-
39. Từ 1/6/2019, Mỹ đã bắt đầu áp mức thuế 25% đối với một loạt hàng hóa Trung Quốc nhập cảng nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trung Quốc cũng nâng mức thuế tương tự lên 5.140 sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ trị giá 60 tỷ USD nhằm trả đũa Mỹ, đồng thời cũng đang lên kế hoạch hạn chế cung cấp đất hiếm cho Washington, vốn được dùng sản xuất sản phẩm công nghệ cao và 80% đất hiếm nhập khẩu của Mỹ đến từ Trung Quốc. Rất có thể Trung Quốc sử dụng vị thế số một trong việc cung cấp đất hiếm để tạo lợi thế và “đánh trả” Mỹ trong cuộc chiến thương mại mà đến nay vẫn chưa hạ nhiệt cũng như biểu hiện nối lại đàm phán giữa hai bên. Trong ảnh: Trung Quốc sản xuất 80% lượng đất hiếm của thế giới. Ảnh: Reuters/TTXVN phát
-
38. Từ 1/6/2019, Mỹ đã bắt đầu áp mức thuế 25% đối với một loạt hàng hóa Trung Quốc nhập cảng nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trung Quốc cũng nâng mức thuế tương tự lên 5.140 sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ trị giá 60 tỷ USD nhằm trả đũa Mỹ, đồng thời cũng đang lên kế hoạch hạn chế cung cấp đất hiếm cho Washington, vốn được dùng sản xuất sản phẩm công nghệ cao và 80% đất hiếm nhập khẩu của Mỹ đến từ Trung Quốc. Rất có thể Trung Quốc sử dụng vị thế số một trong việc cung cấp đất hiếm để tạo lợi thế và “đánh trả” Mỹ trong cuộc chiến thương mại mà đến nay vẫn chưa hạ nhiệt cũng như biểu hiện nối lại đàm phán giữa hai bên. Trong ảnh: Đất hiếm chuẩn bị chuyến đi xuất khẩu tại Liên Vân Cảng ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN phát
-
37. Cùng với việc liệt Tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei vào danh sách cấm mua sản phẩm từ Mỹ, việc Mỹ đưa Trung Quốc vào danh sách quốc gia cần giám sát thao túng tiền tệ là bước leo thang mới trong cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới. Ảnh: TTXVN phát
-
36.Từ 1/6/2019, Mỹ đã bắt đầu áp mức thuế 25% đối với một loạt hàng hóa Trung Quốc nhập cảng nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trung Quốc cũng nâng mức thuế tương tự lên 5.140 sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ trị giá 60 tỷ USD nhằm trả đũa Mỹ; còn Huawei đã cho hồi hương các nhân viên Mỹ làm việc ở Thâm Quyến từ 2 tuần trước. Động thái "ăn miếng, trả miếng" này cho thấy sự leo thang căng thẳng và sẽ làm trầm trọng hơn cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới. Chưa có biểu hiện hạ nhiệt cũng như dấu hiệu nối lại đàm phán giữa hai bên. Trong ảnh: Hàng hóa Trung Quốc tại cảng Long Beach, Los Angeles, Mỹ, ngày 27/2/2019. Ảnh: AFP/TTXVN phát
-
35. Từ 1/6/2019, Mỹ đã bắt đầu áp mức thuế 25% đối với một loạt hàng hóa Trung Quốc nhập cảng nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trung Quốc cũng nâng mức thuế tương tự lên 5.140 sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ trị giá 60 tỷ USD nhằm trả đũa Mỹ; còn Huawei đã cho hồi hương các nhân viên Mỹ làm việc ở Thâm Quyến từ 2 tuần trước. Động thái "ăn miếng, trả miếng" này cho thấy sự leo thang căng thẳng và sẽ làm trầm trọng hơn cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới. Chưa có biểu hiện hạ nhiệt cũng như dấu hiệu nối lại đàm phán giữa hai bên. Trong ảnh: Hàng hóa Trung Quốc tại cảng Long Beach, Los Angeles, Mỹ, ngày 27/2/2019. Ảnh: AFP/TTXVN phát
-
34. Trong ảnh: Cùng với việc liệt Tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei vào danh sách cấm mua sản phẩm từ Mỹ, việc Mỹ đưa Trung Quốc vào danh sách quốc gia cần giám sát thao túng tiền tệ là bước leo thang mới trong cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới. Ảnh: TTXVN phát
-
33. Với tốc độ phát triển chóng mặt (khoảng 9,8%/năm), Trung Quốc từ một nước nghèo nàn, lạc hậu trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau Mỹ; khoảng cách ngày càng bị rút ngắn và nếu cứ tiếp tục đà tăng trưởng này thì “chẳng mấy chốc” kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. Giới chức Trung Quốc ngờ vực rằng động thái đánh thuế nhập khẩu của Tổng thống Mỹ Donald Trump nằm trong kế hoạch lớn hơn nhằm kìm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc, khi nước này đang mở rộng ảnh hưởng trên toàn thế giới, thách thức vị thế siêu cường hàng đầu của Mỹ. Cuộc “tỷ thí” Mỹ-Trung trên thương trường lúc căng thẳng, lúc hạ nhiệt và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Trong ảnh: Container hàng hóa tại cảng Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN phát
-
32. Trên bề mặt, cuộc đối đầu của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới xoay quanh vấn đề công bằng thương mại. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng thực chất nó là một phần của cạnh tranh địa chính trị giữa hai nước. Giới chức Trung Quốc ngờ vực rằng động thái đánh thuế nhập khẩu của Tổng thống Mỹ Donald Trump nằm trong kế hoạch lớn hơn nhằm kìm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc, khi nước này đang mở rộng ảnh hưởng trên toàn thế giới, thách thức vị thế siêu cường hàng đầu của Mỹ. Trong ảnh: Tàu chở hàng hóa neo tại cảng Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN phát
-
31. Cho đến nay, Mỹ đã đánh thuế 10%, 25% cho hơn 6.000 mặt hàng của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ với số tiền đánh thuế lên đến 250 tỷ USD và đang cân nhắc sẽ tăng mức thuế đối với lượng hàng hóa còn lại có trị giá trên 325 tỷ USD. Trung Quốc cũng đánh thuế hơn 5.000 mặt hàng của Mỹ xuất khẩu vào Trung Quốc, với trị giá 110 tỷ USD. Như vậy, Mỹ đã đánh thuế đến hơn 50% hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ. Trong ảnh: Hàng hóa Trung Quốc tại cảng Long Beach, Los Angeles, Mỹ, ngày 27/2/2019. Ảnh: THX/ TTXVN phát
-
30. Cho đến nay, Mỹ đã đánh thuế 10%, 25% cho hơn 6.000 mặt hàng của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ với số tiền đánh thuế lên đến 250 tỷ USD và đang cân nhắc sẽ tăng mức thuế đối với lượng hàng hóa còn lại có trị giá trên 325 tỷ USD. Trung Quốc cũng đánh thuế hơn 5.000 mặt hàng của Mỹ xuất khẩu vào Trung Quốc, với trị giá 110 tỷ USD. Như vậy, Mỹ đã đánh thuế đến hơn 50% hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ. Trong ảnh: Điện thoại di động sản xuất tại Trung Quốc được bày bán tại cửa hàng ở New York, Mỹ, ngày 22/3/2018. Ảnh: THX/TTXVN phát
-
27. Tập đoàn công nghệ viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc ngày 16/5/2019 đưa ra tuyên bố cho rằng "những hạn chế vô lý" của Mỹ đã xâm phạm các quyền của tập đoàn này, sau khi Tổng thống Donald Trump cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông nước ngoài - động thái được cho là nhằm vào Huawei. Trong ảnh: Gian hàng của Huawei tại Hội nghị di động thế giới ở Barcelona, Tây Ban Nha, ngày 15/2/2019. Ảnh: THX/TTXVN phát
-
29. Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 23/5/2019 xác nhận đã gửi kháng nghị chính thức đến Mỹ về việc Bộ Thương mại Mỹ bổ sung tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei của Trung Quốc và 68 thực thể khác vào một "danh sách đen" xuất khẩu nhằm cấm tập đoàn này mua các bộ phận và công nghệ từ các công ty Mỹ nếu chưa có sự đồng ý của Chính phủ Mỹ. Trong ảnh: Trụ sở Tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei ở thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: Kyodo/TTXVN phát
-
28. Ngày 19/5/2019, Google, bên cung cấp hệ điều hành Android cho điện thoại thông minh, tuyên bố cắt đứt quan hệ với Tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei. Điện thoại của Huawei sẽ mất quyền truy cập đầy đủ vào các dịch vụ của Google, điều có thể khiến họ mất đi lượng lớn khách hàng. Một số công ty sản xuất chip và linh kiện di động cũng theo chân Google, đoạn tuyệt với Huawei. Động thái của Mỹ đã đánh vào điểm yếu của Huawei là phụ thuộc vào công nghệ bên ngoài. Họ mua khoảng 67 tỷ USD linh kiện một năm, trong đó có khoảng 11 tỷ USD từ các nhà cung cấp Mỹ. Ngày 20/5/2019, chính quyền Trump nới lỏng một số hạn chế đối với Huawei trong 90 ngày, cho phép tập đoàn này được tiếp tục mua hàng Mỹ để duy trì hoạt động cho các nhà mạng hiện tại, nhằm hạn chế những tác động ngoài mong muốn đối với những bên thứ ba sử dụng thiết bị hoặc hệ thống của Huawei, trong đó có các nhà mạng ở vùng nông thôn Mỹ. Ảnh: TTXVN phát
