Đảng Cộng sản Việt Nam - Người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

  • Đại thắng mùa Xuân 1975 chính là “cột mốc vàng” của lịch sử dân tộc, khẳng định đường lối lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng trong “cuộc đụng đầu lịch sử” chống đế quốc Mỹ xâm lược. Trong ảnh: Lễ đón Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng Đoàn đại biểu Ban chấp hành TW Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ VNDCCH và MTTTQ đến Sài Gòn dự lễ mít tinh mừng chiến thắng vĩ đại của dân tộc, đã đến sân bay Tân Sơn Nhất, sáng 13/5/1975. Ảnh: TTXVN
    Đại thắng mùa Xuân 1975 chính là “cột mốc vàng” của lịch sử dân tộc, khẳng định đường lối lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng trong “cuộc đụng đầu lịch sử” chống đế quốc Mỹ xâm lược. Trong ảnh: Lễ đón Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng Đoàn đại biểu Ban chấp hành TW Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ VNDCCH và MTTTQ đến Sài Gòn dự lễ mít tinh mừng chiến thắng vĩ đại của dân tộc, đã đến sân bay Tân Sơn Nhất, sáng 13/5/1975. Ảnh: TTXVN
  •  Nhân dân Thủ đô Phnom Penh tiễn một đơn vị quân tình nguyện Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ trở về Tổ quốc (6/1984). Ảnh: TTXVN
    Nhân dân Thủ đô Phnom Penh tiễn một đơn vị quân tình nguyện Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ trở về Tổ quốc (6/1984). Ảnh: TTXVN
  • Đại hội Mặt trận thống nhất Việt Nam được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 31/1 - 4/2/1977, hợp nhất 3 tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam, lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đại hội đã hiệp thương, giới thiệu 191 vị tham gia UBTƯ MTTQ Việt Nam. Đoàn Chủ tịch gồm 45 vị. Chủ tịch danh dự là đồng chí Tôn Đức Thắng; Chủ tịch là đồng chí Hoàng Quốc Việt. Ảnh: Kim Hùng - TTXVN
    Đại hội Mặt trận thống nhất Việt Nam được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 31/1 - 4/2/1977, hợp nhất 3 tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam, lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đại hội đã hiệp thương, giới thiệu 191 vị tham gia UBTƯ MTTQ Việt Nam. Đoàn Chủ tịch gồm 45 vị. Chủ tịch danh dự là đồng chí Tôn Đức Thắng; Chủ tịch là đồng chí Hoàng Quốc Việt. Ảnh: Kim Hùng - TTXVN
  • Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, Đoàn 125 thành lập biên đội gồm 3 tàu để chở lực lượng đặc công hải quân ra giải phóng hầu hết các đảo trong quần đảo Trường Sa. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, Đoàn 125 thành lập biên đội gồm 3 tàu để chở lực lượng đặc công hải quân ra giải phóng hầu hết các đảo trong quần đảo Trường Sa. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Sau ngày giải phóng, để đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, các đoàn y tế của thành phố và các quận của Sài Gòn về tận phường, khóm khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho nhân dân (7/1975). Ảnh: Đinh Quang Thành - TTXVN
    Sau ngày giải phóng, để đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, các đoàn y tế của thành phố và các quận của Sài Gòn về tận phường, khóm khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho nhân dân (7/1975). Ảnh: Đinh Quang Thành - TTXVN
  •  Thành phố Hồ Chí Minh tập trung giải quyết nhiều vấn đề cấp bách, đặc biệt là khôi phục sản xuất và ổn định tình hình kinh tế - xã hội sau ngày giải phóng. Trong ảnh: Công nhân nhà máy sản xuất thuốc âu dược Hadzer Sài Gòn đẩy mạnh sản xuất nhiều loại thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho nhân dân (7/1975). Ảnh: Quang Thành - TTXVN
    Thành phố Hồ Chí Minh tập trung giải quyết nhiều vấn đề cấp bách, đặc biệt là khôi phục sản xuất và ổn định tình hình kinh tế - xã hội sau ngày giải phóng. Trong ảnh: Công nhân nhà máy sản xuất thuốc âu dược Hadzer Sài Gòn đẩy mạnh sản xuất nhiều loại thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho nhân dân (7/1975). Ảnh: Quang Thành - TTXVN
  • Sáng 15/5/1975, hàng triệu nhân dân Sài Gòn – Gia Định đổ về quảng trường trước trụ sở Ủy ban quân quản thành phố để dự Lễ mừng chiến thắng. Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, MTTQ Việt Nam tham dự buổi lễ trọng đại này. Ảnh: TTXVN
    Sáng 15/5/1975, hàng triệu nhân dân Sài Gòn – Gia Định đổ về quảng trường trước trụ sở Ủy ban quân quản thành phố để dự Lễ mừng chiến thắng. Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, MTTQ Việt Nam tham dự buổi lễ trọng đại này. Ảnh: TTXVN
  • Bến Năm Căn (Cà Mau) sau ngày giải phóng. Sau khi Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trưa 30/4, sáng 1/5/1975, tỉnh Cà Mau chính thức được giải phóng. Ảnh: TTXVN
