-
Nhạc cung đình Việt Nam - Nhã nhạc triều Nguyễn, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) chính thức công nhận là “Kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại” vào tháng 11/2003. Trong ảnh: Biểu diễn nhã nhạc cung đình Huế tại sân điện Thái Hòa. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN
-
Nhạc cung đình Việt Nam - Nhã nhạc triều Nguyễn, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) chính thức công nhận là “Kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại” vào tháng 11/2003. Trong ảnh: Hòa tấu tiểu nhạc. Ảnh: Nhật Anh-TTXVN
-
Biểu diễn nhã nhạc cung đình Huế trong Chương trình “Đêm Hoàng Cung”. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
-
Biểu diễn nhã nhạc cung đình Huế tại lễ bế mạc Festival Huế 2018. Ảnh: Hoàng Hùng – TTXVN
-
Múa “Lục cung hoa đăng” phục vụ du khách tham quan trong Duyệt Thị Đường. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
-
Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu Michiko nghe Nhã nhạc cung đình Huế tại Nhà hát Duyệt Thị Đường. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
-
Nhạc cung đình Việt Nam - Nhã nhạc triều Nguyễn, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) chính thức công nhận là “Kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại” vào tháng 11/2003. Trong ảnh: Múa "Lục cung hoa đăng". Ảnh: Nhật Anh-TTXVN
-
Trong hệ thống Nhã nhạc cung đình Huế còn có tiết mục hoà tấu các nhạc khí thuộc bộ dây kết hợp với bộ gõ. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
-
Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam. Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
-
Lăng Tự Đức đã góp phần không nhỏ trong việc đưa Huế trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu cả nước. Ảnh: Hồ Cầu – TTXVN
-
Vạc đồng nhà Nguyễn đặt tại lăng Đồng Khánh. Những chiếc vạc đồng được lưu giữ là các tác phẩm nghệ thuật quí hiếm, thể hiện thành tựu và giá trị mỹ thuật đồ đồng độc đáo dưới thời chúa Nguyễn. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
-
Lăng Khải Định là đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành sứ và thủy tinh, đây thực sự là một công trình có giá trị nghệ thuật và kiến trúc trong tất cả các lăng tẩm ở Huế. Ảnh: Hồ Cầu – TTXVN
-
Minh Lâu (Lăng Minh Mạng) nhìn từ hướng Hoàng Trạch Môn. Ảnh: Hồ Cầu- TTXVN
-
Đại Nội Huế lung linh trong đêm nhờ hiệu ứng ánh sáng nghệ thuật. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
-
Sân sau của Minh Lâu nối với Bửu Thành và Huyền Cung (nơi đặt thi hài của vua Minh Mạng). Ảnh: Hồ Cầu- TTXVN
-
Lăng Minh Mạng (Hiếu lăng) - Đây là một tổng thể kiến trúc quy mô khoảng 40 công trình lớn nhỏ. Trong ảnh: Sân triều lễ có ba cấp tượng trưng cho thiên, địa, nhân (tam tài) kéo dài từ hướng Bi đình đến hướng cổng chính (Hiển Đức Môn). Ảnh: Hồ Cầu- TTXVN
-
Hoàng thành Huế nằm bên trong Kinh Thành có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Hoàng Thành và Tử Cấm Thành thường được gọi chung là Đại Nội. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
-
Đại Nội Huế lung linh trong đêm nhờ hiệu ứng ánh sáng nghệ thuật. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
-
Lăng Gia Long là một bức tranh tuyệt vời giữa thiên nhiên và kiến trúc đã tạo nên nét hùng vĩ hoành tráng của cảnh quan Quần thể di tích Cố đô Huế.Trong ảnh: Các vị quan bằng đá trước sân tế đình lăng vua Gia Long. Ảnh: Hồ Cầu - TTXVN
-
Quần thể di tích Cố đô Huế di sản văn hóa chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Trong ảnh: Điện Thái Hòa - nơi cử hành các cuộc lễ Đại Triều một tháng 2 lần (vào ngày 1 và 15 Âm lịch). Ảnh: Minh Đức – TTXVN
-
Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là chín cái đỉnh bằng đồng, đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế. Trên mỗi đỉnh, người ta đều chạm khắc 17 bức họa tiết và 1 bức họa thư, gồm các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí...tập hợp thành bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
-
