-
Trong ảnh: Tháng 1/2020, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện thành công ca ghép chi thể đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á, cũng là ca ghép chi thể đầu tiên trên thế giới lấy từ người sống. Thành tựu này mở ra hướng điều trị mới trong tương lai, không chỉ ghép chi thể từ người hiến chết não mà còn từ người sống cho những bệnh nhân không may mất đi chi thể, bổ sung vào danh sách những thành tựu y khoa mà ngành y tế Việt Nam đạt được. Ảnh: TTXVN phát
-
Trong ảnh: Năm 2018 kết thúc với một tin vui khi kỹ thuật phẫu thuật nội soi tuyến giáp một lỗ của ThS, BS Phan Hoàng Hiệp (Trưởng khoa Điều trị kỹ thuật cao, Bệnh viện Nội tiết Trung ương), được bình chọn là một trong 10 thành tựu khoa học công nghệ xuất sắc nhất Việt Nam 2018. Ảnh: Dương Ngọc - TTXVN
-
Trong ảnh: Từ ngày 9/2/2020, Bệnh viện Trung ương Huế bắt đầu thực hiện xét nghiệm chủng mới của virus Corona gây dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19). Bệnh viện là đơn vị thứ 5 trong nước thực hiện được xét nghiệm này. Ảnh: Mai Trang - TTXVN
-
Trong ảnh: Ngày 7/2/2020, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương công bố đã nuôi cấy và phân lập thành công chủng virus corona mới (nCoV) gây dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19), tạo điều kiện cho việc xét nghiệm các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm nCoV. Đây là tiền đề cho việc nghiên cứu và phát triển vắc xin phòng, chống loại virus này trong tương lai. Ảnh: TTXVN phát
-
Cụm công trình nghiên cứu cây Trinh Nữ Hoàng Cung (Crinum latifolium L) của Công ty TNHH Thiên Dược được tiến hành trong hơn 20 năm (từ 1990) để tạo ra sản phẩm thuốc mới - Viên nang Crila điều trị bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt và u xơ tử cung an toàn, chất lượng và hiệu quả. Trong ảnh: Phơi cây Trinh Nữ Hoàng Cung để đưa vào chế biến. Ảnh: TTXVN phát
-
Việt Nam cũng được biết đến là quốc gia đang dần vươn lên vị trí quan trọng trong danh sách các nước sản xuất vắc xin trên thế giới. Trong ảnh: Quy trình sản xuất và kiểm định chất lượng vắc xin bán thành phẩm. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
-
Việt Nam cũng được biết đến là quốc gia đang dần vươn lên vị trí quan trọng trong danh sách các nước sản xuất vắc xin trên thế giới. Trong ảnh: Quy trình sản xuất vắc xin được thực hiện trong phòng vô trùng tại Nhà máy sản xuất vắc xin POLLYVAC (Bộ Y tế). Ảnh: Danh Lam - TTXVN
-
Ghép tế bào gốc tạo máu điều trị các bệnh máu tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương là phương pháp điều trị triệt để nhất giúp cho bệnh nhân bệnh máu ác tính cũng như lành tính, di truyền có thể khỏi bệnh và có cuộc sống bình thường. Trong ảnh: Bệnh nhân Nguyễn Thị An, là bệnh nhân thứ hai tại Việt Nam được ghép tế bào gốc tạo máu tự thân điều trị ung thư vú. Ảnh: Văn Nhật – TTXVN
-
Trong công tác phòng chống và điều trị bệnh nhân HIV/AIDS, Việt Nam đã đạt được những những thành tựu lớn và ấn tượng, là điểm sáng trong khu vực. Trong ảnh: Phòng khám ngoại trú - Trung tâm y tế quận Long Biên là một trong 22 phòng khám đang thực hiện hiệu quả điều trị ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS của Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Ảnh: Dương Ngọc - TTXVN
-
Năm 2017, lần đầu tiên Việt Nam thực hiện ca ghép phổi từ người cho sống. Ca ghép diễn ra ngày 21/2/2017, do các bác sĩ Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản thực hiện. Thành công ca ghép phổi đầu tiên đưa chuyên ngành ghép tạng của Việt Nam lên tầm cao mới. Trong ảnh: Kíp phẫu thuật của Bệnh viện Quân y 103 thực hiện thành công ca ghép phổi đầu tiên từ người sống. Ảnh: Dương Ngọc - TTXVN
-
Trong công tác phòng chống và điều trị bệnh nhân HIV/AIDS, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn và ấn tượng, là điểm sáng trong khu vực. Trong ảnh: Bác sỹ Bệnh viện Nhân Ái (TP Hồ Chí Minh) thăm khám bệnh nhân AIDS. Ảnh: Xuân Khu-TTXVN
-
Trong ảnh: Năm 2017, lần đầu tiên Việt Nam thực hiện ca ghép phổi từ người cho sống. Ca ghép diễn ra ngày 21/2/2017, do các bác sĩ Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản thực hiện. Thành công ca ghép phổi đầu tiên đưa chuyên ngành ghép tạng của Việt Nam lên tầm cao mới. Ảnh: TTXVN phát
-
Ghép tế bào gốc tạo máu điều trị các bệnh máu tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương là phương pháp điều trị triệt để nhất giúp cho bệnh nhân bệnh máu ác tính cũng như lành tính, di truyền có thể khỏi bệnh và có cuộc sống bình thường. Trong ảnh: Điều trị cho bệnh nhân mắc CML tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương (Bộ Y tế). Ảnh: Dương Ngọc - TTXVN
-
Trong ảnh: Sáng 28/12/2013, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Hà Nội lần đầu tiên thực hiện ca ghép thận trên người thuộc đề án “Phát triển kỹ thuật ghép bộ phận cơ thể người” của ngành Y tế Hà Nội. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
-
Việt Nam cũng được biết đến là quốc gia đang dần vươn lên vị trí quan trọng trong danh sách các nước sản xuất vắc xin trên thế giới. Trong ảnh: Vắc xin phối hợp Sởi – Rubella do Việt Nam sản xuất đã được thử nghiệm lâm sàng và được đánh giá là an toàn, hiệu quả cho người sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, phục vụ tiêm miễn phí cho trẻ em từ năm 2017. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
-
Việt Nam cũng được biết đến là quốc gia đang dần vươn lên vị trí quan trọng trong danh sách các nước sản xuất vắc xin trên thế giới. Trong ảnh: Chiều 15/1/2019, Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC), Bộ Y tế công bố giấy phép lưu hành sản phẩm vắc xin cúm mùa IVACFLU - S do chính IVAC sản xuất phòng được 3 chủng cúm: A/H1N1, A/H3N2 và B. Ảnh: Phan Sáu -TTXVN
-
Việt Nam cũng được biết đến là quốc gia đang dần vươn lên vị trí quan trọng trong danh sách các nước sản xuất vắc xin trên thế giới. Trong ảnh: Trung tâm nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (Bộ Y tế) mỗi năm sản xuất 40 triệu liều vắc xin bại liệt uống (OPV) và 7,5 triệu liều vắc xin sởi (MVVAC) đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng 100% nhu cầu cho chương trình tiêm chủng mở rộng trong nước với giá thành giảm 60% so với sản phẩm nhập khẩu; bên cạnh đó, Trung tâm còn sản xuất và cung cấp ra thị trường vắc xin Rota Virut và nhiều loại sinh phẩm y tế khác. Ảnh: Danh Lam - TTXVN
-
Sự ra đời của trẻ bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tại Việt Nam từ năm 1998 đến nay đã mở ra cơ hội mới cho hàng nghìn gia đình hiếm muộn, là một trong những thành tựu xuất sắc của nền y học Việt Nam. Trong ảnh: Cặp song sinh nhờ mang thai hộ đầu tiên khu vực phía Nam tại Bệnh viện Từ Dũ. Ảnh: Phương Vy - TTXVN