-
26. Hai ngày sau khi Bắc Kinh đáp trả việc Mỹ nâng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ hàng Trung Quốc, bằng cách tăng thuế đối với 60 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ, ngày 15/5/2019, Tổng thống Mỹ D.Trump mở ra một mặt trận mới về công nghệ trong cuộc chiến bằng cách cấm Huawei, tập đoàn công nghệ viễn thông hàng đầu Trung Quốc, mua linh kiện Mỹ và ngăn chặn các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông nước ngoài được coi là có rủi ro an ninh cao. Đây được coi là sự leo thang khi cuộc chiến thương mại đã lan sang lĩnh vực công nghệ. Ảnh: TTXVN phát
-
25. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/5/2019 cảnh báo Trung Quốc không nên đáp trả quyết định của Washington về việc tăng thuế từ 10% lên 25% đối với số hàng hóa nhập khẩu từ Bắc Kinh với tổng trị giá 200 tỷ USD. Trong một tuyên bố đăng trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Trump nêu rõ nếu Bắc Kinh đáp trả, tình hình sẽ chỉ tồi tệ thêm. Ông cho rằng không có lý gì người tiêu dùng Mỹ phải trả các khoản tăng thuế và việc tăng thuế có thể tránh được nếu các nhà đầu tư chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang các nước khác. Theo ông chủ Nhà Trắng, Bắc Kinh đã có một thỏa thuận tuyệt vời, gần hoàn tất thì lại từ bỏ. Ảnh: TTXVN phát
-
24. Theo hãng tin Bloomberg, thông báo ngày 13/5/2019 trên trang web của Chính phủ Trung Quốc cho biết gần 2.500 hàng hóa Mỹ trị giá 60 tỷ USD sẽ chịu mức thuế 25% từ 1/6/2019. Trong khi đó, Reuters dẫn nguồn tin Bộ Tài chính Trung Quốc cho hay sẽ áp đặt mức thuế mới với tổng cộng 5.140 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ. Phản ứng trên được cho là nhằm đáp trả quyết định của Mỹ ngày 10/5/2019 về việc tăng thuế từ 10% lên 25% đối với số hàng hóa nhập khẩu từ Bắc Kinh với tổng trị giá 200 tỷ USD. Trong ảnh: Hoa quả nhập khẩu từ Mỹ được bày bán tại một siêu thị ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: TTXVN phát
-
22. Ngày 9/5/2019, các quan chức Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc ngày đàm phán đầu tiên trong kế hoạch hai ngày của vòng tham vấn kinh tế và thương mại cấp cao lần thứ 11 diễn ra tại Washington D.C. Phó Thủ tướng Lưu Hạc, dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc và Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer cùng Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã có cuộc thảo luận kéo dài 90 phút. Theo kế hoạch, hai bên sẽ gặp lại nhau trong ngày 10/5. Trong ảnh: Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc trả lời phỏng vấn báo giới ở Washington, DC, Mỹ, ngày 9/5/2019. Ảnh: THX/ TTXVN phát
-
23. Tình trạng đối đầu quay trở lại vào ngày 10/5/2019, khi Mỹ nâng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc do bế tắc trong đàm phán. Ngày 13/5/2019, Bắc Kinh đáp trả bằng cách tăng thuế đối với 60 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2019. Trong ảnh: Cảng hàng hóa ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN phát
-
21. Ngày 1/12/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp song phương với Chủ tịch Trung Quốc Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) tại Argentina, nhằm giải quyết những bất đồng có nguy cơ gây tổn hại đến hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trong một cuộc chiến tranh thương mại. Căng thẳng thương mại hạ nhiệt khi Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đồng ý về một "lệnh ngừng bắn". Washington đình chỉ trong 3 tháng kế hoạch tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc. Đổi lại, Bắc Kinh đồng ý mua một lượng sản phẩm "đáng kể" của Mỹ và đình chỉ việc áp thêm thuế với ôtô và phụ tùng ôtô Mỹ trong ba tháng. Sau "lệnh ngừng bắn", phái đoàn hai bên tổ chức nhiều vòng đàm phán để đưa ra một thỏa thuận thương mại. Ảnh: THX/TTXVN phát
