-
Quang cảnh buổi lễ tiếp quản Hải Phòng tại khu vực Nhà hát lớn thành phố. Ảnh: TTXVN
-
Trung tâm hành chính mới thành phố Hải Phòng. Ảnh: TTXVN phát
-
Một góc thành phố Hải Phòng ngày nay. Ảnh: TTXVN phát
-
Một góc thành phố Hải Phòng. Ảnh: TTXVN phát
-
Hải Phòng là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước việc xây dựng nhà ở xã hội (NOXH) nhà cho người có thu nhập thấp. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
-
Hải Phòng là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước việc xây dựng nhà ở xã hội (NOXH) nhà cho người có thu nhập thấp. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN
-
Dây chuyền sản xuất sản phẩm sinh học tự phân hủy hoàn toàn tại nhà máy số 6 Công ty An Phát Bioplastic (thành viên của An Phat Holdings), Nam Sách, Hải Dương. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
-
Công ty TNHH Công nghiệp chính xác EVA; vốn đầu tư của Hồng Kông (Trung Quốc) tại khu công nghiệp; đô thị VSIP Hải Phòng; chuyên sản xuất linh kiện điện tử cho máy văn phòng. Ảnh: Danh Lam – TTXVN
-
Dây chuyền sản xuất; lắp ráp linh kiện cho bếp gas của Công ty TNHH Paloma Việt Nam tại khu công nghiệp; đô thị VSIP Hải Phòng. Ảnh: Danh Lam – TTXVN
-
Hộ nông dân Nguyễn Văn Khoẻ, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng có diện tích hơn 2ha nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng khoa học công nghệ đạt tiêu chuẩn VietGap, mỗi năm gia đình ông cho thu hoạch khoảng 120 tấn tôm thành phẩm. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
-
Sân bay quốc tế Cát Bi. Ảnh: TTXVN
-
Cầu vượt biển Đình Vũ – Cát Hải là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam với bề rộng 29,5m với 4 làn xe (2 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ). Ảnh: An Đăng – TTXVN
-
Công ty TNHH MTV Đóng tàu Nam Triệu thực hiện song song việc đóng mới và sửa chữa, bảo dưỡng cho tàu trong và ngoài nước. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
-
Cảng Quốc tế Lạch Huyện tại hải Phòng là cảng biển nước sâu đầu tiên của khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc. Ảnh: Đức Nghĩa - TTXVN phát
-
Chuyến tàu thương mại đầu tiên chính thức cập bến tại cầu cảng số 3, 4 thuộc Công ty CP Cảng Hải Phòng. Ảnh: TTXVN phát
-
Bến cảng số 5, số 6 Khu bến cảng Lạch Huyện (Hải Phòng). Ảnh: Hoàng Ngọc - TTXVN
-
Đường dẫn lên cầu Rào với hình hoa phượng 5 cánh - biểu tượng của thành phố Hải Phòng. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
-
Các cổ động viên Hải Phòng đang cổ vũ cho đội bóng đất Cảng tại sân vận động Lạch Tray. Ảnh: TTXVN
-
Bạch Long Vỹ nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Đức Nghĩa- TTXVN phát
-
Quần đảo Cát Bà bao gồm 367 đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Cát Bà có diện tích lớn nhất (khoảng 100km2) và là một thị trấn thuộc huyện Cát Hải. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
-
Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là khu Dự trữ sinh quyển thế giới (năm 2004); được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt (năm 2013). Ảnh: TTXVN