-
Trong ảnh: Công ty cổ phần nhà máy trang thiết bị y tế USM Healthcare (Thành phố Hồ Chí Minh) ứng dụng công nghệ, sản xuất thành công stent “made in” Việt Nam với chất lượng không thua kém stent nhập ngoại, nhưng giá thành rẻ hơn đến 40%. Sản phẩm đã được thử nghiệm lâm sàng tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện E, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Trung ương Huế và hứa hẹn sẽ là một trong những sản phẩm y tế công nghệ cao tiêu biểu của Việt Nam. Ảnh: Đinh Hằng – TTXVN
-
Từ một chuyên ngành chỉ là thông tin chẩn đoán, nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, 25 năm qua, tim mạch can thiệp đã trở thành một chuyên ngành kỹ thuật cao. Nhiều bác sỹ can thiệp tim mạch Việt Nam đã được mời chuyển giao kỹ thuật, mổ trình diễn hoặc được thỉnh giảng tại nhiều nước trên thế giới. Tim mạch can thiệp đang và sẽ là chuyên ngành mũi nhọn trong ngành tim mạch học Việt Nam và là chính sách y tế công cộng cần được chú trọng trong thời gian tới. Trong ảnh: Thực hiện can thiệp tim mạch cho bệnh nhân tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Ảnh: Dương Ngọc - TTXVN
-
Trong ảnh: Năm 2011, ứng dụng kỹ thuật vi phẫu trong điều trị tổn thương bỏng sâu và tạo hình sẹo bỏng, khuyết hổng mất da của Viện Bỏng quốc gia đã được Bộ Y tế xếp là một trong 10 thành tựu y - dược học Việt Nam trong năm. Mỗi năm, Viện Bỏng Quốc gia đã tiếp nhận, điều trị cho hàng vạn bệnh nhân, thành công nổi bật là điều trị hiệu quả cho những trường hợp bị bỏng hơn 90% diện tích cơ thể, bỏng sâu đến 55%, giảm tỷ lệ tử vong xuống còn 1,5%. Ảnh: TTXVN phát
-
Trong ảnh: Công nghệ 3D phẫu thuật và sửa chữa tim mạch. Năm 2017, lần đầu tiên trên cả nước, Trung tâm tim mạch Bệnh viện E (Hà Nội) ứng dụng công nghệ 3D vào phẫu thuật và sửa chữa tim mạch các bệnh lý lồng ngực cho bệnh nhân. Những ưu điểm vượt trội của công nghệ 3D giúp các bác sĩ có thể phẫu thuật tim mạch chính xác, nhanh chóng và hiệu quả, giảm các biến chứng cho người bệnh. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
-
Trong ảnh: Ghép tế bào gốc tạo máu điều trị các bệnh máu tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương là phương pháp điều trị triệt để nhất giúp cho bệnh nhân bệnh máu ác tính cũng như lành tính, di truyền có thể khỏi bệnh và có cuộc sống bình thường. Ảnh: TTXVN phát
-
Những năm qua, ngành Y tế đã và đang đạt nhiều thành tựu ghi nhận trong việc ngăn chặn có hiệu quả dịch sốt xuất huyết, trong đó có địa bàn Thủ đô. Trong ảnh: Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai điều trị thành công hang ngàn ca mắc sốt xuất huyết mỗi năm. Ảnh: Dương Ngọc - TTXVN
-
Trong ảnh: Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre) lần đầu tiến hành thực hiện kỹ thuật đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho 2 bệnh nhân. Đây là kỹ thuật mới được các bác sĩ thuật hiện dưới sự hỗ trợ của e-kip phẫu thuật đến từ Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu - TTXVN
-
Trong ảnh: Ca ghép 2 lá phổi cho bệnh nhân tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Ảnh: TTXVN phát
-
