-
Người tham dự Lễ hội Ná Nhèm phải bôi nhọ mặt bởi họ tin rằng làm như thế sẽ đánh lạc hướng những linh hồn ma giặc. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
-
Rước Long ngai và Bài vị của đức vua Cao Quyết từ đình làng Mỏ đến miếu Xa Vùn tại Lễ hội Ná Nhèm. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
-
Điểm đặc sắc của Lễ hội Ná Nhèm là màn rước sinh thực khí nam (Tàng thinh) và sinh thực khí nữ (Mặt nguyệt) ước mong sinh sôi nảy nở, “con đàn cháu đống”, có nhiều nhân lực để đánh giặc và sản xuất. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
-
Rước sinh thực khí nam (Tàng thinh) dài đến 1,3 m, đường kính 30 cm và nặng khoảng 60 kg tại Lễ hội Ná Nhèm. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
-
Rước sinh thực khí nam (Tàng thinh) dài đến 1,3 m, đường kính 30 cm và nặng khoảng 60 kg tại Lễ hội Ná Nhèm. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
-
Rước sinh thực khí nữ (Mặt nguyệt) được tạo hình từ hai chiếc mẹt cỡ lớn úp mặt vào nhau, trên có tô vẽ hình âm dương nhiều màu sắc cùng hai chữ "Bình An" tại Lễ hội Ná Nhèm. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
-
Rước sinh thực khí nữ (Mặt nguyệt) được tạo hình từ hai chiếc mẹt cỡ lớn úp mặt vào nhau, trên có tô vẽ hình âm dương nhiều màu sắc cùng hai chữ "Bình An" tại Lễ hội Ná Nhèm. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
-
Rước lễ vật cung tiến (cây thiên tuế, cây lúa, cây bong, cây ngô, cây khoai, kén tằm …) tại Lễ hội Ná Nhèm. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
-
Đi đầu đoàn Lễ là 2 ông Chánh tướng và Phó tướng đội mũ rồng, trang phục xanh lá cây và đỏ, vừa đi vừa thực hiện động tác dọn đường. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
-
Tái hiện sự tích đánh giặc, giữ làng tại Lễ hội Ná Nhèm. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
-
Tục lấy nước, rước nước ẩn dưới mong muốn quốc gia vững mạnh tại Lễ hội Ná Nhèm. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN