-
Bên cạnh việc sấy bằng công nghệ mới, phần lớn các cơ sở sản xuất ở làng So vẫn phơi miến theo cách truyền thống ở cánh đồng, nơi xa khu dân cư, dưới ánh nắng, gió tự nhiên, ít xe cộ, khói bụi. Ảnh: Phạm Tuấn Anh - TTXVN
-
Miến làng So hầu hết được phơi khô tự nhiên bằng gió. Ảnh: Phạm Tuấn Anh - TTXVN
-
Thương lái vận chuyển những bó miến dong đi tiêu thụ. Ảnh: Phạm Tuấn Anh - TTXVN
-
Người thợ xếp miến vào phên tre để mang đi phơi nắng. Ảnh: Phạm Tuấn Anh - TTXVN
-
Sau khi khô, bánh tráng được cho vào máy cắt, ngâm qua nước cho mềm, cho vào máy rèn thành sợi rồi đưa ra phơi ngoài cánh đồng. Ảnh: Phạm Tuấn Anh - TTXVN
-
Những sợi miến được phơi trên giá tre, vàng óng dưới ánh nắng. Ảnh: Phạm Tuấn Anh - TTXVN
-
Những chuyến xe chở miến ra cánh đồng để phơi cho đến khi khô. Ảnh: Phạm Tuấn Anh - TTXVN
-
Những ngày cận kề Tết, làng So càng thêm sôi động khi mọi người, mọi nhà đều tất bật chế biến miến dong để phục vụ thị trường. Ảnh: Phạm Tuấn Anh - TTXVN
-
Miến được phơi ngược hướng gió ngoài cánh đồng để khô nhanh và đều. Ảnh: Phạm Tuấn Anh - TTXVN
-
Bên cạnh việc sấy bằng công nghệ mới, phần lớn các cơ sở sản xuất ở làng So vẫn phơi miến theo cách truyền thống ở cánh đồng, nơi xa khu dân cư, dưới ánh nắng, gió tự nhiên, ít xe cộ, khói bụi. Ảnh: Phạm Tuấn Anh - TTXVN
-
Nghề làm miến tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Ảnh: Phạm Tuấn Anh - TTXVN
-
Hiện nay, do nhu cầu của thị trường và nhằm giảm bớt sức lao động, các hộ gia đình đầu tư máy bán tự động cho năng suất cao, làm ra 3 - 4 tấn miến mỗi ngày. Ảnh: Phạm Tuấn Anh - TTXVN
-
Miến dong làng So được sản xuất quanh năm, tuy nhiên từ tháng 9 đến tháng 12 được coi là vụ chính vì tập trung phục vụ hàng Tết nên sản lượng cao hơn bình thường. Ảnh: Phạm Tuấn Anh - TTXVN
-
Hình ảnh người làng So miệt mài phơi miến dưới ánh chiều tà trở nên quen thuộc với những ai từng nhiều lần đến làng nghề truyền thống này của huyện Quốc Oai (Hà Nội). Ảnh: Phạm Tuấn Anh - TTXVN