Xin để rừng nghiến hàng trăm tuổi Phìn Hồ được sống!

  • Trung tuần tháng 9/2023,
    Trung tuần tháng 9/2023, "lâm tặc" đốn hạ cây gỗ nghiến đường kính khoảng 2 người ôm tại bản Séo Lèng 2, xã Phìn Hồ, huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
  • Những thân gỗ nghiến lớn bị lâm tặc tận dụng lấy đi phần gỗ có giá trị, chỉ để lại phần bị hư hỏng. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
    Những thân gỗ nghiến lớn bị lâm tặc tận dụng lấy đi phần gỗ có giá trị, chỉ để lại phần bị hư hỏng. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
  • Những khối gỗ được xẻ từ cây gỗ lớn ở rừng phòng hộ xã Phìn Hồ được người dân giúp kiểm lâm thu về bản trước đó. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
    Những khối gỗ được xẻ từ cây gỗ lớn ở rừng phòng hộ xã Phìn Hồ được người dân giúp kiểm lâm thu về bản trước đó. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
  • Rất nhiều hộp gỗ nghiến
    Rất nhiều hộp gỗ nghiến "lâm tặc" để lại ở xã Phìn Hồ, lực lượng kiểm lâm thuê người dân vận chuyển về trụ sở để lập biên bản xử lý trước đó. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
  • Người dân hỗ trợ lực lượng kiểm lâm vận chuyển gỗ trong rừng ở xã Phìn Hồ mà
    Người dân hỗ trợ lực lượng kiểm lâm vận chuyển gỗ trong rừng ở xã Phìn Hồ mà "lâm tặc" chưa kịp tẩu tán về trụ sở để xử lý trước đó. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
  • Phóng viên làm việc với Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Sìn Hồ (Lai Châu) và nhận được lời khẳng định nạn khai thác gỗ nghiến đã diễn ra nhiều năm nay. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
    Phóng viên làm việc với Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Sìn Hồ (Lai Châu) và nhận được lời khẳng định nạn khai thác gỗ nghiến đã diễn ra nhiều năm nay. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
  • Những gốc gỗ nghiến trơ trọi sau khi bị
    Những gốc gỗ nghiến trơ trọi sau khi bị "lâm tặc" đốn hạ và lấy đi thân gỗ tại rừng phòng hộ của bản Séo Lèng 2, xã Phìn Hồ. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
  • Cây gỗ nghiến này tại bản Séo Lèng 2 có đường kính khoảng 50cm mới bị
    Cây gỗ nghiến này tại bản Séo Lèng 2 có đường kính khoảng 50cm mới bị "lâm tặc" đốn hạ trước khi phóng viên tiếp cận hiện trường không lâu, gỗ đỏ au còn ứa nhựa. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
  • Một cây gỗ nghiến đỏ vừa bị lâm tặc cưa đổ tại rừng phòng hộ bản Séo Lèng 2, xã Phìn Hồ, huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
    Một cây gỗ nghiến đỏ vừa bị lâm tặc cưa đổ tại rừng phòng hộ bản Séo Lèng 2, xã Phìn Hồ, huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
  • Những bìa gỗ
    Những bìa gỗ "lâm tặc" để lại, phần gỗ giá trị đã vận chuyển đi tiêu thụ. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
  • Rừng nghiến hàng trăm năm tuổi ở bản Séo Lèng 2, xã Phìn Hồ, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu bị chặt phá tan hoang. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
    Rừng nghiến hàng trăm năm tuổi ở bản Séo Lèng 2, xã Phìn Hồ, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu bị chặt phá tan hoang. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
  • Lâm tặc đốn hạ thân gỗ nghiến lớn và đánh dấu nhân để khẳng định
    Lâm tặc đốn hạ thân gỗ nghiến lớn và đánh dấu nhân để khẳng định "chủ quyền" (ghi nhận tháng 9/2023). Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
  • Một thân gỗ nghiến lớn đang bị
    Một thân gỗ nghiến lớn đang bị "lâm tặc" xẻ dở tại bãi trâu thuộc bản Séo Lèng 2, xã Phìn Hồ, huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
  • Những cây nghiến mới bị cưa đổ, nằm ngổn ngang tại rừng phòng hộ bản Séo Lèng 2, xã Phìn Hồ, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
    Những cây nghiến mới bị cưa đổ, nằm ngổn ngang tại rừng phòng hộ bản Séo Lèng 2, xã Phìn Hồ, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
  • Nhiều khúc gỗ nghiến lớn ở rừng phòng hộ bản Séo Lèng 2, xã Phìn Hồ mà
    Nhiều khúc gỗ nghiến lớn ở rừng phòng hộ bản Séo Lèng 2, xã Phìn Hồ mà "lâm tặc" chưa kịp vận chuyển đi tiêu thụ. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
  • Những cây gỗ nghiến to tới 3 người ôm bị các đối tượng đốn hạ tại bản Séo Lèng 2, xã Phìn Hồ, huyện Sìn Hồ. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
    Những cây gỗ nghiến to tới 3 người ôm bị các đối tượng đốn hạ tại bản Séo Lèng 2, xã Phìn Hồ, huyện Sìn Hồ. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
  • Tấm biển cấm phá rừng ở xã Phìn Hồ (Sìn Hồ) không làm chùn tay các đối tượng lâm tặc trong những năm qua. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
    Tấm biển cấm phá rừng ở xã Phìn Hồ (Sìn Hồ) không làm chùn tay các đối tượng lâm tặc trong những năm qua. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
  • Gỗ nghiến bị lâm tặc đốn hạ, chỉ còn loại gỗ tạp sống sót tại rừng phòng hộ bản Séo Lèng 2, xã Phìn Hồ, huyện Sìn Hồ. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
    Gỗ nghiến bị lâm tặc đốn hạ, chỉ còn loại gỗ tạp sống sót tại rừng phòng hộ bản Séo Lèng 2, xã Phìn Hồ, huyện Sìn Hồ. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
  • Không chỉ có gỗ nghiến mà cả những cây gỗ khác trong rừng phòng hộ bản Séo Lèng 2, xã Phìn Hồ có đường kính khoảng 50cm cũng bị lâm tặc đốn hạ. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
    Không chỉ có gỗ nghiến mà cả những cây gỗ khác trong rừng phòng hộ bản Séo Lèng 2, xã Phìn Hồ có đường kính khoảng 50cm cũng bị lâm tặc đốn hạ. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
  • Rừng phòng hộ tại bản Séo Lèng 2, xã Phìn Hồ bị phá tan hoang nhiều năm nay. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
    Rừng phòng hộ tại bản Séo Lèng 2, xã Phìn Hồ bị phá tan hoang nhiều năm nay. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
  • Những thân gỗ nghiến được hạ cũ, sau đó
    Những thân gỗ nghiến được hạ cũ, sau đó "lâm tặc" mới cưa thành khoanh thớt để mang đi tiêu thụ. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
  • Những gốc gỗ nghiến lớn đã bị lâm tặc đốn hạ trước kia được lực lượng kiểm lâm kiểm tra và đánh dấu tại bản Séo Lèng 2, xã Phìn Hồ, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
    Những gốc gỗ nghiến lớn đã bị lâm tặc đốn hạ trước kia được lực lượng kiểm lâm kiểm tra và đánh dấu tại bản Séo Lèng 2, xã Phìn Hồ, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
  • Sau khi
    Sau khi "lâm tặc" cắt tấm thớt tròn mang đi bán, để lại những khoanh gỗ vụn tại bãi trâu bản Séo Lèng 2, xã Phìn Hồ. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
  • Người dân bị các các đối tượng “đầu nậu” lợi dụng hoàn cảnh khó khăn để thuê vào rừng cắt hạ cây gỗ nghiến. Ảnh: Nháóm phóng viên TTXVN
    Người dân bị các các đối tượng “đầu nậu” lợi dụng hoàn cảnh khó khăn để thuê vào rừng cắt hạ cây gỗ nghiến. Ảnh: Nháóm phóng viên TTXVN
  • Trung tuần tháng 9/2023, nhóm phóng viên tiếp cận rừng phòng hộ bản Séo Lèng 2 đã chứng kiến nhiều tấm thớt nghiến
    Trung tuần tháng 9/2023, nhóm phóng viên tiếp cận rừng phòng hộ bản Séo Lèng 2 đã chứng kiến nhiều tấm thớt nghiến "lâm tặc" để lại trong rừng. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN
Nạn khai thác gỗ nghiến trái phép ở xã Phìn Hồ, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu diễn ra từ nhiều năm nay, tàn phá những cánh rừng phòng hộ hàng trăm năm tuổi, gây bức xúc trong dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Ở một số diện tích rừng có cây gỗ nghiến to, các đối tượng “đầu nậu” lợi dụng sự thiếu hiểu biết và cuộc sống khó khăn của người dân rồi thuê họ vào rừng cắt hạ cây gỗ nghiến thành thớt, sau đó thu gom tại một địa điểm để vận chuyển. Người dân bản Séo Lèng 2, xã Phìn Hồ cho biết, nạn phá rừng nghiến ở đây diễn ra trong nhiều năm, bà con đã phản ánh với chính quyền nhưng không dứt điểm được. Thời gian qua, lực lượng công an đã quyết liệt vào cuộc điều tra, xử lý và truy tố nhiều đối tượng trên địa bàn khai thác rừng trái phép, nhưng chỉ sau một thời gian, các đối tượng lại tiếp tục vào rừng để đốn hạ cây gỗ nghiến mang đi tiêu thụ. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN

Ảnh Ảnh chuyên đề

Tin mới

TTXVN