Điện Biên: Di tích cấp quốc gia Thành Tam Vạn “cõng” nghĩa trang từ nhiều năm qua

  • Trong ảnh: Một ngôi mộ được chôn cất theo phong tục truyền thống của cộng đồng dân tộc Thái ở vị trí trên đoạn tường thành của Thành Tam Vạn. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
    Trong ảnh: Một ngôi mộ được chôn cất theo phong tục truyền thống của cộng đồng dân tộc Thái ở vị trí trên đoạn tường thành của Thành Tam Vạn. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
  • Trong ảnh: Những ngôi mộ và tấm bia đã xuất hiện trên đoạn tường thành di tích quốc gia Thành Tam Vạn nhiều năm trước đây. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
    Trong ảnh: Những ngôi mộ và tấm bia đã xuất hiện trên đoạn tường thành di tích quốc gia Thành Tam Vạn nhiều năm trước đây. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
  • Trong ảnh: Đoạn tường thành và hệ thống đường hào của Di tích cấp quốc gia Thành Tam Vạn. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
    Trong ảnh: Đoạn tường thành và hệ thống đường hào của Di tích cấp quốc gia Thành Tam Vạn. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
  • Trong ảnh: Bản đồ mặt bằng khoanh vùng bảo vệ của Di tích quốc gia Thành Tam Vạn. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
    Trong ảnh: Bản đồ mặt bằng khoanh vùng bảo vệ của Di tích quốc gia Thành Tam Vạn. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
  • Trong ảnh: Những diện tích ngay sát chân tường thành thuộc khu vực bảo vệ I, II của di tích quốc gia Thành Tam Vạn đã được xây dựng bờ bao “phân lô, chia miếng”. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
    Trong ảnh: Những diện tích ngay sát chân tường thành thuộc khu vực bảo vệ I, II của di tích quốc gia Thành Tam Vạn đã được xây dựng bờ bao “phân lô, chia miếng”. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
Thành Tam Vạn (xã Pom Lót, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) được Bộ VHTTDL xếp hạng Di tích quốc gia năm 2009. Đây là công trình do các chúa Lự xây dựng vào khoảng thế kỷ XI, làm căn cứ chống lại thế lực bên ngoài, là trung tâm kinh tế của nhiều đời chúa Lự ở đất Mường Thanh. Dấu tích còn lại hiện nay của thành là các đoạn tường thành dài khoảng 3km, đồi Pom Lót, khu vực U Va và đài quan sát trên đỉnh núi Pú Chom Chảnh. Thành Tam Vạn là công trình có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, khoa học quân sự, kiến trúc và khảo cổ đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, do công tác quản lý của cơ quan chức năng, các cấp chính quyền địa phương còn buông lỏng nên tình trạng xây dựng lăng mộ, chôn lấp người chết của người dân địa phương vẫn diễn ra công khai trên di tích, khiến hàng trăm mét của đoạn tường ngay gần UBND xã biến thành nghĩa trang tự phát. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN

Ảnh Ảnh thời sự trong nước

Tin mới

TTXVN