-
Phiên chợ làng Chuông họp vào các ngày 4, 10, 14, 20, 24, 30 âm lịch hằng tháng. Từ lâu, chợ phiên đã trở thành một nếp sống, một nét văn hóa đặc trưng của ngôi làng cổ hàng trăm năm tuổi nổi tiếng với nghề làm nón lá. Ảnh: Ngọc Liên-TTXVN
-
Những người thợ làng Chuông cần mẫn, tỉ mỉ tạo ra những chiếc nón lá truyền thống được người dùng yêu thích. Ảnh: Phạm Tuấn Anh-TTXVN
-
Làng Chuông hiện nay đang phát triển thêm sản phẩm nón lợp lụa, phù hợp với thị hiếu của người dùng. Ảnh: Phạm Tuấn Anh-TTXVN
-
Lá sau khi hun được thả ra ngoài không khí rồi phơi sương cho mềm, mịn, là phẳng, dễ lợp nón. Ảnh: Phạm Tuấn Anh-TTXVN
-
Bà Phạm Thị Ba dạy cháu nhỏ cách nhôi nón (trang trí thêm những họa tiết, màu sắc của sợi chỉ khâu để luồn quai nón). Ảnh: Phạm Tuấn Anh-TTXVN
-
Chợ phiên làng Chuông bán tất cả các nguyên vật liệu làm nón. Ảnh: Hoàng Hiếu-TTXVN
-
Làng nón Chuông thuộc xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 30 km. Ảnh: Phạm Tuấn Anh-TTXVN
-
Người dân làng Chuông thường tụ thành nhóm dưới bóng cây xanh mát để tỉ mỉ gia công từng chiếc nón, biểu tượng văn hóa lâu đời và niềm tự hào của làng nghề thủ công nổi tiếng này. Ảnh: Phạm Tuấn Anh-TTXVN
-
Lá lụi (lá làm nón) được bó lại theo chùm 50 hoặc 100 cành tùy theo chất lượng, giá dao động từ 65.000 - 120.000 đồng/bó, thông thường sẽ đắt nhất vào dịp Hè vì nhu cầu sử dụng tăng cao. Ảnh: Ngọc Liên-TTXVN
-
Tùy vào chất lượng mỗi chiếc nón thành phẩm mà người dân làng Chuông đem bán với giá khác nhau. Giá mỗi chiếc nón dao động từ 40.000 đến 150.000 đồng/chiếc. Ảnh: Phạm Tuấn Anh-TTXVN
-
Chợ nón làng Chuông họp từ rất sớm, từ khoảng 4h sáng và tới khoảng hơn 7h đã vơi người. Ảnh: Phạm Tuấn Anh-TTXVN
-
Đặc điểm khác biệt của nón làng Chuông là nón có 16 vòng, vòng ngoài cùng to nhất, rộng nhất, các vòng sau nhỏ dần theo hình khuôn nón. "Chiếc nón thành phẩm phải chứa cả ba lớp lá: Lớp lá lót, mo nứa, sau đến lớp lá ngoài, khi cầm lên vẫn phải thấy mỏng mà nhẹ thì mới là nón đẹp. Ảnh: Phạm Tuấn Anh-TTXVN
-
Người thợ dùng vòng liếc, vòng kèm, cước đỏ, kim để làm công đoạn cuối cùng làm nên chiếc nón, được gọi là "nức nón". Ảnh: Phạm Tuấn Anh-TTXVN
-
Lá lụi là nguyên liệu quan trọng để làm nón Chuông. Lá mang về phải vò trong cát rồi đem phơi trong 2 - 3 ngày. Khâu phơi lá cũng đòi hỏi sự cẩn trọng vì nếu phơi dưới nắng gắt, lá sẽ không có được màu trắng ngà, phơi vào ngày trời hanh khô, lá sẽ dễ rách. Sau khi phơi xong, người dân sẽ đem hun lá với lưu huỳnh (diêm sinh) để lá đạt độ trắng nhất định. Ảnh: Phạm Tuấn Anh-TTXVN
-
Bà Phạm Thị Liên hướng dẫn cháu gái rải lá trên khuôn. Công đoạn này tuy đơn giản nhưng yêu cầu sự khéo léo và kinh nghiệm để đảm bảo khung nón đều, chắc chắn, và có hình dáng đẹp. Ảnh: Ngọc Liên-TTXVN
-
Chợ phiên làng Chuông bán tất cả các nguyên vật liệu làm nón. Ảnh: Hoàng Hiếu-TTXVN
-
Chợ phiên làng Chuông bán tất cả các nguyên vật liệu làm nón. Ảnh: Phạm Tuấn Anh-TTXVN
-
Làng Chuông giờ chỉ còn một, hai hộ làm khuôn nón. Ảnh: Hoàng Hiếu-TTXVN
-
Dưới bàn tay tài hoa, tỉ mỉ, nhẫn nại và chính xác của người nghệ nhân, những chiếc nón làng Chuông chính hiệu được ra đời với các đặc điểm bền, chắc, khoẻ, đẹp và thanh, được tiêu thụ ở khắp các vùng miền trong cả nước. Ảnh: Ngọc Liên-TTXVN
-
Vức vòng (còn gọi là khung nón) được làm bằng cật nứa vót nhỏ đều, khi nối bắt buộc phải tròn và không có vết. Ảnh: Phạm Tuấn Anh-TTXVN
-
Chợ phiên làng Chuông không chỉ bán nón mà còn bán tất cả các nguyên vật liệu để làm nón. Ảnh: Hoàng Hiếu-TTXVN
-
Chiếc nón lá truyền thống tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi người thợ làm nón phải có kinh nghiệm lâu năm mới tạo ra thành phẩm đẹp mắt. Ảnh: Phạm Tuấn Anh-TTXVN
-
Chợ phiên làng Chuông bán nón và tất cả các nguyên vật liệu để làm nón. Ảnh: Hoàng Hiếu-TTXVN