-
20. Ngày 1/12/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp song phương với Chủ tịch Trung Quốc Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) tại Argentina, nhằm giải quyết những bất đồng có nguy cơ gây tổn hại đến hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trong một cuộc chiến tranh thương mại. Căng thẳng thương mại hạ nhiệt khi Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đồng ý về một "lệnh ngừng bắn". Washington đình chỉ trong 3 tháng kế hoạch tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc. Đổi lại, Bắc Kinh đồng ý mua một lượng sản phẩm "đáng kể" của Mỹ và đình chỉ việc áp thêm thuế với ôtô và phụ tùng ôtô Mỹ trong ba tháng. Sau "lệnh ngừng bắn", phái đoàn hai bên tổ chức nhiều vòng đàm phán để đưa ra một thỏa thuận thương mại. Ảnh: TTXVN phát
-
19. Chiều 6/7/2018, Bộ Thương mại Trung Quốc ra tuyên bố phản đối quyết định của Mỹ tăng thêm 25% thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá 34 tỷ USD vừa chính thức có hiệu lực cùng ngày, đồng thời khẳng định Washington đã châm ngòi cho cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử kinh tế. Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc nhấn mạnh chính sách tăng thuế của Mỹ sẽ làm tổn hại đà phục hồi kinh tế toàn cầu và gây rối loạn thị trường thế giới, đồng thời cũng là một cú đòn giáng vào nhiều công ty đa quốc gia, doanh nghiệp và người tiêu dùng thông thường. Trong ảnh: Container hàng hóa tại cảng Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: EPA-EFE/TTXVN phát
-
18. Quyết định của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu trị giá 34 tỷ USD từ Trung Quốc, chủ yếu là máy móc, thiết bị điện tử và công nghệ cao, chính thức có hiệu lực từ 0 giờ 01 phút ngày 6/7/2018. Đây được xem là bước đi đầu tiên có thể dẫn tới một loạt các mức thuế mới. Đáp lại quyết định của Washington, Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ nhanh chóng có hành động trả đũa nhằm vào khối lượng hàng hóa tương tự của Mỹ. Trong ảnh: Container hàng hóa tại cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: EPA-EFE/TTXVN phát
-
17. Trung Quốc ngày 15/6/2018 cho biết sẽ lập tức đáp trả với mức thuế tương đương để bảo vệ nền kinh tế. Trên website chính thức của mình, Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố: "Trung Quốc không muốn xảy ra một cuộc chiến tranh thương mại, nhưng không có lựa chọn nào khác và buộc phải kịch liệt phản đối vì cách hành xử của Mỹ gây tổn hại cho cả hai nước." Trước đó, Trung Quốc từng cảnh báo nếu Mỹ tăng thuế nhập khẩu, các thỏa thuận về thương mại và kinh tế đạt được giữa hai bên sẽ không còn hiệu lực. Trong ảnh: Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh. Ảnh: EPA/ TTXVN phát
-
16. Ngày 14/6/2018, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) nhận định Washington và Bắc Kinh nên tận dụng các cơ chế song phương trong bối cảnh căng thẳng thương mại đang leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Phát biểu trên được đưa ra trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (trái) sang thăm Trung Quốc nhằm thông báo kết quả cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ở Singapore. Về phần mình, Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh với nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump thực sự coi trọng mối quan hệ giữa ông với Chủ tịch Tập Cận Bình. Ảnh: THX/ TTXVN phát
-
15. Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 7/6/2018 tuyên bố Trung Quốc không muốn mâu thuẫn thương mại với Mỹ leo thang, đồng thời cho biết vòng đàm phán thứ ba về kinh tế giữa hai bên ngày 2-3/6/2018 kết thúc đã đạt một số tiến bộ đặc biệt. Trong ảnh: Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross (thứ 5, trái) và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (thứ 5, phải) tại vòng đàm phán ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 3/6/2018. Ảnh: THX/TTXVN phát
-
