Độc đáo ngôi chùa Khmer được làm từ chén kiểu

  • Sân chùa Sà Lôn được lát gạch bông và một ngôi sala trong chùa. Ảnh: Minh Hưng – TTXVN
    Sân chùa Sà Lôn được lát gạch bông và một ngôi sala trong chùa. Ảnh: Minh Hưng – TTXVN
  • Bên ngoài chùa Sà Lôn. Ảnh: Minh Hưng – TTXVN
    Bên ngoài chùa Sà Lôn. Ảnh: Minh Hưng – TTXVN
  • Hành lang chánh điện chùa Sà Lôn với tường, cột đều được đắp bằng chén kiểu. Ảnh: Minh Hưng – TTXVN
    Hành lang chánh điện chùa Sà Lôn với tường, cột đều được đắp bằng chén kiểu. Ảnh: Minh Hưng – TTXVN
  • Bên trong chánh điện chùa Sà Lôn thờ duy nhất Phật Thích Ca. Ảnh: Minh Hưng – TTXVN
    Bên trong chánh điện chùa Sà Lôn thờ duy nhất Phật Thích Ca. Ảnh: Minh Hưng – TTXVN
  • Các mảnh chén, dĩa sứ kiểu được ốp trang trí trên tường, cột của chánh điện chùa Sà Lôn. Ảnh: Minh Hưng – TTXVN
    Các mảnh chén, dĩa sứ kiểu được ốp trang trí trên tường, cột của chánh điện chùa Sà Lôn. Ảnh: Minh Hưng – TTXVN
  • Các hoa văn được đắp nổi bằng chén kiểu trên tường ngôi sala trong chùa Sà Lôn. Ảnh: Minh Hưng – TTXVN
    Các hoa văn được đắp nổi bằng chén kiểu trên tường ngôi sala trong chùa Sà Lôn. Ảnh: Minh Hưng – TTXVN
  • Tượng Phật Thích Ca lớn nhất trong khu vườn Phật Thích Ca sau chùa Sà Lôn. Ảnh: Minh Hưng – TTXVN
    Tượng Phật Thích Ca lớn nhất trong khu vườn Phật Thích Ca sau chùa Sà Lôn. Ảnh: Minh Hưng – TTXVN
  • Tượng chim thần Krud nâng đỡ mái chùa Sà Lôn. Ảnh: Minh Hưng – TTXVN
    Tượng chim thần Krud nâng đỡ mái chùa Sà Lôn. Ảnh: Minh Hưng – TTXVN
  • Giường ngủ mùa đông của Công tử Bạc Liêu được chùa Sà Lôn mua lại từ năm 1958 được trưng bày tại chùa. Ảnh: Minh Hưng – TTXVN
    Giường ngủ mùa đông của Công tử Bạc Liêu được chùa Sà Lôn mua lại từ năm 1958 được trưng bày tại chùa. Ảnh: Minh Hưng – TTXVN
Tọa lạc bên Quốc lộ 1, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 10km về hướng Tây Nam, chùa Sà Lôn tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên là ngôi chùa Khmer nổi tiếng của vùng Nam sông Hậu. Nét độc đáo của ngôi chùa này là sử dụng chén, đĩa sứ ốp lên tường để trang trí nên còn có tên gọi là chùa Chén Kiểu. Đây không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh của người dân địa phương, mà còn là nơi thu hút trên 200.000 lượt du khách mỗi năm. Xã Đại Tâm đã chọn chùa này cùng lĩnh vực văn hóa, du lịch làm điểm đột phá để phát triển địa phương thành xã nông thôn mới kiểu mẫu. Ảnh: Minh Hưng – TTXVN

Ảnh Ảnh chuyên đề

Tin mới

TTXVN