Trong ảnh: Kỹ thuật can thiệp trong lòng mạch, điều trị bệnh lý mạch máu não do Bệnh viện Đại học y dược TP. Hồ Chí Minh tiến hành là những kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, đánh giá và điều trị can thiệp bệnh lý động mạch vành, một trong những thành tựu nổi bật của y khoa Việt Nam. Ảnh: TTXVN phát
-
Trong ảnh: Sáng 10/12/2016, Bệnh viện Bình Dân (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức khánh thành, đưa vào ứng dụng kỹ thuật Phẫu thuật nội soi bằng robot hình ảnh 3D, công nghệ hiện đã trở thành phổ biến tại các trung tâm phẫu thuật lớn ở Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc... để điều trị các loại phẫu thuật lớn, phức tạp. Ảnh: Phương Vy - TTXVN
-
Trong ảnh: "Phẫu thuật nội soi robot" tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Phương Vy-TTXVN
-
Từ một chuyên ngành chỉ là thông tin chẩn đoán, nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, 25 năm qua, tim mạch can thiệp đã trở thành một chuyên ngành kỹ thuật cao. Nhiều bác sỹ can thiệp tim mạch Việt Nam đã được mời chuyển giao kỹ thuật, mổ trình diễn hoặc được thỉnh giảng tại nhiều nước trên thế giới. Tim mạch can thiệp đang và sẽ là chuyên ngành mũi nhọn trong ngành tim mạch học Việt Nam và là chính sách y tế công cộng cần được chú trọng trong thời gian tới. Trong ảnh: Bệnh nhân Alsen Alphonese (90 tuổi, quốc tịch Bỉ) bị nhồi máu cơ tim cấp, suy tim, rối loạn nhịp tim, được cáp cứu thành công tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Ảnh: TTXVN phát
-
Trong ảnh: Lần đầu tiên, các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện thành công ca phẫu thuật phối hợp “hai trong một”: vừa ghép giác mạc vừa lấy thủy tinh thể và đặt thủy tinh thể nhân tạo trong cùng một lần. Việc phối hợp sẽ giúp bệnh nhân không phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật và sớm có lại thị lực tốt nhất. Ảnh: Đinh Hằng – TTXVN
-
Trong ảnh: Ngày 15/4/2017, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City tại Hà Nội ghép gan thành công từ người cho sống trong ca phẫu thuật kéo dài 13 tiếng, trở thành bệnh viện tư nhân đầu tiên tại Việt Nam làm chủ được kỹ thuật khó nhất trong lĩnh vực ghép tạng. Ảnh: TTXVN phát
-
Sự ra đời của trẻ bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tại Việt Nam từ năm 1998 đến nay đã mở ra cơ hội mới cho hàng nghìn gia đình hiếm muộn, là một trong những thành tựu xuất sắc của nền y học Việt Nam. Trong ảnh: Ngày 17/12/2018, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ chào đón 100 em bé đầu tiên ra đời bằng thụ tinh ống nghiệm tại bệnh viện. Ảnh: Văn Đức – TTXVN
-
Bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện đầu ngành khu vực phía Nam trong lĩnh vực sản – phụ khoa, là cơ sở công lập đầu tiên trong cả nước triển khai các kỹ thuật y học sinh sản hiện đại của thế giới trong chuẩn đoán và điều trị, trong đó nổi bật là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản - thụ tinh ống nghiệm, được ứng dụng từ năm 1997. Trong ảnh: Các bác sĩ Đơn vị hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Từ Dũ thực hiện quy trình thụ tinh trong ống nghiệm để tạo phôi. Ảnh: Phương Vy-TTXVN
-
Trong ảnh: Bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện đầu ngành khu vực phía Nam trong lĩnh vực sản – phụ khoa, là cơ sở công lập đầu tiên trong cả nước triển khai các kỹ thuật y học sinh sản hiện đại của thế giới trong chuẩn đoán và điều trị, trong đó nổi bật là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản - thụ tinh ống nghiệm, được ứng dụng từ năm 1997. Ảnh: Phương Vy - TTXVN
