-
Hình ảnh chiến sỹ cảm tử quân, đoàn viên Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu ôm bom ba càng, sẵn sàng tiêu diệt xe tăng địch trên đường phố Hà Nội ngày 23/12/1946 mãi mãi là biểu tượng bất tử về cuộc chiến tranh nhân dân, mà ở đó mỗi người dân đều là chiến sỹ và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Ảnh: Nguyễn Bá Khoản/Tư liệu TTXVN
-
Cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Thủ đô trong 60 ngày đêm một lần nữa thể hiện rõ “khí phách cha ông và hồn thiêng sông núi”, làm rạng rỡ thêm hùng khí đất Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Đó cũng tiêu biểu cho truyền thống “Cả nước đánh giặc, toàn dân ra trận” với tinh thần “thà chết chứ không chịu làm nô lệ”. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Hình ảnh chiến sỹ cảm tử quân, đoàn viên Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu ôm bom ba càng, sẵn sàng tiêu diệt xe tăng địch trên đường phố Hà Nội ngày 23/12/1946 mãi mãi là biểu tượng bất tử về cuộc chiến tranh nhân dân, mà ở đó mỗi người dân đều là chiến sỹ và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Ảnh: Nguyễn Bá Khoản/Tư liệu TTXVN
-
Gần 9 năm sau ngày Toàn quốc kháng chiến, sáng 10/10/1954, những chiến sĩ của Trung đoàn Thủ đô dẫn đầu đội hình Đại đoàn Quân Tiên phong 308 đã trở về tiếp quản Hà Nội trong tư thế của những người chiến thắng, thực hiện trọn vẹn lời thề "Ra đi, hẹn một ngày về". Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Trung đoàn Thủ đô chính thức được thành lập ngày 7/1/1947, giữa cuộc chiến kéo dài 2 tháng tại Hà Nội mở đầu Toàn quốc kháng chiến. Trong ảnh: Chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô thề "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" để giữ vững Thủ đô. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm một đơn vị “quyết tử” của Hà Nội đầu năm 1947. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Đêm 17, rạng sáng 18/2/1947, lực lượng của Trung đoàn Thủ đô chia thành từng đơn vị nhỏ cùng nhân dân Liên khu phố I lặng lẽ đi dưới gầm cầu Long Biên, vượt sông Hồng, sông Đuống, bí mật vượt qua vòng vây an toàn lên chiến khu, kết thúc 60 ngày đêm giam chân quân Pháp trong lòng Hà Nội. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Thế hệ đầu tiên của Trung đoàn Thủ đô sau 60 ngày đêm chiến đấu “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” bảo vệ Thủ đô Hà Nội, đã thực hiện thành công cuộc rút lui thần kỳ bảo toàn lực lượng để kháng chiến lâu dài. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong các ngày 15 và 16/12/1946, quân Pháp nổ súng gây hấn nhiều nơi ở Hà Nội. Ngày 17/12/1946, chúng cho xe phá các công sự của ta ở phố Lò Đúc, rồi gây ra vụ tàn sát đẫm máu ở phố Hàng Bún và phố Yên Ninh. Ảnh: TTXVN phát
-
Đáp lời kêu gọi của Bác và chấp hành mệnh lệnh của Trung ương Đảng, quân dân ta tại các thành phố, thị xã ở bắc vĩ tuyến 16 có quân Pháp chiếm đóng đồng loạt nổ súng đánh địch. Cùng với Hà Nội, quân dân các địa phương khắp Bắc, Trung, Nam đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Trong ảnh: Giao liên đưa cán bộ đi. Ảnh: TTXVN
-
Cùng với Hà Nội, quân dân các địa phương khắp Bắc, Trung, Nam đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Trong ảnh: Đốt ô tô địch trong trận Giồng Dứa (Mỹ Tho), tháng 4/1947. Ảnh: TTXVN
-
Cùng với Hà Nội, quân dân các địa phương khắp Bắc, Trung, Nam đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Trong ảnh: Vượt qua bốt giặc trong đêm. Ảnh: TTXVN
-
Cùng với Hà Nội, quân dân các địa phương khắp Bắc, Trung, Nam đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Trong ảnh: Chiến sĩ ta xung phong lên đoạt xe địch trong trận Bố Thảo (Sóc Trăng). Ảnh: TTXVN
-
Bộ độ và tự vệ Thủ đô lập chiến lũy ngăn chặn bước tiến của địch trong những ngày Toàn quốc kháng chiến. Ảnh: TTXVN
-
Tiêu thổ kháng chiến ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Ảnh: TTXVN
-
Vào lúc 20 giờ ngày 19/12/1946, những loạt đại bác của ta từ pháo đài Láng bắn vào các mục tiêu của Pháp trong thành phố, chính thức mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Ảnh: Nguyễn Bả Khoản – TTXVN
-
Đoàn tàu quân sự của Pháp bị bộ đội và du kích phá hủy trên đường số 5 (Hà Nội - Hải Phòng). Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Vệ Quốc đoàn lập chốt chiến đấu tại chợ Đồng Xuân. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Chủ trương đồng loạt nổ súng tiến công trong đêm 19/12/1946 tại Thủ đô Hà Nội và các thành phố khác thể hiện sâu sắc tư tưởng chiến lược tiến công. Ta chủ động giành quyền đánh trước, đẩy địch vào thế bị động đối phó, phá tan âm mưu của Pháp định huy động toàn lực đè bẹp quân và dân ta bằng một đòn tiến công quân sự chớp nhoáng. Ảnh: TTXVN
-
Trong những ngày Toàn quốc kháng chiến, Thủ đô đã có những lực lượng bảo vệ: bộ đội chính quy, tự vệ chiến đấu, công an xung phong, tự vệ thành. Đặc biệt là sự ra đời của Trung đoàn Thủ đô. Trong ảnh: Các chiến sỹ Vệ quốc đoàn chiến đấu bảo vệ Thủ đô. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Ban chỉ huy Trung đoàn Thủ đô bàn kế hoạch tác chiến trong những ngày Toàn quốc kháng chiến. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Quân và dân Thủ đô lập chốt chiến đấu trên phố Hàng Bài. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Bộ đội sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Thủ đô trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, tháng 12/1946. Ảnh: TTXVN phát
