Văn hóa soi đường: Bánh tét miền Tây - hương vị ngày xuân

  • Bánh tét sau khi luộc chín được cắt thành từng khoanh tròn và đặt vào đĩa. Ảnh: Chương Đài - TTXVN
    Bánh tét sau khi luộc chín được cắt thành từng khoanh tròn và đặt vào đĩa. Ảnh: Chương Đài - TTXVN
  • Bánh tét là một trong những món ăn đặc trưng không thể thiếu của người dân Nam Bộ mỗi dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Ảnh: Chương Đài - TTXVN
    Bánh tét là một trong những món ăn đặc trưng không thể thiếu của người dân Nam Bộ mỗi dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Ảnh: Chương Đài - TTXVN
  • Bánh gói xong dùng dây lạt hoặc dây chuối (xé nhỏ đã phơi nắng cho héo, dai) quấn ngang thân đòn bánh từng sợi. Ảnh: Chương Đài - TTXVN
    Bánh gói xong dùng dây lạt hoặc dây chuối (xé nhỏ đã phơi nắng cho héo, dai) quấn ngang thân đòn bánh từng sợi. Ảnh: Chương Đài - TTXVN
  • Bánh tét là một trong những món ăn đặc trưng không thể thiếu của người dân Nam Bộ mỗi dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Ảnh: Chương Đài - TTXVN
    Bánh tét là một trong những món ăn đặc trưng không thể thiếu của người dân Nam Bộ mỗi dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Ảnh: Chương Đài - TTXVN
  • Đòn bánh tét thành phẩm có hình dáng trụ tròn, cao khoảng 20 cm. Ảnh: Chương Đài - TTXVN
    Đòn bánh tét thành phẩm có hình dáng trụ tròn, cao khoảng 20 cm. Ảnh: Chương Đài - TTXVN
  • Các bà, các chị quây quần cùng nhau trò chuyện và dùng dây buộc bánh tét sau khi gói để mang đi luộc. Ảnh: Chương Đài - TTXVN
    Các bà, các chị quây quần cùng nhau trò chuyện và dùng dây buộc bánh tét sau khi gói để mang đi luộc. Ảnh: Chương Đài - TTXVN
  • Các bà, các chị quây quần cùng nhau trò chuyện và dùng dây buộc bánh tét sau khi gói để mang đi luộc. Ảnh: Chương Đài - TTXVN
    Các bà, các chị quây quần cùng nhau trò chuyện và dùng dây buộc bánh tét sau khi gói để mang đi luộc. Ảnh: Chương Đài - TTXVN
  • Gạo nếp đã qua sơ chế và được trộn thêm một ít đậu đen tạo thêm hương vị đậm đà và màu sắc cho đòn bánh tét. Ảnh: Chương Đài - TTXVN
    Gạo nếp đã qua sơ chế và được trộn thêm một ít đậu đen tạo thêm hương vị đậm đà và màu sắc cho đòn bánh tét. Ảnh: Chương Đài - TTXVN
  • Bánh tét được gói bằng cách trải ra 2 miếng lá chuối chồng lên nhau, cho phần gạo nếp dàn đều phía dưới, sau đó cho nhân chính giữa, rồi cuộn 2 mép lá lại. Ảnh: Chương Đài - TTXVN
    Bánh tét được gói bằng cách trải ra 2 miếng lá chuối chồng lên nhau, cho phần gạo nếp dàn đều phía dưới, sau đó cho nhân chính giữa, rồi cuộn 2 mép lá lại. Ảnh: Chương Đài - TTXVN
  • Bánh tét truyền thống miền Tây nhân mặn gồm thịt mỡ, đậu xanh. Ảnh: Chương Đài - TTXVN
    Bánh tét truyền thống miền Tây nhân mặn gồm thịt mỡ, đậu xanh. Ảnh: Chương Đài - TTXVN
  • Bánh tét được luộc trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 tiếng thì đem vớt. Ảnh: Chương Đài - TTXVN
    Bánh tét được luộc trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 tiếng thì đem vớt. Ảnh: Chương Đài - TTXVN
  • Bánh gói xong dùng dây lạt hoặc dây chuối (xé nhỏ đã phơi nắng cho héo, dai) quấn ngang thân đòn bánh từng sợi như thế năm, mười vòng tùy đòn bánh dài hay ngắn. Ảnh: Chương Đài - TTXVN
    Bánh gói xong dùng dây lạt hoặc dây chuối (xé nhỏ đã phơi nắng cho héo, dai) quấn ngang thân đòn bánh từng sợi như thế năm, mười vòng tùy đòn bánh dài hay ngắn. Ảnh: Chương Đài - TTXVN
Nếu như miền Bắc nổi tiếng có bánh chưng thì đối với người miền Tây, trong không khí ngày xuân, bánh tét là món ăn không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên như tấm lòng thành kính của con cháu sau một năm làm lụng vất vả. Những đòn bánh tét mang trong đó cả một nền văn minh nông nghiệp với gạo nếp, chuối hoặc đậu xanh, thịt lợn… quyện vào nhau thật dẻo mềm, bùi béo giữa màu xanh thẫm, láng mượt của lớp lá chuối, đem đến hương vị đặc biệt thơm ngon. Món ăn này đã là một nét đẹp truyền thống trong văn hóa ẩm thực miền Tây trong những ngày Tết đến xuân về. Ảnh: Chương Đài - TTXVN

Ảnh Ảnh thời sự trong nước

Tin mới

TTXVN