-
Túi nylon, rác thải nhựa và rác thải sinh hoạt tại kênh Hy Vọng, quận Tân Bình (Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: Hồng Giang - TTXVN
-
Hình ảnh những chiếc xe chở rác với rất nhiều túi nylon đựng rác chất cao quá đầu người đã trở nên rất quen thuộc với người dân Thủ đô. Thói quen sinh hoạt gắn liền với túi nylon của con người đang vô hình góp phần vào việc hủy hoại môi trường sống của chính mình. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
-
Người dân xã Liên Châu, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) sử dụng làn khi đi chợ thay cho sử dụng túi nylon đựng đồ. Ảnh: Nguyễn Thảo – TTXVN
-
Hệ thống siêu thị BigC phối hợp với các đơn vị cung cấp hàng hóa tổ chức bao gói sản phẩm bằng lá chuối tươi để hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa” do Thủ tướng Chính phủ phát động. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
-
Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Bến Tre vận động tiểu thương ở các chợ trên địa bàn thành phố cam kết hạn chế sử dụng túi nylon truyền thống và thay thế bằng túi nylon tự hủy sinh học (2019). Ảnh: Trần Thị Thu Hiền - TTXVN
-
"Đổi rác thải nhựa lấy quà" tại lễ ra mắt mô hình "Phụ nữ xách giỏ đi chợ" và vận động tuyên truyền bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng túi nylon của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Nguyễn Hằng - TTXVN
-
Phần thi trình diễn thời trang làm từ nylon, rác thải tái chế tại Hội thi "Phụ nữ Hà Nam tham gia bảo vệ môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu" năm 2024. Ảnh: Nguyễn Chinh - TTXVN
-
Tặng túi nylon tự hủy và tuyên truyền cho du khách không mang sản phẩm nhựa lên đảo Phú Quý, hướng đến loại bỏ hoàn toàn rác thải nhựa tại đảo. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN
-
Cuộc thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về rác thải nhựa tại trường Tiểu học Thuận Thành (thành phố Huế), ngày 24/04/2024. Ảnh: Mai Trang - TTXVN
-
Khách nước ngoài xem quy trình may chiếc túi xách từ tấm pano bỏ đi tại Hợp tác xã Green Life Hạ Long (Quảng Ninh). Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
-
Thiếu nhi Ninh Bình với màn trình diễn trang phục tận dụng từ các loại rác thải, túi nylon, với thông điệp bảo vệ môi trường tại Lễ phát động chiến dịch “Tuần lễ du lịch xanh” năm 2023. Ảnh: Đức Phương - TTXVN
-
Sản phẩm thân thiện với môi trường tại Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và tổng kết 5 năm thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trong các cấp Hội phụ nữ Thủ đô giai đoạn 2018 - 2023. Ảnh: TTXVN phát
-
Rác thải nhựa, túi nylon và rác sinh hoạt được thành viên Nhóm tình nguyện “Hà Nội xanh” vớt lên. Thời gian qua, các thành viên Nhóm đã thực hiện nhiều đợt ra quân dọn, vớt rác với mong muốn góp phần làm “hồi sinh” những dòng sông ô nhiễm trên địa bàn Thủ đô, để Hà Nội trở nên xanh – sạch hơn. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
-
Một người bán hàng rong với rất nhiều mặt hàng đựng trong túi nylon. Thói quen sinh hoạt gắn liền với túi nilon của con người đang vô hình góp phần vào việc hủy hoại môi trường sống của chính mình. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
-
Nhiều người Việt đã bỏ thói quen sử dụng túi nylon để mang cá chép đi thả trong ngày lễ cúng ông Công, ông Táo về trời, nhằm bảo vệ môi trường. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
-
Đâu đâu cũng thấy xuất hiện túi nylon bởi sự tiện lợi của nó trong đời sống hàng ngày của người dân. Ảnh: TTXVN
-
Chất thải nhựa, nylon và rác thải sinh hoạt ứ đọng gây ô nhiễm môi trường tại khu dân cư trên đường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
-
Người dân Hòa Bình đốt túi nylon sau khi thả cá trên bờ sông Đà nhằm hạn chế ô nhiễm rác thải nhựa (2022). Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
-
Một người bán đồ nhựa gia dụng đựng trong túi nylon cho khách trên phố Hà Nội. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
-
Hình ảnh quen thuộc trong sinh hoạt của con người tại các khu chợ dân sinh là xách lỉnh kỉnh các loại đồ ăn thức uống đựng trong túi nylon, thậm chí mỗi loại đựng một túi, không chỉ thành phố mà ở cả nông thôn; từ người mua đến người bán mặc định gói đồ trong túi nylon. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
-
Hình ảnh cây tre với đầy túi nylon mắc lại trên cành khi nước lũ rút đi trong trận ngập lịch sử ở Chương Mỹ (Hà Nội) năm 2018. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN