-
Trong ảnh: Đại hội Đảng lần thứ VI mở đầu công cuộc đổi mới, khơi dậy và phát huy sức mạnh, tiềm năng để đưa đất nước tiến lên. Ảnh: TTXVN
-
Sau 16 năm vắng bóng tại Đại hội thể thao khu vực Đông Nam Á (SEA Games), kể từ sau năm 1973, đoàn thể thao Việt Nam đã tái xuất tại SEA Games 15 - năm 1989 ở Kuala Lumpur (Malaysia) và đã đoạt đến 19 huy chương (3 HCV, 11 HCB, 5 HCĐ), xếp thứ 7/9 đoàn tham dự. Tiêu biểu là môn bắn súng khi các xạ thủ đoạt 14/19 huy chương, trong đó có 3 chiếc HCV. Trong ảnh: Xuất sắc nhất ở SEA Games 15 là nữ xạ thủ Ngô Ngân Hà - tuyển thủ duy nhất đoạt HCV cá nhân ở nội dung súng trường tiêu chuẩn, ngoài ra còn góp công lớn trong chiếc HCV đồng đội nữ cũng ở nội dung súng trường tiêu chuẩn. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Trong ảnh: Ngày 26/9/1989, những chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam cuối cùng rời Campuchia về nước trong sự tiễn đưa lưu luyến của hàng vạn người dân thủ đô Phnom Penh, hoàn thành 10 năm thực hiện nghĩa vụ quốc tế tại đất nước Chùa Tháp (1979 - 1989). Ảnh: Nguyễn Dĩnh - TTXVN
-
Trong ảnh: Từ năm 1985, nhà máy liên hợp Xi măng Hà Tiên được tiếp tục mở rộng theo công nghệ hiện đại của Pháp, đến năm 1991, dây chuyền sản xuất Clinker phương pháp khô của nhà máy được hình thành. Ảnh: Cao Phong – TTXVN
-
Trong ảnh: Sáng 23/9/1991, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công tới dự và phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp bất thường của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tuyên (khóa IV). Ảnh: Minh Điền - TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười hội đàm với Thủ tướng Liên Xô Valentin Pavlov, ngày 7/5/1991 tại điện Kremlin ở thủ đô Moskva. Ảnh: Minh Đạo - TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười thăm nhà máy xi măng Hải Phòng, ngày 25/3/1991. Ảnh: Minh Đạo - TTXVN
-
Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thăm nhà máy sữa Dielac ở TP Hồ Chí Minh, ngày 2/11/1990. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Kéo lưới điện quốc gia về huyện Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh), năm 1990. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đến thăm nông dân HTX Tùng Phong, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Nghệ Tĩnh (từ 23 đến 27/5/1990). Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Từ 12 - 15/9/1990, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thăm nhà máy phân đạm Hà Bắc. Ảnh: Xuân Lâm - TTXVN
-
Trong ảnh: Ngày 27/1/1990, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công ký Pháp lệnh về chất lượng hàng hóa. Ảnh: Minh Điền - TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công đi thăm cánh đồng lúa của xã Nguyên Xá (Đông Hưng, Thái Bình). Ông là một trong những lãnh đạo cấp cao của Đảng đóng vai quan trọng trong việc nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để Trung ương ban hành “Chỉ thị 100”, đổi mới toàn diện nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới. Ảnh: TTXVN
-
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 29/12/1987 là một “quyết định lịch sử”, chính thức khai thông dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, tạo đà cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam trong các giai đoạn khó khăn, đặt nền móng cho những thay đổi chính sách sau này, tạo nên các thành quả to lớn cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Trong ảnh: Xưởng dệt PP, PE của Công ty Caps Texvina (Khu công nghiệp Thụy Vân, Phú Thọ), 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc. Ảnh: Đức Tám - TTXVN
-
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 29/12/1987 là một “quyết định lịch sử”, chính thức khai thông dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, tạo đà cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam trong các giai đoạn khó khăn, đặt nền móng cho những thay đổi chính sách sau này, tạo nên các thành quả to lớn cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Trong ảnh: Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, Tập đoàn C.P. (Charoen Pokphand Group) của Thái Lan, đầu tư vào Việt Nam từ năm 1988 với nhà máy đặt tại Khu Công nghiệp Biên Hòa II (Biên Hòa, Đồng Nai). Ảnh: TTXVN
-
Nghị quyết số 10 của Đảng (4/1988) về Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (gọi tắt là Khoán 10) lập tức giải phóng sức sản xuất. Ngay năm đó, cả nước không phải nhập khẩu lương thực, và từ năm 1989, gạo Việt Nam bắt đầu xuất khẩu, góp mặt vào thị trường toàn cầu. Ngành nông nghiệp đã giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đưa Việt Nam từ nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Trong ảnh: Bốc xếp gạo xuất khẩu tại cảng Sài Gòn. Ảnh: TTXVN
-
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 29/12/1987 là một “quyết định lịch sử”, chính thức khai thông dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, tạo đà cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam trong các giai đoạn khó khăn, đặt nền móng cho những thay đổi chính sách sau này, tạo nên các thành quả to lớn cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Trong ảnh: Công ty TNHH Sơn TOA Việt Nam (Tập đoàn sơn TOA của Thái Lan) hiện diện tại thị trường Việt Nam khá sớm sau khi Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực, kinh doanh và sản xuất trong các lĩnh vực: Sản xuấtsơn và chất liệu phủ, hoá chất, hoá dầu, công nghệ sơn xe hơi…. Ảnh: TTXVN
-
Nghị quyết số 10 của Đảng (4/1988) về Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (gọi tắt là Khoán 10) lập tức giải phóng sức sản xuất. Ngay năm đó, cả nước không phải nhập khẩu lương thực, và từ năm 1989, gạo Việt Nam bắt đầu xuất khẩu, góp mặt vào thị trường toàn cầu. Ngành nông nghiệp đã giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đưa Việt Nam từ nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công thăm công trường xây dựng cầu qua sông Hương tại cảng Thuận An, trong chuyến thăm, làm việc tại tỉnh Bình Trị Thiên từ ngày 16 - 20/5/1989. Ảnh: Minh Điền - TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công thăm hỏi xã viên Hợp tác xã Đồng Lý (huyện Lý Nhân) trong chuyến thăm, chúc Tết Kỷ Tỵ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tỉnh Hà Nam Ninh từ ngày 1 - 4/2/1989. Ảnh: Minh Điền - TTXVN
-
Ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10/NQ–TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Chỉ một năm sau, từ một nước phải nhập lương thực, Việt Nam không chỉ đảm bảo lương thực trong nước mà còn xuất khẩu được hơn 1 triệu tấn gạo. Trong ảnh: Xuất khẩu gạo tại cảng Sài Gòn. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Sản xuất quần áo xuất khẩu tại một nhà máy dệt may ở TP Hồ Chí Minh, năm 1988. May mặc được xác định là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam từ thời kỳ Đổi mới. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong 5 năm đầu tiên thực hiện đường lối đổi mới, công tác kế hoạch hoá đã có những bước tiến lớn, có tác dụng tích cực đến quá trình sản xuất của các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Công tác kế hoạch hoá đã chuyển từ kế hoạch pháp lệnh sang kế hoạch định hướng là chủ yếu. Do đó, đã tạo được tính độc lập, tự chủ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trong ảnh: Chế biến hải sản xuất khẩu tại một nhà máy thực phẩm đông lạnh ở TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Sau 5 năm thực hiện cơ chế mới, hàng hoá trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi. Trong ảnh: Sản xuất giấy xuất khẩu tại Xí nghiệp liên hợp giấy Vĩnh Phú. Ảnh: Hà Mùi – TTXVN
-
Từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1989 còn phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo, Việt Nam đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân và cải thiện cán cân xuất nhập khẩu. Trong ảnh: Niềm vui được mùa của người nông dân Việt Nam sau khi đất nước bước vào thời kỳ Đổi mới. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công gặp lại gia đình Anh hùng Núp trong chuyến thăm, làm việc tại tỉnh Gia Lai-Kon Tum từ ngày 1 - 5/6/1988. Ảnh: Minh Điền - TTXVN
-
Từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1989 còn phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo, Việt Nam đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân và cải thiện cán cân xuất nhập khẩu. Ảnh: TTXVN
-
Từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1989 còn phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo, Việt Nam đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân và cải thiện cán cân xuất nhập khẩu. Trong ảnh: Nông dân Vĩnh Phúc sử dụng máy tuốt lúa để nâng cao năng suất thu hoạch. Ảnh: Đình Na - TTXVN
-
Từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1989 còn phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo, Việt Nam đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân và cải thiện cán cân xuất nhập khẩu. Ảnh: TTXVN
-
Từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1989 còn phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo, Việt Nam đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân và cải thiện cán cân xuất nhập khẩu. Trong ảnh: Gia đình xã viên dùng máy tuốt lúa đạp chân để tăng năng suất lao động. Ảnh: Đình Na - TTXVN
-
Trong ảnh: Từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1989 còn phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo, Việt Nam đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân và cải thiện cán cân xuất nhập khẩu. Ảnh: Đình Na - TTXVN
-
Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh chứng kiến cảnh lao động sôi nổi trên công trường thủy điện Hòa Bình tại cao trình 123 bên bờ phải, ngày 3/5/1987. Ảnh: Xuân Lâm - TTXVN
-
Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa 8 và HĐND các cấp tại đơn vị bầu cử số 6, phường Quán Thánh, quận Ba Đình (Hà Nội), sáng 19/04/1987. Ảnh: Xuân Lâm - TTXVN
-
Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thăm phân xưởng sản xuất của nhà máy Z125 thuộc Tổng cục Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng), ngày 23/03/1987. Ảnh: Xuân Lâm - TTXVN
-
Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thăm Cảng Hải Phòng nhân dịp Tết Đinh Mão (1987). Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Tổ máy số 4 nhà máy nhiệt điện Phả Lại chính thức phát điện từ cuối năm 1986. Ảnh: Cao Phong – TTXVN
-
Trong ảnh: Phát biểu tại Đại hội VI sau khi được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Linh nhấn mạnh Đại hội lần này đã đánh dấu bước chuyển quan trọng trong quá trình kế thừa và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng. Ông cũng thể hiện quyết tâm: "Không một trở lực nào có thể ngăn cản bước tiến của chúng ta về phía trước". Ảnh: TTXVN