-
Khu du lịch Đồ Sơn luôn đón lượng lớn khách du lịch vào các dịp hè. Ảnh: Hoàng Ngọc - TTXVN
-
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn hàng năm luôn thu hút lượng lớn khách du lịch từ khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Ảnh: An Đăng - TTXVN
-
Giáo viên và học sinh Trường THPT Trần Phú (Hải Phòng) thực hành môn Hoá học tại phòng thí nghiệm. Ảnh: Lâm Khánh – TTXVN
-
Phẫu thuật giác mạc tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp. Ảnh: An Đăng - TTXVN
-
Phẫu thuật nối bàn tay tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp. Ảnh: TTXVN phát
-
Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân ở xã Đoàn Xá (huyện Kiến Thụy) - 1 trong 4 xã đã cơ bản hoàn thành bộ tiêu chí xây dựng Nông thôn mới. Ảnh: Đình Huệ - TTXVN
-
Trại chăn nuôi gà của gia đình bà Vũ Văn Đông ở xã Hồng Phong, huyện An Dương, liên kết chăn nuôi cung cấp trứng gà giống cho Công ty CP giống gia cầm Lương Huệ. Xã Hồng Phong phấn đấu đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2023. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
-
Nhân dân huyện Tiên Lãng thu hoạch lá cây thuốc lào. Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN
-
Dây chuyền dệt của Công ty TNHH Jasan Việt Nam; vốn đầu tư của Hong Kong (Trung Quốc) tại Khu đô thị; công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng. Ảnh: Danh Lam - TTXVN
-
Dây chuyền dệt của Công ty TNHH Jasan Việt Nam; vốn đầu tư của Hong Kong (Trung Quốc) tại Khu đô thị; công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng. Ảnh: Danh Lam - TTXVN
-
Dây chuyền sản xuất các linh kiện, thiết bị điện tử tại Công ty TNHH Bluecom Vina (100% vốn đầu tư của Hàn Quốc), tại Khu công nghiệp Tràng Duệ (Hải Phòng). Ảnh: Danh Lam - TTXVN
-
Cầu Hoàng Văn Thụ, thành phố Hải Phòng. Ảnh: TTXVN phát
-
Cầu Hoàng Văn Thụ, thành phố Hải Phòng. Ảnh: TTXVN phát
-
Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng là đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, có chiều dài toàn tuyến hơn 105 km. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
-
Sinh viên Khoa răng, hàm, mặt thực hành tại Bệnh viện của trường Đại học Y Dược Hải Phòng. Ảnh: Quý Trung – TTXVN
-
Nhà máy sản xuất ô tô VinFast tại Hải Phòng. Ảnh: An Đăng - TTXVN
-
Tổ hợp sản xuất ô tô và xe máy điện VinFast được khởi công vào ngày 2/9/2017 (trong đó, nhà máy sản xuất ô tô VinFast có công suất thiết kế giai đoạn 1 là 250.000 xe/năm, giai đoạn 2 là 500.000 xe/năm, tốc độ sản xuất 38 xe/giờ). Ảnh: An Đăng - TTXVN
-
Cầu Bạch Đằng trên tuyến cao tốc Hải Phòng - Quảng Ninh. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN
-
Công ty Cổ phần Rent A Port (Vương quốc Bỉ) đã đầu tư hàng trăm triệu USD để xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng), từ khu đầm ven biển trở thành khu công nghiệp hoàn thiện đồng bộ. Ảnh: Danh Lam - TTXVN
-
Cầu Hoàng Văn Thụ được trang hoàng ánh sáng là điểm nhấn của thành phố Hải Phòng về đêm. Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN
