-
Nhà sàn, nơi Hồ Chủ tịch ở và làm việc trong Phủ chủ tịch ở Hà Nội. Ảnh: TTXVN
-
Hang Cốc Bó, nơi ở và làm việc đầu tiên của đồng chí Nguyễn Ái Quốc khi về nước ngày 8/2/1941. Ảnh: TTXVN
-
Toàn cảnh khu căn cứ cách mạng ở Pác Pó (Cao Bằng), nơi Hồ Chủ tịch ở và làm việc để lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Ảnh: TTXVN
-
Lán Nà Lừa ở xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở trong những ngày đầu tháng 8/1945, chỉ đạo Đại hội quốc dân và cuộc tổng khởi nghĩa 8/1945. Ảnh: TTXVN
-
Trường Dục Thanh ở thị xã Phan Thiết, nơi thầy giáo Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã từng dạy học năm 1910. Ảnh: TTXVN
-
Khách sạn Carlton ở trung tâm thủ đô London (Anh) nơi Hồ Chủ tịch từng làm phụ bếp năm 1914. Ảnh: TTXVN
-
Chiếc tàu Latouche Treville đã đưa người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước từ bến Nhà Rồng, ngày 5/6/1911. Ảnh: TTXVN
-
Bến Nhà Rồng, nơi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước năm 1911. Ảnh: TTXVN
-
Bến Nhà Rồng, nơi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước năm 1911. Ảnh: TTXVN
-
Nhà số 9 ngõ Côngpoanh, quận 17, Paris (Pháp), nơi Nguyễn Ái Quốc đã ở từ 1921 đến 1923. Ảnh: TTXVN
-
Ngôi nhà sàn nơi Hồ Chủ tịch đã ở và làm việc trong thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc. Ảnh: TTXVN
-
Bản viết tay lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946). Ảnh: TTXVN
-
Bản lý lịch đại biểu Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII của Nguyễn Ái Quốc, lấy tên là Lin và ghi biết các thứ tiếng Pháp, Anh, Ý, Trung Quốc, Đức và Nga (1935). Ảnh: TTXVN
-
Bản yêu sách 8 điểm do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo gửi tới Hội nghị Versailles (Pháp) đòi các quyền tự do, độc lập cho các dân tộc thuộc địa (6/1919). Ảnh: TTXVN
-
Những bức vẽ đăng trên báo Việt Nam độc lập số ra ngày 29/5/1945 của Hồ Chủ tịch tuyên truyền cổ động cho phong trào cách mạng Việt Nam. Ảnh: TTXVN
-
Danh thiếp mang tên Nguyễn Ái Quốc, làm nghề sửa ảnh trong những năm Người hoạt động ở Pháp (1920 - 1923). Ảnh: TTXVN
-
Cuốn sách "Đường Kách mệnh", tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong các lớp đào tạo cán bộ cho phong trào cách mạng Việt Nam ở Quảng Châu, được tập hợp và xuất bản năm 1927. Ảnh: TTXVN
-
Báo Le Paria (Người cùng khổ) do Nguyễn Ái Quốc sáng lập trong những năm Người hoạt động ở Pháp. Ảnh: TTXVN
-
Vào cuối những năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đang ở Thái Lan hoạt động và ra đời báo "Thân ái" nhằm đoàn kết và giác ngộ cách mạng cho Việt kiều ở Thái Lan. Ảnh: TTXVN
-
Bìa cuốn "Nhật ký trong tù" của Hồ Chủ tịch viết bằng chữ Hán trong thời gian Người bị giặc Tưởng bắt và giam cầm (8/1942 - 9/1943). Ảnh: TTXVN