14. Bộ Thương mại Trung Quốc đã ra tuyên bố chỉ trích các biện pháp của Mỹ chống hoạt động đầu tư của Trung Quốc đi ngược lại quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đồng thời khẳng định Bắc Kinh có quyền đưa ra các biện pháp đáp trả. Phát biểu trước báo giới ngày 31/5/2018, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong (ảnh) khẳng định Bắc Kinh không mong muốn căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ leo thang và tin tưởng hai nước có tiềm năng to lớn để thúc đẩy hợp tác. Ảnh: Kyodo/TTXVN phát
-
13. Trung Quốc đề xuất Tổng thống Mỹ Donald Trump một gói nhượng bộ thương mại và tăng mua hàng hóa Mỹ nhằm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc khoảng 200 tỷ USD/năm. Tin tức về đề xuất trên được đưa ra trong ngày đầu tiên trong hai ngày đàm phán thương mại Mỹ - Trung diễn ra tại thủ đô Washington, tập trung giải quyết các đe dọa thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong ảnh: Chủ tịch tạm thời Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ Orrin Hatch (trái) và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (phải) tại cuộc gặp ở Washington, DC ngày 16/5/2018. Ảnh: THX/TTXVN phát
-
12. Ngày 4/5/2018, Hãng tin Tân Hoa Xã cho biết trong cuộc tham vấn thương mại kéo dài 2 ngày giữa phái đoàn thương mại Mỹ do Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin dẫn đầu và phái đoàn Trung Quốc do Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu tại Trung Quốc, hai bên đã cam kết giải quyết các tranh chấp thương mại thông qua đối thoại, cũng như trao đổi các quan điểm về việc mở rộng hoạt động xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc. Trong ảnh: Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin dẫn đầu phái đoàn Mỹ tới buổi tham vấn thương mại với phái đoàn Trung Quốc ở Bắc Kinh, ngày 3/5/2018. Ảnh: Kyodo/TTXVN phát
-
11. Phái đoàn thương mại Mỹ do Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin dẫn đầu tham gia cuộc tham vấn thương mại với phái đoàn Trung Quốc do Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu đang "có một cuộc đối thoại rất tốt" tại Trung Quốc. Phát biểu trên được ông Steven Mnuchin đưa ra trước báo giới khi bước vào ngày họp thứ hai (4/5/2018) trong cuộc tham vấn thương mại tại Trung Quốc. Trong ảnh: Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin dẫn đầu phái đoàn Mỹ tới buổi tham vấn thương mại với phái đoàn Trung Quốc ở Bắc Kinh ngày 3/5/2018. Ảnh: Kyodo/TTXVN phát
-
10. Ngày 6/4/2018, Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng chấp nhận một cuộc chiến thương mại với "bất kỳ giá nào" và áp dụng mọi biện pháp toàn diện nếu Mỹ tiếp tục các biện pháp bảo hộ thương mại đơn phương. Đây là phản ứng mới nhất của Trung Quốc sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu giới chức thương mại nước này gia tăng áp lực thuế quan với các mặt hàng nhập từ Trung Quốc. Tuyên bố của Bộ Thương mại Trung Quốc nêu rõ Trung Quốc không muốn chiến tranh thương mại, song cũng không sợ một cuộc chiến như vậy. Trong ảnh: Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn trả lời báo giới tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh. Ảnh: THX/TTXVN phát
-
9. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang khi ngày 5/4/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump (ảnh) tuyên bố sẽ yêu cầu Bộ Thương mại nước này xem xét tăng gấp đôi mức thuế bổ sung đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trước đó, ngày 3/4/2018, Văn phòng đại diện thương mại Mỹ (USTR) đã công bố danh sách các sản phẩm nhập khẩu trị giá khoảng 50 tỷ USD từ Trung Quốc có thể bị áp thuế bổ sung do "các hoạt động thương mại không công bằng của Bắc Kinh liên quan việc Trung Quốc "cưỡng ép các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ". Ảnh: UPI/TTXVN phát
-
8. Ngày 26/3/2018, phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ ở thủ đô Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (ảnh) cho biết nước này sẵn sàng đàm phán với Mỹ để giải quyết bất đồng về thương mại. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh có nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Ảnh: Kyodo/TTXVN phát
