Kỷ niệm 51 năm Ngày chiến thắng Khe Sanh, giải phóng Hướng Hóa (9/7/1968 - 9/7/2019)

  • Trong ảnh: Quân giải phóng Trị Thiên dồn dập trút bão lửa vào đầu giặc. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Trong ảnh: Quân giải phóng Trị Thiên dồn dập trút bão lửa vào đầu giặc. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Trong ảnh: Quân giải phóng Trị Thiên phục kích, đánh địch rút chạy khỏi Khe Sanh. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Trong ảnh: Quân giải phóng Trị Thiên phục kích, đánh địch rút chạy khỏi Khe Sanh. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Trong ảnh: Đồng bào Làng Vây gặp gỡ các chiến sĩ quân giải phóng trên đường trở về bản làng, nương rẫy sau khi quê hương được giải phóng. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Trong ảnh: Đồng bào Làng Vây gặp gỡ các chiến sĩ quân giải phóng trên đường trở về bản làng, nương rẫy sau khi quê hương được giải phóng. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh là một trong những chiến dịch tiến công và vây lấn quy mô lớn của các lực lượng binh chủng hợp thành, giành thắng lợi giòn giã, đạt được mục tiêu chiến dịch và hiệu quả chiến lược. Trong ảnh: Căn cứ Khe Sanh sau khi bị Quân giải phóng Bắc Quảng Trị tấn công, phá tan. Ảnh: Tư liệu - TTXVN
    Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh là một trong những chiến dịch tiến công và vây lấn quy mô lớn của các lực lượng binh chủng hợp thành, giành thắng lợi giòn giã, đạt được mục tiêu chiến dịch và hiệu quả chiến lược. Trong ảnh: Căn cứ Khe Sanh sau khi bị Quân giải phóng Bắc Quảng Trị tấn công, phá tan. Ảnh: Tư liệu - TTXVN
  • Ngày 20/1/1968, quân và dân Quảng Trị phối hợp với bộ đội chủ lực nổ súng tiến công chi khu quân sự, quận lỵ Hướng Hóa, tiến công điểm cao 832. Trong ảnh: Quân giải phóng dũng mãnh xung phong, tấn công vào đồn địch ở chi khu quân sự quận lỵ Hướng Hóa. Ảnh: Tư liệu  TTXVN
    Ngày 20/1/1968, quân và dân Quảng Trị phối hợp với bộ đội chủ lực nổ súng tiến công chi khu quân sự, quận lỵ Hướng Hóa, tiến công điểm cao 832. Trong ảnh: Quân giải phóng dũng mãnh xung phong, tấn công vào đồn địch ở chi khu quân sự quận lỵ Hướng Hóa. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Ngày 20/1/1968, quân và dân Quảng Trị phối hợp với bộ đội chủ lực nổ súng tiến công chi khu quân sự, quận lỵ Hướng Hóa, tiến công điểm cao 832. Trong ảnh: Quân giải phóng dũng mãnh xung phong, tấn công vào đồn địch ở chi khu quân sự quận lỵ Hướng Hóa. Ảnh: Tư liệu  TTXVN
    Ngày 20/1/1968, quân và dân Quảng Trị phối hợp với bộ đội chủ lực nổ súng tiến công chi khu quân sự, quận lỵ Hướng Hóa, tiến công điểm cao 832. Trong ảnh: Quân giải phóng dũng mãnh xung phong, tấn công vào đồn địch ở chi khu quân sự quận lỵ Hướng Hóa. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Trong ảnh: Sau khi đánh chiếm quận lỵ Hướng Hóa, các chiến sĩ quân giải phóng lợi dụng lô cốt địch để đập tan các đợt phản kích và bắn máy bay địch. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Trong ảnh: Sau khi đánh chiếm quận lỵ Hướng Hóa, các chiến sĩ quân giải phóng lợi dụng lô cốt địch để đập tan các đợt phản kích và bắn máy bay địch. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Ngày 1/4/1968, địch mở cuộc hành quân “Ngựa bay” (Lam Sơn 207) hòng cứu nguy cho căn cứ Khe Sanh. Quân ta ở mặt trận Khe Sanh cũng bước sang đợt 3 của chiến dịch, chuyển trọng tâm sang diệt quân chi viện của địch, đồng thời tiếp tục vây hãm Tà Cơn. Trong ảnh: Chiến sĩ quân giải phóng lấy thân mình làm giá súng để bắn máy bay địch. Ảnh: Tư liệu - TTXVN