Kỳ Đài (còn gọi là Cột cờ Cố đô Huế) là di tích kiến trúc thời nhà Nguyễn nằm chính giữa mặt nam của kinh thành Huế. Kỳ Đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807) cùng thời gian xây dựng kinh thành. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
-
Lăng Tự Đức thơ mộng trữ tình được tạo nên chủ yếu bằng sự tinh tế của con người, phong cảnh nơi đây gợi cho du khách hình ảnh của một tao nhân mang nặng nỗi niềm trắc ẩn bởi tâm huyết của một nhà vua không thực hiện được qua tính cách yếu ớt của một nhà thơ. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
-
Lăng Minh Mạng uy nghi bình chỉnh đăng đối giữa rừng núi hồ ao được tôn tạo khéo léo, hẳn có thể thấy được hùng tâm đại chí của một chính trị gia có tài và tính cách trang nghiêm của một nhà thơ quy củ. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
-
Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng) - Đây là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc cung đình thời Nguyễn. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
-
Kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi sự pha trộn kiến trúc Đông Tây Kim Cổ lạ thường, với các tác phẩm nghệ thuật ghép tranh sành sứ độc đáo. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
-
Quần thể di tích Cố đô Huế di sản văn hóa chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Trong ảnh: Án thờ Vua Khải Định với nghệ thuật ghép sành sứ vô cùng đẹp và độc đáo. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
-
Lăng Minh Mạng uy nghi bình chỉnh đăng đối giữa rừng núi hồ ao được tôn tạo khéo léo, hẳn có thể thấy được hùng tâm đại chí của một chính trị gia có tài và tính cách trang nghiêm của một nhà thơ quy củ. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
-
Quần thể di tích Cố đô Huế di sản văn hóa chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Trong ảnh: Miếu môn, cổng vào các khu vực miếu thờ trong Đại nội nằm bên trái Ngọ môn. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
-
Lăng Khải Ðịnh là một công trình có giá trị nghệ thuật và kiến trúc độc đáo, làm phong phú và đa dạng thêm quần thể lăng tẩm ở Huế. Trong ảnh: Tượng đá, sân chầu trong lăng Khải Định. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
-
Đại Nội, trung tâm hành chính, chính trị của triều đình nhà Nguyễn, là nơi sinh hoạt của nhà vua và hoàng gia, với hơn 100 công trình lớn nhỏ, được sắp đặt hài hòa giữa thiên nhiên. Trong ảnh: Trường lang trong Đại Nội Huế (2015). Ảnh: Hồ Cầu - TTXVN
-
Đại Nội, trung tâm hành chính, chính trị của triều đình nhà Nguyễn, là nơi sinh hoạt của nhà vua và hoàng gia, với hơn 100 công trình lớn nhỏ, được sắp đặt hài hòa giữa thiên nhiên. Trong ảnh: Vườn cảnh trước Điện Kiến Trung trong Đại Nội Huế (2015). Ảnh: Hồ Cầu - TTXVN
-
Lăng Khải Ðịnh là một công trình có giá trị nghệ thuật và kiến trúc độc đáo, làm phong phú và đa dạng thêm quần thể lăng tẩm ở Huế. Trong ảnh: Bửu tán, Tượng nhà Vua ở trên và mộ phần ở dưới trong cung Thiên Định. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
-
Điện Thái Hoà là cung điện nằm trong khu vực Đại Nội của kinh thành Huế. Điện cùng với sân chầu là địa điểm được dùng cho các buổi triều nghi quan trọng của triều đình. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
-
Kiến trúc lăng Khải Định pha trộn kiến trúc Đông Tây Kim Cổ lạ thường, với các tác phẩm nghệ thuật ghép tranh sành sứ độc đáo. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
-
Đại Nội, trung tâm hành chính, chính trị của triều đình nhà Nguyễn, là nơi sinh hoạt của nhà vua và hoàng gia, với hơn 100 công trình lớn nhỏ, được sắp đặt hài hòa giữa thiên nhiên. Trong ảnh: Điện Thái Hòa trong Đại Nội Huế (2015). Ảnh: Hồ Cầu - TTXVN
-
Đại Nội, trung tâm hành chính, chính trị của triều đình nhà Nguyễn, là nơi sinh hoạt của nhà vua và hoàng gia, với hơn 100 công trình lớn nhỏ, được sắp đặt hài hòa giữa thiên nhiên. Trong ảnh: Ngọ Môn trong Đại Nội Huế (2015). Ảnh: Hồ Cầu - TTXVN
-
Thơ văn trên kiến trúc tại Đại Nội với chất liệu pháp lam (men), những bài thơ được trang trí ở các ô học trên mái của điện Thái Hòa theo lối nhất thi nhất họa. Ảnh: Minh Đức - TTXVN