-
Trong ảnh: Cầu Mỹ Thuận bắc qua sông Tiền, nằm trên Quốc lộ 1A, nối 2 tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long, là cầu dây văng đầu tiên ở Việt Nam. Cầu được khởi công tháng 7/1997 và khánh thành 3 năm sau đó. Cầu dài hơn 1,5 km, rộng gần 24 m; độ tĩnh không 37,5m, tạo thuận lợi cho tàu bè có tải trọng đến 10.000 tấn đến TP Phnom Penh (Campuchia). Ảnh: An Hiếu - TTXVN
-
Trong ảnh: Cầu Rạch Miễu nằm trên Quốc lộ 60, bắc qua sông Tiền, nối liền TP Mỹ Tho (Tiền Giang) với tỉnh Bến Tre. Cầu khởi công năm 2002, hoàn thành sau 7 năm,là công trình tiêu biểu do Việt Nam tự đầu tư, thiết kế và thi công. Cầu Rạch Miễu cũng là chiếc cầu phá thế "ốc đảo" của vùng đất Bến Tre với các tỉnh miền Tây, rút ngắn thời gian đi lại với TP. Hồ Chí Minh, so với đi phà Rạch Miễu. Ảnh: An Hiếu - TTXVN
-
Trong ảnh: Cầu Năm Căn vượt sông Cửa Lớn, nối đôi bờ của 2 huyện Năm Căn - Ngọc Hiển (Cà Mau). Cầu dài hơn 800 m, rộng 12 m, cầu được khởi công năm 2012 và hoàn thành sau hơn 2 năm. Cầu Năm Căn không chỉ nối đường Hồ Chí Minh về đến mũi Cà Mau, mở ra hướng liên kết phát triển của cả vùng đất cực Nam của Tổ quốc mà còn phá thế "ốc đảo" của huyện Ngọc Hiển. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong ảnh: Cầu Mỹ Thuận bắc qua sông Tiền, nằm trên Quốc lộ 1A, nối 2 tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long, là cầu dây văng đầu tiên ở Việt Nam. Cầu được khởi công tháng 7/1997 và khánh thành 3 năm sau đó. Cầu dài hơn 1,5 km, rộng gần 24 m; độ tĩnh không 37,5m, tạo thuận lợi cho tàu bè có tải trọng đến 10.000 tấn đến TP Phnom Penh (Campuchia). Ảnh: Dương Thu - TTXVN
-
Trong ảnh: Cầu Mỹ Lợi dài hơn 2,6 km (phần cầu dài hơn 1,4 km), rộng 12 m, bắc qua sông Vàm Cỏ, nối liền Quốc lộ 50, huyện Cần Đước (Long An) và thị xã Gò Công (Tiền Giang). Cầu giúp khoảng cách từ thị xã Gò Công về huyện Bình Chánh (TP HCM) chỉ còn 25 km, thay vì 100 km đi vòng ra Quốc lộ 1 và đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương. Ảnh: TTXVN phát
-
Trong ảnh: Cầu Hàm Luông nằm trên tuyến Quốc lộ 60, nối liền TP Bến Tre (Cù Lao Bảo) với huyện Mỏ Cày Bắc (Cù Lao Minh). Cầu có tổng chiều dài 8,2 km, trong đó cầu chính hơn 1,2 km, mặt cầu rộng 16 m; nhịp thông thuyền đúc hẫng lớn nhất Việt Nam 150 m, chiều cao thông thuyền 20 m. Cầu được khởi công năm 2006 và hoàn thành năm 2010. Ảnh: Thế Anh-TTXVN
-
Trong ảnh: Cầu Cao Lãnh nối TP Cao Lãnh với huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, là cây cầu thứ 2 bắc qua sông Tiền sau cầu Mỹ Thuận. Cầu được khởi công vào tháng 10/2013, hoàn thành sau 4 năm; dài hơn 2 km, kể cả đường dẫn gồm 6 làn xe, tốc độ thiết kế 80 km/h. Ảnh: Huy Hùng – TTXVN
-
Trong ảnh: Cầu Cần Thơ là cầu dây văng đầu tiên xây dựng qua dòng sông Hậu, nối TP Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long, là cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á (550 m). Cầu được khởi công tháng 9/2004 và hoàn thành năm 2010; dài 15 km, riêng cầu chính dài 2,7 km, rộng 23 m, tĩnh không thông thuyền cao 39 m. Cầu Cần Thơ tạo động lực cho các tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp phát triển kinh tế, xã hội mạnh mẽ nhất. Ảnh: Mạnh Linh - TTXVN
-
Trong ảnh: Cầu Cần Thơ là cầu dây văng đầu tiên xây dựng qua dòng sông Hậu, nối TP Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long, là cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á (550 m). Cầu được khởi công tháng 9/2004 và hoàn thành năm 2010; dài 15 km, riêng cầu chính dài 2,7 km, rộng 23 m, tĩnh không thông thuyền cao 39 m. Cầu Cần Thơ tạo động lực cho các tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp phát triển kinh tế, xã hội mạnh mẽ nhất. Ảnh: Duy Khương – TTXVN
-
Trong ảnh: Cầu Rạch Miễu nằm trên Quốc lộ 60, bắc qua sông Tiền, nối liền TP Mỹ Tho (Tiền Giang) với tỉnh Bến Tre. Cầu khởi công năm 2002, hoàn thành sau 7 năm,là công trình tiêu biểu do Việt Nam tự đầu tư, thiết kế và thi công. Cầu Rạch Miễu cũng là chiếc cầu phá thế "ốc đảo" của vùng đất Bến Tre với các tỉnh miền Tây, rút ngắn thời gian đi lại với TP.Hồ Chí Minh, so với đi phà Rạch Miễu. Ảnh: An Hiếu - TTXVN
-
Trong ảnh: Cầu Cổ Chiên nối 2 tỉnh Bến Tre - Trà Vinh, là một trong 4 cầu lớn trên Quốc lộ 60 và là điểm kết nối quan trọng giữa quốc lộ này với các tuyến thuộc hành lang duyên hải phía Đông miền Tây. Chiếc cầu này đã thực sự phá thế ốc đảo cho tỉnh Bến Tre, giúp rút ngắn hành trình 70 km từ TP Hồ Chí Minh đến Trà Vinh, Sóc Trăng. Ảnh: An Hiếu – TTXVN
-
Trong ảnh: Cầu Năm Căn vượt sông Cửa Lớn, nối đôi bờ của 2 huyện Năm Căn - Ngọc Hiển (Cà Mau). Cầu dài hơn 800 m, rộng 12 m, cầu được khởi công năm 2012 và hoàn thành sau hơn 2 năm. Cầu Năm Căn không chỉ nối đường Hồ Chí Minh về đến mũi Cà Mau, mở ra hướng liên kết phát triển của cả vùng đất cực Nam của Tổ quốc mà còn phá thế "ốc đảo" của huyện Ngọc Hiển. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong ảnh: Cầu Vàm Cống khởi công tháng 9/2013, hoàn thành năm 2017, là cây cầu thứ hai sau cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu, nối huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp và quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ. Cầu dài 2,9 km tính cả đường dẫn, rộng 24,5 m với 6 làn xe. Ảnh: TTXVN phát