-
Cẩu Bến Rừng với thiết kế đặc biệt 3 trụ chính hình chữ V. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
-
Tàu chuyên tuyến container xếp dỡ hàng Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ. Ảnh: Minh Huệ - TTXVN
-
Dây chuyền sản xuất xe hiện đại tại nhà máy của VinFast. Ảnh: TTXVN phát
-
Công nhân Nhà máy xi măng Hải Phòng đang sửa chữa lò nung số 3 (4/1973). Ảnh: Bảo Hanh - TTXVN
-
Đóng tàu hàng tại Xí nghiệp đóng tàu Bạch Đằng (5/1970). Ảnh: Văn Sắc - TTXVN
-
Xã viên HTX Cổ Am (Vĩnh Bảo) phơi lúa tại sân phơi của HTX (11/1970). Ảnh: Bảo Hanh - TTXVN
-
Bốc xếp hàng tại Cảng Hải Phòng những năm đầu 1970. Ảnh: Bảo Hanh - TTXVN
-
Nhân dân Hải Phòng tổ chức múa lân sư rồng mừng ngày Hải phòng giải phóng. Ảnh: TTXVN
-
Chủ tịch Ủy ban Quân chính Đỗ Mười đọc bức thư của Hồ Chủ tịch gửi nhân dân Hải Phòng. Ảnh: TTXVN
-
Ngày 13/5/1955, Quân đội Việt Nam tiến vào tiếp quản thành phố Hải Phòng trong sự chào đón của nhân dân. Ảnh: TTXVN
-
Quân đội ta tiến vào tiếp quản thành phố Hải Phòng. Ảnh: TTXVN
-
Nhân dân đứng hai bên đường chào đón các đoàn quân đi qua. Ảnh: TTXVN
-
Quang cảnh buổi lễ tiếp quản Hải Phòng. Ảnh: TTXVN
-
Ngày 13/5/1955, Quân đội Việt Nam tiến vào tiếp quản thành phố Hải Phòng trong sự chào đón của nhân dân. Ảnh: TTXVN
-
Các tầng lớp nhân dân đứng hai bên đường chào đón các đoàn quân đi qua. Ảnh: TTXVN
-
Ngày 13/5/1955, Quân đội Việt Nam tiến vào tiếp quản thành phố Hải Phòng trong sự chào đón của nhân dân. Ảnh: TTXVN
-
Các tầng lớp nhân dân đứng hai bên đường chào đón các đoàn quân đi qua. Ảnh: TTXVN
-
Các cháu thiếu nhi Hải Phòng đón chào đoàn quân vào tiếp quản thành phố. Ảnh: TTXVN
-
Công nhân nhà máy đèn khu Trung ương treo cờ, treo khẩu hiệu chào mừng bộ đội về tiếp quản. Ảnh: TTXVN
-
Quân đội Việt Nam gác giữ tại cầu Hà Lý (10h ngày 12/5/1955). Ảnh: TTXVN
-
4h sáng 13/5/1955, đồng bào Hải Phòng thắp đèn, đốt đuốc ra đón bộ đội vào tiếp quản. Ảnh: TTXVN
-
Quân đội Pháp rút lui khỏi khu Nhà Hát lớn Hải Phòng. Ảnh: TTXVN
-
Quân đội ta tiếp nhận nhà ga Hải Phòng. Ảnh: TTXVN
-
Nhân dân thành phố Hải Phòng tập trung vui mừng đón bộ đội vào tiếp quản thành phố. Ảnh: TTXVN
-
Tàu DJIRING chở quân Pháp rời bến Sáu Kho (Hải Phòng). Ảnh: TTXVN
-
Quân đội Pháp rút khỏi Hải Phòng. Ảnh: TTXVN
-
Ủy ban Quốc tế đến giám sát quân đội Pháp trao trả và rút khỏi Hải Phòng. Ảnh: TTXVN
-
Quân đội ta tiếp quản sân bay Cát Bi. Ảnh: TTXVN
-
Nhân dân đứng hai bên đường chào đón bộ đội ta vào tiếp quản thành phố. Ảnh: TTXVN
-
Nhân dân Hải Phòng vui mừng đón quân đội Việt Nam vào tiếp quản thành phố. Ảnh: TTXVN
-
Nhân dân Hải Phòng vui mừng đón quân đội Việt Nam vào tiếp quản thành phố. Ảnh: TTXVN
-
Nhân dân Hải Phòng vui mừng đón quân đội Việt Nam vào tiếp quản thành phố. Ảnh: TTXVN
-
Các chiến sỹ bộ đội vào tiếp quản Hải Phòng trong ngày 13/5/1955. Ảnh: TTXVN
-
Công nhân nhà ga Thượng Lý treo quốc kỳ đón các đơn vị bộ đội vào tiếp quản khu vực Thượng Lý. Ảnh: TTXVN