    Ngày 1/4/1968, địch mở cuộc hành quân “Ngựa bay” (Lam Sơn 207) hòng cứu nguy cho căn cứ Khe Sanh. Quân ta ở mặt trận Khe Sanh cũng bước sang đợt 3 của chiến dịch, chuyển trọng tâm sang diệt quân chi viện của địch, đồng thời tiếp tục vây hãm Tà Cơn. Trong ảnh: Chiến sĩ quân giải phóng lấy thân mình làm giá súng để bắn máy bay địch. Ảnh: Tư liệu - TTXVN
  • Để giải cứu Khe Sanh, Mỹ dồn lực lượng mở cuộc hành quân “Scotland II” nhưng dưới mưa bom, bão đạn, bộ đội ta kiên cường xây dựng trận địa tiến công, vây lấn. Sân bay Tà Cơn hoàn toàn bị cô lập, trở thành “địa ngục trần gian” của quân Mỹ. Máy bay vận tải C130 tiếp tế và tải thương trung bình mỗi ngày 140 lần, nhưng chỉ có 40 lần liều chết hạ được cánh sau khi đã có máy bay và pháo dội bom, bắn phá dữ dội. Địch chấm dứt cuộc hành quân “Scotland II” vào ngày 26/6/1968. Trong ảnh: Quân giải phóng bao vây, bắn rơi máy bay vận tải C130 địch dùng để tiếp tế cho căn cứ  Khe Sanh. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Để giải cứu Khe Sanh, Mỹ dồn lực lượng mở cuộc hành quân “Scotland II” nhưng dưới mưa bom, bão đạn, bộ đội ta kiên cường xây dựng trận địa tiến công, vây lấn. Sân bay Tà Cơn hoàn toàn bị cô lập, trở thành “địa ngục trần gian” của quân Mỹ. Máy bay vận tải C130 tiếp tế và tải thương trung bình mỗi ngày 140 lần, nhưng chỉ có 40 lần liều chết hạ được cánh sau khi đã có máy bay và pháo dội bom, bắn phá dữ dội. Địch chấm dứt cuộc hành quân “Scotland II” vào ngày 26/6/1968. Trong ảnh: Quân giải phóng bao vây, bắn rơi máy bay vận tải C130 địch dùng để tiếp tế cho căn cứ Khe Sanh. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Trong ảnh: Trụ sở Ban Chỉ huy địa phương quân của ngụy tại quận lỵ Hướng Hóa sau khi bị quân giải phóng Bắc Quảng Trị tấn công, tiêu diệt. Ảnh: Tư liệu - TTXVN
    Trong ảnh: Trụ sở Ban Chỉ huy địa phương quân của ngụy tại quận lỵ Hướng Hóa sau khi bị quân giải phóng Bắc Quảng Trị tấn công, tiêu diệt. Ảnh: Tư liệu - TTXVN
  • Ngày 7/2/1968, lực lượng vũ trang Hướng Hóa cùng với bộ đội chủ lực hiệp đồng binh chủng nổ súng tiến công tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Làng Vây, phá vỡ vị trí then chốt trên tuyến phòng ngự Đường 9 - Khe Sanh của Mỹ - ngụy, góp phần chiến thắng Khe Sanh, giải phóng huyện Hướng Hóa Quảng Trị vào ngày 9/7/1968. Trong ảnh: Tù binh ngụy bị quân giải phóng bắt sống tại Làng Vây, ngày 7/2/1968. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Ngày 7/2/1968, lực lượng vũ trang Hướng Hóa cùng với bộ đội chủ lực hiệp đồng binh chủng nổ súng tiến công tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Làng Vây, phá vỡ vị trí then chốt trên tuyến phòng ngự Đường 9 - Khe Sanh của Mỹ - ngụy, góp phần chiến thắng Khe Sanh, giải phóng huyện Hướng Hóa Quảng Trị vào ngày 9/7/1968. Trong ảnh: Tù binh ngụy bị quân giải phóng bắt sống tại Làng Vây, ngày 7/2/1968. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Đối phó với âm mưu của Mỹ trong mùa khô lần thứ hai (1966-1967), Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định mở Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị, coi đây là một hướng tiến công của quân chủ lực nhằm tiêu diệt, tiêu hao địch, đồng thời kéo một lực lượng lớn quân Mỹ ra giam chân tại Đường 9 - Khe Sanh, thực hiện đòn nghi binh chiến lược cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Trong ảnh: Quân giải phóng Bắc Quảng Trị vượt đèo cao, suối sâu tiến vào mặt trận Khe Sanh. Ảnh: Tư liệu - TTXVN
    Đối phó với âm mưu của Mỹ trong mùa khô lần thứ hai (1966-1967), Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định mở Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị, coi đây là một hướng tiến công của quân chủ lực nhằm tiêu diệt, tiêu hao địch, đồng thời kéo một lực lượng lớn quân Mỹ ra giam chân tại Đường 9 - Khe Sanh, thực hiện đòn nghi binh chiến lược cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Trong ảnh: Quân giải phóng Bắc Quảng Trị vượt đèo cao, suối sâu tiến vào mặt trận Khe Sanh. Ảnh: Tư liệu - TTXVN
