Đổi thay diện mạo bản làng Pá Khoang (Điện Biên)

  • Nhiều ngôi nhà sàn mới được dựng trên địa bàn bản Sáng (xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên). Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
    Nhiều ngôi nhà sàn mới được dựng trên địa bàn bản Sáng (xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên). Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
  • Vựa lúa nước hai vụ của người dân bản Kéo và bản Nghịu (xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên). Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
    Vựa lúa nước hai vụ của người dân bản Kéo và bản Nghịu (xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên). Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
  • Tại các bản làng vùng sâu, vùng xa trên địa bàn xã Pá Khoang (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) đều có các điểm trường Mầm non. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
    Tại các bản làng vùng sâu, vùng xa trên địa bàn xã Pá Khoang (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) đều có các điểm trường Mầm non. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
  • Trụ sở UBND xã Pá Khoang (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) được xây dựng mới, đáp ứng nhu cầu làm việc của cán bộ, công chức và hoạt động giao dịch của nhân dân trên địa bàn. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
    Trụ sở UBND xã Pá Khoang (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) được xây dựng mới, đáp ứng nhu cầu làm việc của cán bộ, công chức và hoạt động giao dịch của nhân dân trên địa bàn. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
  • Học sinh Tiểu học là con, em dân tộc Thái, Khơ- mú tại địa bàn xã Pá Khoang (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) trên đường đến lớp. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
    Học sinh Tiểu học là con, em dân tộc Thái, Khơ- mú tại địa bàn xã Pá Khoang (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) trên đường đến lớp. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
  • Hệ thống điện lưới quốc gia đã phủ khắp các bản, làng vùng sâu, vùng xa trên địa bàn xã Pá Khoang (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) từ nhiều năm trước. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
    Hệ thống điện lưới quốc gia đã phủ khắp các bản, làng vùng sâu, vùng xa trên địa bàn xã Pá Khoang (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) từ nhiều năm trước. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
  • Cung đường du lịch nối thành phố Điện Biên Phủ qua Pá Khoang vào Mường Phăng tạo tiền đề cho giao thông, giao thương kinh tế xã Pá Khoang (thành phố Điên Biên Phủ) ngày càng phát triển. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
    Cung đường du lịch nối thành phố Điện Biên Phủ qua Pá Khoang vào Mường Phăng tạo tiền đề cho giao thông, giao thương kinh tế xã Pá Khoang (thành phố Điên Biên Phủ) ngày càng phát triển. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
  • Bản Co Muông (xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) bình yên trong thung lũng. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
    Bản Co Muông (xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) bình yên trong thung lũng. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
  • Diện mạo bản Kéo (xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên). Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
    Diện mạo bản Kéo (xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên). Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
  • Diện tích trồng cây mắc-ca tại bản Nghịu (xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên). Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
    Diện tích trồng cây mắc-ca tại bản Nghịu (xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên). Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
Xã Pá Khoang (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) có diện tích tự nhiên hơn 5.700ha và hơn 4.600 nhân khẩu, gồm 2 dân tộc chính là Thái và Khơ Mú, sinh sống ở 16 thôn, bản. Là địa bàn vùng sâu, vùng xa với xuất phát điểm thấp, kinh tế chậm phát triển, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, trình độ sản xuất lạc hậu, tỷ lệ hộ đói nghèo cao. Những năm qua, với sự nỗ lực, chung tay của cấp ủy, chính quyền và người dân địa phương; sự quan tâm đầu tư của Nhà nước với các chương trình, dự án trọng điểm, đến nay đời sống của người dân cộng đồng các dân tộc ở Pá Khoang đã có nhiều thay đổi, diện mạo nông thôn ở các bản làng có nhiều khởi sắc. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN

Ảnh Ảnh thời sự trong nước

Tin mới

TTXVN