-
Việt Nam cũng được biết đến là quốc gia đang dần vươn lên vị trí quan trọng trong danh sách các nước sản xuất vắc xin trên thế giới. Trong ảnh: Vắc xin phối hợp Sởi – Rubella do Việt Nam sản xuất đã được thử nghiệm lâm sàng và được đánh giá là an toàn, hiệu quả cho người sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, phục vụ tiêm miễn phí cho trẻ em từ năm 2017. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
-
Chỉ riêng trong tháng 8/2019, Bệnh viện Trung ương Huế đã thực hiện thành công 21 ca ghép tạng; trong đó có 1 ca ghép gan, 2 ca ghép tim xuyên Việt và 18 ca ghép thận. Tính đến nay, Bệnh viện đã thực hiện hơn 800 trường hợp ghép tạng, gồm nhiều bệnh nhân được ghép tạng xuyên Việt. Điều này khẳng định kỹ thuật ghép tạng đã trở thành kỹ thuật thực hiện thường quy của Bệnh viện Trung ương Huế, với tỷ lệ thành công cao. Trong ảnh: Một ca ghép tạng được thực hiện tại Bệnh viện Trung ương Huế. Ảnh: Mai Trang - TTXVN
-
Trong ảnh: Mỗi năm, Trung tâm Tim mạch của Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện khoảng 5.000 ca tim mạch can thiệp với những kỹ thuật đặc biệt; trong đó, phát triển mạnh can thiệp tim bẩm sinh (không phải phẫu thuật) và khoảng 1.000 ca phẫu thuật tim hở, là đơn vị chủ lực thực hiện công tác ghép thận,…Ảnh: Quốc Việt – TTXVN
-
Trong ảnh: Ngày 16/10/2018, Ngân hàng Mô đầu tiên của Việt Nam đã khai trương tại Bệnh viện Việt Đức (Bộ Y tế). Đây là địa chỉ tiếp nhận, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển, cung ứng, trao đổi mô, nhằm mục đích khám chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học. Việt Nam đã làm chủ được các kỹ thuật ghép tạng quan trọng và thường gặp trong lâm sàng, như thận, tim, gan, tụy, phổi, tiến hành hơn 1.500 ca ghép mỗi năm với tỷ lệ thành công tương đương nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Sau thành công của ca ghép tạng "Xuyên Việt" ngày 4/9/2015, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Bộ Y tế) đã chia sẻ những hình ảnh về hành trình đưa lá gan và quả tim của người hiến tạng chết não từ Bệnh viện Chợ Rẫy (thành phố Hồ Chí Minh) ra Hà Nội để thực hiện ghép tạng, mang lại sự sống cho 2 bệnh nhân suy gan, suy tim giai đoạn cuối. Ảnh: TTXVN phát
-
Trong ảnh: Năm 2018, lần đầu tiên các chuyên gia Việt Nam thực hiện ghép phổi thành công và tiến hành lấy đồng thời 6 tạng từ cùng một người cho chết não để ghép cho 5 bệnh nhân. Ngày 12/12/2018, kíp mổ với thành phần 100% các thầy thuốc của BV Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện thành công kỹ thuật ghép hai phổi từ người cho chết não. Và đây cũng là lần đầu tiên, Việt Nam đã thực hiện lấy đồng thời 6 tạng để ghép từ cùng một người cho đa tạng chết não và đã tiến hành ghép 5 tạng cùng một thời điểm cho 4 bệnh nhân (1 tim, 2 phổi, 1 gan, 1 thận), và kết hợp điều phối “xuyên Việt” 1 thận cho bệnh nhi ở TP Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN phát
-
