Ảnh: Đoàn Công Vũ/TTXVN phát
-
Biên phòng Sóc Trăng hưởng ứng Ngày văn hóa đọc và đưa sách về với học sinh khu vực biên giới biển (2024). Ảnh: TTXVN phát
-
Lãnh đạo tỉnh Nam Định và các sở, ngành của tỉnh khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc tỉnh Nam Định (27/4/2024). Ảnh: Văn Đạt - TTXVN
-
Giới thiệu, tuyên truyền sách hưởng ứng Ngày Văn hóa đọc được học sinh khuyết tật trường PTCS Xã Đàn (Hà Nội) thể hiện hấp dẫn và lôi cuốn (17/4/2024). Ảnh: TTXVN phát
-
Việc lan tỏa văn hóa đọc cho học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái sẽ góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách cho học sinh (15/04/2024). Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
-
Khách tham quan trải nghiệm ứng dụng sách điện tử tại Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba (Hà Nội, 17/4/2024). Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
-
Để xây dựng và phát triển văn hóa đọc, nhất là đối tượng học sinh, tỉnh Đồng Nai nỗ lực triển khai nhiều mô hình như “Ngôi nhà trí tuệ” và “Thư viện xanh” tại các trường học. Trong ảnh: Cô và trò Trường tiểu học Hiệp Hòa (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cùng đọc sách (07/11/2024). Ảnh: Lê Xuân-TTXVN
-
Những tờ báo in được các chiến sĩ đảo Tốc Tan nâng niu, đọc từng dòng tin, từng bài như một món ăn tinh thần không thể thiếu. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
-
Thư viện Làng Sen – lan tỏa văn hóa đọc trên quê hương Bác. Ảnh: Tá Chuyên – TTXVN