-
7. Ngày 24/3/2018, Phó Thủ tướng Trung Quốc kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Tiểu tổ Tài chính và Kinh tế Trung ương Lưu Hạc (ảnh) điện đàm với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin, bày tỏ Báo cáo điều tra theo Điều khoản 301 mà Mỹ công bố gần đây đã đi ngược lại quy tắc thương mại quốc tế, gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc, Mỹ cũng như lợi ích của thế giới. Phó Thủ tướng Lưu Hạc khẳng định Trung Quốc đã làm tốt công tác chuẩn bị, có đủ khả năng để bảo vệ lợi ích quốc gia. Trung Quốc mong muốn hai bên cùng thận trọng, nỗ lực duy trì sự ổn định chung của quan hệ kinh tế thương mại Trung – Mỹ. Kết thúc cuộc điện đàm, hai bên thống nhất tiếp tục duy trì kết nối với nhau. Ảnh: THX/ TTXVN phát
-
6. Ngày 23/3/2018, căng thẳng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại tiếp tục được đẩy lên một nấc thang mới khi Mỹ khiếu nại Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đây cũng là một phần trong gói các biện pháp siết chặt thương mại được Tổng thống Mỹ Donald Trump (ảnh) công bố một ngày trước đó với cáo buộc Trung Quốc "xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ". Ảnh: THX/ TTXVN phát
-
5. Ngày 23/3/2018, Bộ Thương mại Trung Quốc kêu gọi Mỹ kiềm chế và thận trọng, tránh đẩy quan hệ thương mại song phương vào tình thế nguy hiểm. Tuyên bố đồng thời bày tỏ kiên quyết phản đối các biện pháp bảo hộ thương mại và chủ nghĩa đơn phương của Mỹ. Trong ảnh: Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn phát biểu tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN phát
-
4. Ngày 22/3/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức "khai hỏa" chiến tranh thương mại Mỹ - Trung với việc ký quyết định áp gói thuế quan trị giá tới 60 tỷ USD đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc với lý do chống lại việc "ăn cắp" quyền sở hữu trí tuệ Mỹ, đồng thời hạn chế các hoạt động đầu tư của quốc gia này vào Mỹ. Trong ảnh: Máy tính xách tay sản xuất tại Trung Quốc được bày bán tại cửa hàng ở New York, Mỹ, ngày 22/3/2018. Ảnh: THX/TTXVN phát
-
3. Sẽ không có "kẻ thắng người thua" trong cuộc chiến thương mại nếu xảy ra giữa Trung Quốc và Mỹ. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (ảnh) khẳng định như vậy tại cuộc họp báo ngày 20/3/2018, sau phiên bế mạc Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Trung Quốc khóa XIII ở thủ đô Bắc Kinh. Theo ông Lý Khắc Cường, cuộc chiến thương mại Trung Quốc- Mỹ nếu xảy ra sẽ đi ngược lại các nguyên tắc thương mại, từng được đàm phán, tham vấn và đối thoại giữa các bên. Trung Quốc hy vọng hai nước cùng hành động dựa trên lẽ phải chứ không phải theo cảm xúc. Ảnh: THX/TTXVN phát
-
2. Ngày 18/3/2018, trước thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp dụng mức thuế mới với hàng chục tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde (ảnh) cảnh báo về những hệ lụy của việc Mỹ tăng cường áp đặt các hàng rào thuế quan trong thời gian gần đây. Trong cuộc phỏng vấn với tờ La Nacion (Argentina), Tổng Giám đốc Lagarde khẳng định việc cắt giảm thương mại hay tăng cường các rào cản thương mại sẽ không mang lại chiến thắng cho bất kỳ bên nào. Ảnh: THX/TTXVN phát
-
1. Giữa tháng 3/2018, Cố vấn cấp cao của Nhà Trắng Peter Navarro cho biết "trong vài tuần tới", Tổng thống Donald Trump (ảnh) sẽ sớm cân nhắc các biện pháp trừng phạt Trung Quốc với cáo buộc Bắc Kinh vi phạm luật sở hữu trí tuệ của Washington. Ông này cho biết Tổng thống Trump đã nhận được nhiều đề xuất và sẽ xem xét trong vài tuần tới. Đây là một trong nhiều bước đi mà ông chủ Nhà Trắng sẵn sàng thực hiện nhằm chống lại những biện pháp thương mại mà ông cho là bất công. Số liệu của Cơ quan Thống kê dân số Mỹ cho thấy thâm hụt thương mại năm 2017 của Mỹ với Trung Quốc đã chạm mức cao kỷ lục 375 tỷ USD, chiếm đến 2/3 tổng thâm hụt thương mại lên tới 566 tỷ USD của Mỹ trên toàn cầu. Ảnh: THX/TTXVN phát