Trong ảnh: 114 năm (1906 - 2020) xây dựng và phát triển, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Bộ Y tế) tại Hà Nội là “cái nôi” của ngành ngoại khoa Việt Nam - trung tâm phẫu thuật lớn nhất của cả nước, là nơi thực hiện được nhiều ca ghép tạng và tỷ lệ thành công cao nhất của ngành với 13 ca ghép tim, 25 ca ghép gan, hơn 400 ca ghép thận và đang nghiên cứu ghép tụy, ghép phổi. Ảnh: Dương Ngọc - TTXVN
-
Bệnh viện Trung ương Huế đã thực hiện thành công gần 1000 ca ghép tạng, gồm nhiều bệnh nhân được ghép tạng xuyên Việt. Điều này khẳng định kỹ thuật ghép tạng đã trở thành kỹ thuật thực hiện thường quy của Bệnh viện Trung ương Huế, với tỷ lệ thành công cao. Trong ảnh: Ngày 3/6/2019, Bệnh viện Trương ương Huế tổ chức tiếp nhận 5 giác mạc từ Mỹ, ghép cho các bệnh nhân. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
-
Bệnh viện Nhi Trung ương trở thành địa chỉ tin cậy về phẫu thuật Nhi khoa trong cả nước. Nhiều kỹ thuật cao, mới được triển khai thành như: là cơ sở đầu tiên ở Việt Nam tiến hành ghép thận cho trẻ em (năm 2004), ghép gan cho bệnh nhi. Đặc biệt, đây là đơn vị đầu tiên tiến hành phẫu thuật tim hở và can thiệp tim mạch. Trong đó đã mổ tim hở thành công cho nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong ảnh: Phẫu thuật thành công ca bệnh hiếm gặp cho bé trai Rơ Chăng Khang (5 tuổi) bị thoát vị não nội sọ trước bẩm sinh. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
-
Trong ảnh: Từ cuối năm 2017, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội) áp dụng phương pháp chẩn đoán sớm ung thư dạ dày theo tiêu chuẩn của Hội Nội soi Nhật Bản. Phương pháp này sử dụng máy nội soi phóng đại cùng ánh sáng với dải băng tần hẹp (M-NBI) cho hình ảnh sắc nét ở mọi vị trí trên dạ dày, nhờ đó các bác sĩ nội soi đánh giá được hình thái bề mặt và cấu trúc vi mạch máu của niêm mạc dạ dày, từ đó đưa ra chẩn đoán sớm, chính xác hơn; dễ phát hiện tổn thương; cho phép sàng lọc và chẩn đoán ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm và giai đoạn rất sớm. Ảnh: TTXVN phát
-
Trong ảnh: Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiến hành ghép thận thành công cho một bệnh nhi suy thận mãn tính giai đoạn cuối từ người cho chết não. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, một trẻ em nhận được nguồn thận hiến từ người cho chết não. Ảnh: Đinh Hằng - TTXVN
-
Trong ảnh: Phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Nhi Trung ương vươn tới tầm cao thế giới, khởi đầu bằng triển khai kỹ thuật phẫu thuật nội soi mới trong phẫu thuật bệnh lý thoát vị bẹn cho 5 bệnh nhân, tháng 7/2017. Ảnh: TTXVN phát
-
Trong ảnh: Phương pháp phẫu thuật nội soi điều trị các bệnh lý tuyến giáp của Thầy thuốc Nhân dân, PGS.TS Trần Ngọc Lương, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương tại Hà Nội là Đề tài đạt loại xuất sắc của Chương trình khoa học cấp Nhà nước KC10-15, mở ra một hướng điều trị hiệu quả mới được đánh giá cao, góp phần quan trọng đưa nền y học Việt Nam có vị thế, uy tín trong khu vực và trên thế giới. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
-
Trong ảnh: Từ 16/5 đến 13/6/2018, 4 người chết não tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã hiến 8 quả thận, 4 quả tim và 4 gan để cứu sống 16 người mắc bệnh hiểm nghèo. Việt Nam đã thực hiện ghép thận từ 1992, ghép gan từ 2004, ghép tim từ 2010, ghép phổi từ người cho còn sống năm 2017 và 2018 ghép phổi từ người cho chết não lần đầu tiên. Ảnh: Dương Ngọc - TTXVN