Bảo vật quốc gia: Bộ Cửu đỉnh trong Thế Miếu (Đại Nội Huế)

  • Trong ảnh: Bộ Cửu đỉnh được đặt trong Thế Miếu (Đại Nội Huế). Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
    Trong ảnh: Bộ Cửu đỉnh được đặt trong Thế Miếu (Đại Nội Huế). Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
  • Trong ảnh: Bộ Cửu đỉnh được đặt trong Thế Miếu (Đại Nội Huế). Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
    Trong ảnh: Bộ Cửu đỉnh được đặt trong Thế Miếu (Đại Nội Huế). Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
  • Trong ảnh: Du khách tham quan bộ Cửu đỉnh trong Thế Miếu (Đại Nội Huế). Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
    Trong ảnh: Du khách tham quan bộ Cửu đỉnh trong Thế Miếu (Đại Nội Huế). Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
  • Trong ảnh: Du khách tham quan bộ Cửu đỉnh trong Thế Miếu (Đại Nội Huế). Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
    Trong ảnh: Du khách tham quan bộ Cửu đỉnh trong Thế Miếu (Đại Nội Huế). Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
  • Trong ảnh: Du khách tham quan bộ Cửu đỉnh trong Thế Miếu (Đại Nội Huế). Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
    Trong ảnh: Du khách tham quan bộ Cửu đỉnh trong Thế Miếu (Đại Nội Huế). Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
Huế là kinh đô cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. 143 năm (1802-1945) trị vì, vương triều Nguyễn để lại nhiều công trình văn hóa có giá trị tiêu biểu, một trong số ấy là Cửu đỉnh - biểu tượng giàu đẹp, thống nhất đất nước và ước mơ triều đại vững bền, hùng mạnh do Bộ Công thực hiện năm 1836 dưới thời vua Minh Mạng. Công trình này đặt hàng ngang trước sân Thế Miếu, nơi thờ các vị vua triều Nguyễn trong Đại nội Huế. Mỗi đỉnh đối diện với một gian thờ trong tòa miếu. Riêng đỉnh tương ứng gian thờ vua Gia Long đặt hơi nhích về phía trước, vì đó là vị hoàng đế khai sáng triều đại. Ở mặt trước hông các đỉnh đúc nổi 2 chữ đại tự với chữ dưới là chữ đỉnh và chữ trên là tên gọi tắt miếu hiệu từng vị vua. Chẳng hạn, Cao đỉnh là miếu hiệu vua Gia Long, Nhân đỉnh là miếu hiệu vua Minh Mạng…Có thể xem những khắc họa trên Cửu đỉnh như một bộ “Địa dư chí” bằng ngôn ngữ tạo hình nước Việt Nam thế kỷ 19. Ảnh: Nhật Anh - TTXVN

Ảnh Ảnh chuyên đề

Tin mới

TTXVN