  • Trong ảnh: Xe tăng, xe bọc thép, xe vận tải quân sự của địch rút chạy rải rác khỏi căn cứ Khe Sanh. Ảnh: Tư liệu - TTXVN
    Trong ảnh: Xe tăng, xe bọc thép, xe vận tải quân sự của địch rút chạy rải rác khỏi căn cứ Khe Sanh. Ảnh: Tư liệu - TTXVN
  • Trong ảnh: Đợt 4 của chiến dịch, quân giải phóng chuyển sang truy kích địch rút chạy bằng đường bộ và đường không, không để địch tháo chạy khỏi Khe Sanh. Tuyến đường 9 từ Ca Lu lên biên giới Việt- Lào dài hơn 40 km được hoàn toàn giải phóng. Ảnh: Tư liệu - TTXVN
    Trong ảnh: Đợt 4 của chiến dịch, quân giải phóng chuyển sang truy kích địch rút chạy bằng đường bộ và đường không, không để địch tháo chạy khỏi Khe Sanh. Tuyến đường 9 từ Ca Lu lên biên giới Việt- Lào dài hơn 40 km được hoàn toàn giải phóng. Ảnh: Tư liệu - TTXVN
  • Trong ảnh: Chiến sĩ Đại đội 8 súng máy cao xạ Quân giải phóng mặt trận Khe Sanh chiến đấu với máy bay Mỹ trên điểm cao 689. Ảnh: Tư liệu - TTXVN
    Trong ảnh: Chiến sĩ Đại đội 8 súng máy cao xạ Quân giải phóng mặt trận Khe Sanh chiến đấu với máy bay Mỹ trên điểm cao 689. Ảnh: Tư liệu - TTXVN
  • 170 ngày đêm ròng rã chiến đấu liên tục và vô cùng anh dũng, quân giải phóng ở mặt trận Đường 9 - Khe Sanh đã chiến đấu oanh liệt, loại khỏi vòng chiến đấu 11.000 tên địch (có 2/3 là quân Mỹ), bắn rơi 197 máy bay, bắn chìm, bắn cháy 80 tàu vận tải, phá hủy 78 xe các loại, 46 khẩu pháo và nhiều phương tiện chiến tranh. Trong ảnh: Xác máy bay Mỹ bị quân giải phóng bắn rơi trong chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh. Ảnh: Tư liệu - TTXVN
    170 ngày đêm ròng rã chiến đấu liên tục và vô cùng anh dũng, quân giải phóng ở mặt trận Đường 9 - Khe Sanh đã chiến đấu oanh liệt, loại khỏi vòng chiến đấu 11.000 tên địch (có 2/3 là quân Mỹ), bắn rơi 197 máy bay, bắn chìm, bắn cháy 80 tàu vận tải, phá hủy 78 xe các loại, 46 khẩu pháo và nhiều phương tiện chiến tranh. Trong ảnh: Xác máy bay Mỹ bị quân giải phóng bắn rơi trong chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh. Ảnh: Tư liệu - TTXVN
  • 170 ngày đêm ròng rã chiến đấu liên tục và vô cùng anh dũng, quân giải phóng ở mặt trận Đường 9 - Khe Sanh đã chiến đấu oanh liệt, loại khỏi vòng chiến đấu 11.000 tên địch (có 2/3 là quân Mỹ), bắn rơi 197 máy bay, bắn chìm, bắn cháy 80 tàu vận tải, phá hủy 78 xe các loại, 46 khẩu pháo và nhiều phương tiện chiến tranh. Trong ảnh: Xác máy bay Mỹ bị quân giải phóng bắn rơi trong chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh. Ảnh: Tư liệu - TTXVN
    170 ngày đêm ròng rã chiến đấu liên tục và vô cùng anh dũng, quân giải phóng ở mặt trận Đường 9 - Khe Sanh đã chiến đấu oanh liệt, loại khỏi vòng chiến đấu 11.000 tên địch (có 2/3 là quân Mỹ), bắn rơi 197 máy bay, bắn chìm, bắn cháy 80 tàu vận tải, phá hủy 78 xe các loại, 46 khẩu pháo và nhiều phương tiện chiến tranh. Trong ảnh: Xác máy bay Mỹ bị quân giải phóng bắn rơi trong chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh. Ảnh: Tư liệu - TTXVN
Ngày 9/7/1968, lá cờ chiến thắng của quân giải phóng tung bay trên sân bay quân sự Tà Cơn, đánh dấu mốc thắng lợi của chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh, giải phóng huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị), hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nghi binh chiến lược, góp phần quan trọng vào thắng lợi của Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh. Từ đó, tạo yếu tố quan trọng trong chiến thắng Xuân Hè 1972, giải phóng Quảng Trị, tạo đà cho cuộc Tổng tiến công mùa Xuân lịch sử năm 1975 để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Ảnh: TTXVN

Ảnh Ảnh chuyên đề

Tin mới

TTXVN