Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh - Điểm đến hấp dẫn của Cố đô

  • Phục dựng long sàng tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
    Phục dựng long sàng tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
  • Đê nâng cấp chất lượng dịch vụ phục vụ khách tham quan Khu di tích, đơn vị đã đưa vào sử dụng hệ thống xe điện, thuyết minh tự động, trải nghiệm thực tế ảo. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
    Đê nâng cấp chất lượng dịch vụ phục vụ khách tham quan Khu di tích, đơn vị đã đưa vào sử dụng hệ thống xe điện, thuyết minh tự động, trải nghiệm thực tế ảo. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
  • Lam Kinh còn thu hút du khách bởi những truyền thuyết ly kỳ, như cây ổi cười, khi du khách chạm tay và cù nhẹ lên thân cây, toàn bộ cây sẽ rung lắc. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
    Lam Kinh còn thu hút du khách bởi những truyền thuyết ly kỳ, như cây ổi cười, khi du khách chạm tay và cù nhẹ lên thân cây, toàn bộ cây sẽ rung lắc. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
  • Với không gian cảnh quan, nền móng các công trình kiến trúc lăng mộ và nhiều di tích, di vật thời Hậu Lê còn lại, Lam Kinh trở thành điểm đến ý nghĩa và hấp dẫn đối với du khách. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
    Với không gian cảnh quan, nền móng các công trình kiến trúc lăng mộ và nhiều di tích, di vật thời Hậu Lê còn lại, Lam Kinh trở thành điểm đến ý nghĩa và hấp dẫn đối với du khách. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
  • Dự tính năm 2024, Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh đón khoảng 320.000 lượt khách, trong đó có hơn 2.500 khách quốc tế, vượt 14,2% kế hoạch. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
    Dự tính năm 2024, Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh đón khoảng 320.000 lượt khách, trong đó có hơn 2.500 khách quốc tế, vượt 14,2% kế hoạch. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
  • Nơi nhà Vua thiết triều trong chính điện. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
    Nơi nhà Vua thiết triều trong chính điện. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
  • Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh thuộc địa phận xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 50km về phía Tây Bắc. Ảnh: TTXVN phát
    Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh thuộc địa phận xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 50km về phía Tây Bắc. Ảnh: TTXVN phát
  • Ngoài giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, Khu di tích Lam Kinh còn được bao bọc bởi cảnh quan, sinh thái của hơn 169ha rừng với nhiều động, thực vật quý. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
    Ngoài giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, Khu di tích Lam Kinh còn được bao bọc bởi cảnh quan, sinh thái của hơn 169ha rừng với nhiều động, thực vật quý. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
  • Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh là điểm đến hấp dẫn cho du khách muốn khám phá và tìm hiểu lịch sử Việt Nam và vương triều Lê Sơ. Ảnh: TTXVN
    Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh là điểm đến hấp dẫn cho du khách muốn khám phá và tìm hiểu lịch sử Việt Nam và vương triều Lê Sơ. Ảnh: TTXVN
  • Giếng ngọc cổ trong Khu di tích Lam Kinh. Ảnh: TTXVN
    Giếng ngọc cổ trong Khu di tích Lam Kinh. Ảnh: TTXVN
  • Phục dựng long sàng tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
    Phục dựng long sàng tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
  • Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh là điểm đến hấp dẫn cho du khách muốn khám phá và tìm hiểu lịch sử Việt Nam và vương triều Lê Sơ. Ảnh: TTXVN
    Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh là điểm đến hấp dẫn cho du khách muốn khám phá và tìm hiểu lịch sử Việt Nam và vương triều Lê Sơ. Ảnh: TTXVN
  • Khu di tích được chia thành các khu vực chính gồm điện, miếu, lăng mộ và các khu vực tản bộ và thư giãn. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
    Khu di tích được chia thành các khu vực chính gồm điện, miếu, lăng mộ và các khu vực tản bộ và thư giãn. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
  • Nhiều hạng mục công trình kiến trúc, cảnh quan tại đây đã được bảo tồn, trùng tu, tôn tạo: La thành, cầu Bạch, giếng cổ, Ngọ môn, sân rồng, khu lăng mộ, nhà che bia, các tòa Thái Miếu, chính điện, hồ Tây, hệ thống đường tham quan di tích, và đặc biệt là chính điện Lam Kinh. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
    Nhiều hạng mục công trình kiến trúc, cảnh quan tại đây đã được bảo tồn, trùng tu, tôn tạo: La thành, cầu Bạch, giếng cổ, Ngọ môn, sân rồng, khu lăng mộ, nhà che bia, các tòa Thái Miếu, chính điện, hồ Tây, hệ thống đường tham quan di tích, và đặc biệt là chính điện Lam Kinh. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
  • Đến đây du khách sẽ được khám phá Bảo vật quốc gia bia Vĩnh Lăng Lam Sơn, đặt tại lăng Vua Lê Thái Tổ, được đánh giá là đỉnh cao của nghệ thuật trang trí, điêu khắc Việt Nam thời Lê Sơ. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
    Đến đây du khách sẽ được khám phá Bảo vật quốc gia bia Vĩnh Lăng Lam Sơn, đặt tại lăng Vua Lê Thái Tổ, được đánh giá là đỉnh cao của nghệ thuật trang trí, điêu khắc Việt Nam thời Lê Sơ. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
  • Vĩnh Lăng, nơi an nghỉ của Vua Lê Thái Tổ, chỉ cách điện Lam Kinh khoảng 50 mét. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
    Vĩnh Lăng, nơi an nghỉ của Vua Lê Thái Tổ, chỉ cách điện Lam Kinh khoảng 50 mét. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
  • Sân rồng rộng hơn 3.500m2 là nơi diễn ra các nghi thức tế lễ tại khu di tích. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
    Sân rồng rộng hơn 3.500m2 là nơi diễn ra các nghi thức tế lễ tại khu di tích. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
  • Du khách tham quan giếng ngọc cổ trong Khu di tích Lam Kinh. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
    Du khách tham quan giếng ngọc cổ trong Khu di tích Lam Kinh. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, cố đô của triều Hậu Lê, hiện là một điểm đến hấp dẫn của tỉnh Thanh Hóa. Dự tính năm 2024, di tích này đón khoảng 320.000 lượt khách, trong đó có hơn 2.500 khách quốc tế, vượt 14,2% kế hoạch. Để thu hút du khách nhiều hơn trong thời gian tới, Ban Quản lý Khu di tích Lam Kinh nâng cao chất lượng hướng dẫn, thuyết minh; xây dựng phòng đọc, tra cứu tư liệu về triều đại Vua Lê và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; xây dựng tour liên kết di tích Lam Kinh với các di tích và tuyến du lịch phụ cận như: chùa Đầm, chùa Linh Cảnh, đền thờ Trịnh Thị Ngọc Lữ, suối cá thần Cẩm Lương, Sầm Sơn, Thành Nhà Hồ... Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Ảnh Ảnh chuyên đề

Tin mới

TTXVN