-
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên bệnh xá vân Đình, Hà Đông, lá cờ đầu của ngành y tế toàn miền Bắc (4/1963). Ảnh: TTXVN
-
Tổng Bí thư Tô Lâm đến thăm, làm việc với Bộ Y tế và chúc mừng ngành Y tế nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025). Ảnh: Thống Nhất – TTXVN
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm, chúc mừng đội ngũ cán bộ, bác sĩ, y sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện Quân y 103 (Học viện Quân y) nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (24/02/2025). Ảnh: Dương Giang-TTXVN
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai và Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Mai Ngọc, Bác sĩ Viện Tim mạch, Bênh viện Bạch Mai nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (24/2/2025). Ảnh: Dương Giang-TTXVN
-
Các bác sĩ khoa Cấp cứu của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tích cực điều trị cho bệnh nhân mắc cúm A (7/2/2025). Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
-
Ngày 8/9/2024, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) đã thực hiện thành công ca ghép thận cùng huyết thống đầu tiên, đánh dấu bước ngoặt mới trong phát triển chuyên môn, chính thức ghi danh bệnh viện trên bản đồ ghép tạng của Việt Nam. Trong ảnh: Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang tiến hành ghép thận cho bệnh nhân. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
-
Năm 2020, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (bên phải) đã thực hiện ca ghép tay đầu tiên từ người hiến tạng sống bằng cách sử dụng phần còn lại của một cánh tay bị cắt cụt không thể cứu vãn (cho đến nay, chưa có trường hợp tương tự được báo cáo trong tài liệu y khoa thế giới). Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
-
Người dân xã Tà Nung (thành phố Đà Lạt) được tặng thẻ Bảo hiểm y tế tại Ngày hội Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng do Sở Y tế Lâm Đồng tổ chức (2020). Ảnh Đặng Tuân - TTXVN
-
Ca phẫu thuật nối gân bàn tay cho bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
-
Bệnh viện Phổi Trung ương đã huy động khoảng 80 nhân lực trực tiếp tham gia ca ghép cùng các chuyên gia từ Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện E, Bệnh viện Hữu nghị, Bệnh viện Tim Hà Nội và chuyên gia quốc tế để thực hiện thành công ca ghép phổi chiều 30 Tết Giáp Thìn. Ảnh: TTXVN phát
-
TS.BS Đỗ Ngọc Sơn, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai là tấm gương luôn hết lòng chăm lo cho bệnh nhân, nỗ lực từng giây, từng phút để cứu chữa cho bệnh nhân. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
-
Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp (cơ sở mới), có quy mô 700 giường bệnh, vốn đầu tư trên 1.720 tỷ đồng. Đây là công trình trọng điểm của tỉnh, được khánh thành ngày 16/06/2023. Ảnh: Nhựt An - TTXVN
-
Các bác sĩ Bệnh viện Đột quỵ - Tim mạch thành phố Cần Thơ điều khiển robot từ bên ngoài để can thiệp mạch vành cho bệnh nhân bên trong phòng can thiệp. Sự kiện này đánh dấu cột mốc Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu công nghệ, thực hiện kỹ thuật cao này và đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia can thiệp mạch vành có sự hỗ trợ của robot. Ảnh: Ánh Tuyết - TTXVN
-
Ê-kíp 100 bác sỹ, nhân viên y tế của các bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp thực hiện ca phẫu thuật tách rời cặp song sinh dính liền nhau tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (15/7/2020). Ảnh: TTXVN phát
-
Nhờ những tiến bộ trong công nghệ, phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã mang lại niềm hạnh phúc đến hàng vạn gia đình và là phương pháp hỗ trợ sinh sản nhanh nhất, có tỉ lệ thành công cao nhất hiện nay. Trong ảnh: Bác sĩ thông báo đã đặt phôi thành công vào buồng tử cung cho bệnh nhân. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
-
Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) thực hiện Điều trị U lành tính tuyến giáp bằng sóng cao tần RFA cho bệnh nhân. Ảnh: Nguyễn Thảo - TTXVN
-
Liên tiếp trong 3 ngày, Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện thành công ba ca ghép tạng quan trọng. Đó là ca ghép tim xuyên Việt với người hiến tạng chết não từ Hà Nội và hai ca chia gan để ghép từ một lá gan của một người cho chết não khác tại Thành phố Hồ Chí Minh (26/8/2024). Ảnh: TTXVN phát
-
Sự ra đời của trẻ bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tại Việt Nam từ năm 1998 đến nay đã mở ra cơ hội mới cho hàng nghìn gia đình hiếm muộn, là một trong những thành tựu xuất sắc của nền y học Việt Nam. Trong ảnh: Ngày 17/12/2018, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ chào đón 100 em bé đầu tiên ra đời bằng thụ tinh ống nghiệm tại bệnh viện. Ảnh: Văn Đức – TTXVN
-
Việt Nam cũng được biết đến là quốc gia đang dần vươn lên vị trí quan trọng trong danh sách các nước sản xuất vắc xin trên thế giới. Trong ảnh: Vắc xin phối hợp Sởi – Rubella do Việt Nam sản xuất đã được thử nghiệm lâm sàng và được đánh giá là an toàn, hiệu quả cho người sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, phục vụ tiêm miễn phí cho trẻ em từ năm 2017. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
-
GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế (áo xanh, bên phải) - người trực tiếp phẫu thuật ca mang thai hộ đầu tiên tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương cùng các bác sĩ chào đón bé gái đầu tiên ra đời từ phương pháp mang thai hộ (2016). Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
-
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên trao Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước cho các tập thể, cá nhân của Bệnh viện Bạch Mai (Bộ Y tế) tại Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (2015). Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
-
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân” cho các cán bộ ngành y tế tại Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (2010). Ảnh: Đức Tám – TTXVN
-
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp mặt 130 đại biểu Anh hùng Lao động và các đại biểu tiêu biểu xuất sắc của ngành Y tế nhân kỷ niệm 60 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/2015). Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN
-
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp Đoàn đại biểu Anh hùng lao động, Thầy thuốc nhân dân nhân kỷ niệm 55 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (24/2/2010). Ảnh : Hữu Oai-TTXVN
-
Nhiều kỹ thuật chuyên môn cao được thực hiện thành công tại nhiều bệnh viện trung ương như ghép tạng, nội soi, phẫu thuật bằng robot, chuyển giao một số kỹ thuật cho bệnh viện tuyến tỉnh, huyện...Trong ảnh: Các giáo sư, bác sĩ Viện trường Liege' (Vương quốc Bỉ) và các bác sĩ bệnh viện Nhân dân 115 (TP Hồ Chí Minh) đang thực hiện ca mổ nội soi thận từ người hiến. Đây là ca mổ nội soi ghép thận lần thứ 4 của Viện (2004). Ảnh: Thế Anh - TTXVN
-
Giáo sư Tôn Thất Tùng đã góp phần làm rạng danh nền y học Việt Nam, với 2 phát minh khoa học lớn. Đó là phương pháp cắt gan mang tên ông, một công trình khoa học đã được quốc tế công nhận là phương pháp cắt gan có quy phạm và kinh điển, được nhiều nước tiên tiến áp dụng. Trong ảnh: Giáo sư Tôn Thất Tùng trong một ca mổ gan (1976). Ảnh: Nguyễn Chính - TTXVN
-
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia tại Lễ công bố Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000 (Hà Nội, 15/12/2000). Ảnh: Hữu Oai - TTXVN
-
Thủ tướng Phan Văn Khải trao cờ thi đua của Chính phủ cho các tập thể xuất sắc của ngành y tế cả nước tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (25/2/2005). Ảnh: Hữu Oai - TTXVN
-
Tất cả các bệnh truyền nhiễm mới nổi đến nay, Việt Nam đều có khả năng xét nghiệm và phát hiện từ virus H5N1, Ebola, Corona mới... Trong ảnh: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thành công khi chụp ảnh được cấu trúc của Virus H5N1 bằng kính hiển vi điện tử JEM 1010 (2004). Ảnh: Hữu Oai - TTXVN
-
Không chỉ khống chế các dịch bệnh trong nước, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên khống chế thành công dịch SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1; ngăn chặn thành công không để một số dịch bệnh nguy hiểm mới nổi xâm nhập như cúm A/H7N9, Ebola, MERS-CoV, COVID-19... Trong ảnh: Các bác sĩ Viện Y học Lâm sàng các bệnh nhiệt đới Hà Nội điều trị cho bệnh nhân mắc SARS nặng (2003). Ảnh: Hữu Oai - TTXVN
-
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, Bộ trưởng Bộ Y tế Song Hào cùng thiếu nhi Hà Nội tại Lễ phát động Chương trình tiêm chủng mở rộng thanh toán bệnh bại liệt (1991). Ảnh: Thu Hoài - TTXVN
-
Các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức nối thành công một bàn tay bị đứt toàn bộ mạch máu, dây thần kinh và gân các cơ gập ngón tay. Một tuần sau mổ, bàn tay đã trở lại hồng hào. Ảnh: Ngọc Quán - TTXVN
-
Sau ngày đất nước thống nhất, ngành Y tế đã có những bước phát triển vượt bậc và đạt được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trong ảnh: Chuyên gia Ủy ban số 2 của Hà Lan hướng dẫn cán bộ của Viện Tai Mũi Họng Hà Nội làm núm tai máy trợ thính phục vụ trẻ em bị điếc (1992). Ảnh: Thu Hoài - TTXVN
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Viện mắt trung ương Hà Nội. Ảnh: TTXVN
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Bệnh viện Việt Đức (1956). Ảnh: TTXVN
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các bác sĩ trong chuyến thăm Viện Quân y 7 Hải Phòng (5/1957). Ảnh: TTXVN
-
Sau ngày đất nước thống nhất, ngành Y tế đã có những bước phát triển vượt bậc và đạt được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trong ảnh: Kỹ thuật viên Phạm Nguyên Quyền (Học viện Y Huế) nghiên cứu thành công chỉ tự tiêu từ nguyên liệu địa phương (ruột lợn, da súc vật, chỉ tơ tằm...) để sử dụng trong phẫu thuật (1984). Ảnh: Thu Hoài - TTXVN
-
Sinh viên năm thứ 4 đang theo dõi ca mổ ung thư tủy sống do các bác sĩ bệnh viện Hữu nghị Việt - Tiệp (Hải Phòng) thực hiện. Ảnh: Nguyễn Chính - TTXVN
-
Bệnh nhân chữa bệnh tại phòng vật lý trị liệu bằng máy siêu cao tần tại Viện Mắt Hà Nội (1960). Ảnh: Vũ Tiu - TTXVN
-
Giáo sư Tôn Thất Tùng đã góp phần làm rạng danh nền y học Việt Nam, với 2 phát minh khoa học lớn. Đó là phương pháp cắt gan mang tên ông, một công trình khoa học đã được quốc tế công nhận là phương pháp cắt gan có quy phạm và kinh điển, được nhiều nước tiên tiến áp dụng. Trong ảnh: Giáo sư Tôn Thất Tùng (bệnh viện Việt Đức) trao đổi cùng các đồng nghiệp trước ca mổ. Ảnh: Vũ Tiu - TTXVN