-
Trước tình hình căng thẳng leo thang do quân Pháp đẩy mạnh các hành động gây hấn, ngày 13/12/1946, Trung ương Đảng quyết định: "Phải chuẩn bị cấp tốc để tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện và trường kỳ", tiến hành "Tiêu thổ kháng chiến" để cản bước tiến của địch. Trong ảnh: Đánh sập cầu Đa Phúc (Vĩnh Phúc) để cản bước tiến của địch. Ảnh: TTXVN
-
Ở Hà Nội, công tác chuẩn bị được tiến hành rất khẩn trương trước tình hình căng thẳng leo thang do quân Pháp đẩy mạnh các hành động gây hấn. Trong ảnh: Xẻ đường chắn xe địch ở ngoại ô Hà Nội. Ảnh: TTXVN
-
Ở Hà Nội, công tác chuẩn bị được tiến hành rất khẩn trương trước tình hình căng thẳng leo thang do quân Pháp đẩy mạnh các hành động gây hấn. Trong ảnh: Người dân ngả cây trên đường Hà Nội - Hà Đông để ngăn bước tiến của giặc. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Thủ đô Hà Nội ngày ấy mỗi ngôi nhà là một pháo đài, mỗi đường phố là một chiến tuyến, mỗi người dân là một chiến sỹ. Trong ảnh: Bộ đội, tự vệ cùng nhân dân thành phố đắp lũy, dựng vật cản chặn quân Pháp trên phố Mai Hắc Đế. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Ở Hà Nội, công tác chuẩn bị được tiến hành rất khẩn trương trước tình hình căng thẳng leo thang do quân Pháp đẩy mạnh các hành động gây hấn. Trong ảnh: Phần lớn người dân Hà Nội đã được tản cư, chướng ngại vật được dựng lên ở khắp nơi. Thủ đô sẵn sàng chiến đấu chống lại quân xâm lược Pháp. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Ở Hà Nội, công tác chuẩn bị được tiến hành rất khẩn trương trước tình hình căng thẳng leo thang do quân Pháp đẩy mạnh các hành động gây hấn. Trong ảnh: Quân và dân Thủ đô đào công sự, sẵn sàng chiến đấu. Ảnh: TTXVN
-
Ở Hà Nội, công tác chuẩn bị được tiến hành rất khẩn trương trước tình hình căng thẳng leo thang do quân Pháp đẩy mạnh các hành động gây hấn. Trong ảnh: Quân và dân Thủ đô lập chướng ngại vật trên đường phố, sẵn sàng chiến đấu cản bước tiến của địch. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Ở Hà Nội, công tác chuẩn bị được tiến hành rất khẩn trương trước tình hình căng thẳng leo thang do quân Pháp đẩy mạnh các hành động gây hấn. Trong ảnh: Các chiến sĩ tự vệ Hà Nội chôn mìn ở chợ Đồng Xuân. Ảnh: TTXVN
-
Ở Hà Nội, công tác chuẩn bị được tiến hành rất khẩn trương trước tình hình căng thẳng leo thang do quân Pháp đẩy mạnh các hành động gây hấn. Trong ảnh: Bộ đội đào giao thông hào ở Bắc Bộ Phủ, sẵn sàng quyết chiến với giặc Pháp. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Sáng 20/12/1946, tại Hang Trầm (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát đi “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới đồng bào, chiến sỹ cả nước. Trong ảnh: Phát lệnh toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội, tháng 12/1946. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Khoảng 20 giờ ngày 19/12/1946, quân dân Thủ đô Hà Nội nổ súng mở đầu kháng chiến toàn quốc. Ngay đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra lời kêu gọi đồng bào. Trong ảnh: Lời kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên chống giặc Pháp xâm lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Ngày 18 và 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp hội nghị tại Vạn Phúc (Hà Đông), quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. Trong ảnh: Ngôi nhà ở làng Vạn Phúc, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến. Ảnh: TTXVN
-
Ngày 26/9/1945, tại ga Hàng Cỏ, đoàn quân Nam tiến đầu tiên rời Hà Nội vào chi viện cho miền Nam, mở đầu cho phong trào Nam tiến, cả nước sát cánh cùng đồng bào Nam bộ và Nam Trung bộ đánh giặc cứu nước. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Với dã tâm cướp nước ta một lần nữa, ngày 23/9/1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương lần thứ hai. Trong ảnh: Những ngày đầu kháng chiến ở Sài Gòn. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Ngày 14/9/1946, tại Paris, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với Pháp bản Tạm ước, tiếp tục nhượng bộ một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam để có thời gian xây dựng và củng cổ lực lượng, tạo thêm thời gian hòa hoãn quý báu cho chính quyền cách mạng non trẻ chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương lần thứ hai. Trước tình hình đó, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm các biện pháp đấu tranh linh hoạt, mềm dẻo nhằm duy trì hòa bình, giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Trong ảnh: Ngày 6/3/1946, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh và J. Sainteny - đại diện 2 Chính phủ kí “Hiệp định Sơ bộ”, tạm hoà hoãn với Pháp để gạt quân Tưởng ra khỏi đất nước, tránh đối phó cùng lúc nhiều kẻ thù nguy hiểm. Ảnh: Nguyễn Bá Khoản/TTXVN phát