    Bến Năm Căn (Cà Mau) sau ngày giải phóng. Sau khi Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trưa 30/4, sáng 1/5/1975, tỉnh Cà Mau chính thức được giải phóng. Ảnh: TTXVN
  • Lần lượt các ngày 26/3 và 29/3, Huế và Đà Nẵng được giải phóng. Đến ngày 3/4, toàn bộ các tỉnh đồng bằng ven biển miền Trung được giải phóng. Trong ảnh: Quân giải phóng tiến qua đèo Cả (Khánh Hòa) vào giải phóng các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ. Ảnh: Lâm Hồng Long - TTXVN
    Lần lượt các ngày 26/3 và 29/3, Huế và Đà Nẵng được giải phóng. Đến ngày 3/4, toàn bộ các tỉnh đồng bằng ven biển miền Trung được giải phóng. Trong ảnh: Quân giải phóng tiến qua đèo Cả (Khánh Hòa) vào giải phóng các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ. Ảnh: Lâm Hồng Long - TTXVN
  • 11h 30phút ngày 30/4/1975, xe tăng quân Giải phóng băng qua cánh cổng sắt, đánh chiếm Phủ Tổng thống ngụy Sài Gòn, sào huyệt cuối cùng của quân địch, kết thúc oanh liệt cuộc trường chinh 30 năm chống ngoại xâm của dân tộc. Ảnh: Mai Hưởng-TTXVN
    11h 30phút ngày 30/4/1975, xe tăng quân Giải phóng băng qua cánh cổng sắt, đánh chiếm Phủ Tổng thống ngụy Sài Gòn, sào huyệt cuối cùng của quân địch, kết thúc oanh liệt cuộc trường chinh 30 năm chống ngoại xâm của dân tộc. Ảnh: Mai Hưởng-TTXVN
  • Chiến dịch Huế - Đà Nẵng đã trực tiếp đập tan âm mưu co cụm chiến lược của địch, cùng với chiến dịch Tây Nguyên góp phần quyết định, đẩy nhanh tới chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trong ảnh: Bộ đội giải phóng tiến vào Ngọ Môn (Huế) sáng 26/3/1975. Thừa Thiên - Huế được hoàn toàn giải phóng. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Chiến dịch Huế - Đà Nẵng đã trực tiếp đập tan âm mưu co cụm chiến lược của địch, cùng với chiến dịch Tây Nguyên góp phần quyết định, đẩy nhanh tới chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trong ảnh: Bộ đội giải phóng tiến vào Ngọ Môn (Huế) sáng 26/3/1975. Thừa Thiên - Huế được hoàn toàn giải phóng. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Cờ của Chính phủ cách mạng lâm thời tung bay trên cột cờ thành phố Huế (1975). Ảnh: Lâm Hồng Long - TTXVN
    Cờ của Chính phủ cách mạng lâm thời tung bay trên cột cờ thành phố Huế (1975). Ảnh: Lâm Hồng Long - TTXVN
  • Với Hiệp định Paris, nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu “đánh cho Mỹ cút”, mở ra một giai đoạn mới, tạo thuận lợi để tiếp tục “đánh cho Ngụy nhào” trong Đại thắng Mùa Xuân 1975, hoàn thành tâm nguyện của Bác Hồ kính yêu, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trong ảnh: Lính Mỹ lên máy bay rút khỏi miền Nam Việt Nam dưới sự giám sát của Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và quân Giải phóng, tại sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 19/3/1973. Ảnh: Hứa Kiểm – TTXVN
    Với Hiệp định Paris, nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu “đánh cho Mỹ cút”, mở ra một giai đoạn mới, tạo thuận lợi để tiếp tục “đánh cho Ngụy nhào” trong Đại thắng Mùa Xuân 1975, hoàn thành tâm nguyện của Bác Hồ kính yêu, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trong ảnh: Lính Mỹ lên máy bay rút khỏi miền Nam Việt Nam dưới sự giám sát của Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và quân Giải phóng, tại sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 19/3/1973. Ảnh: Hứa Kiểm – TTXVN
  • Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình tại Việt Nam (1973) là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.Trong ảnh: Chiến sĩ ta thoát khỏi ngục tù của Mỹ ngụy để trở về vùng giải phóng, trong buổi trao trả tù binh trên sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị, ngày 9/3/1973. Ảnh: Chu Chí Thành – TTXVN
    Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình tại Việt Nam (1973) là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.Trong ảnh: Chiến sĩ ta thoát khỏi ngục tù của Mỹ ngụy để trở về vùng giải phóng, trong buổi trao trả tù binh trên sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị, ngày 9/3/1973. Ảnh: Chu Chí Thành – TTXVN
  • Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong buổi ra mắt, ngày 6/6/1969 tại vùng giải phóng Tây Ninh. Sự ra đời của CPCMLTCHMNVN, như một đối tác chính trị chính thức đại diện cho miền Nam Việt Nam, đã gây thêm áp lực trong vòng đàm phán Paris. Ảnh: TTXVN
    Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong buổi ra mắt, ngày 6/6/1969 tại vùng giải phóng Tây Ninh. Sự ra đời của CPCMLTCHMNVN, như một đối tác chính trị chính thức đại diện cho miền Nam Việt Nam, đã gây thêm áp lực trong vòng đàm phán Paris. Ảnh: TTXVN
  • Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình ký văn kiện Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ngày 27/1/1973, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở thủ đô Paris (Pháp). Ảnh: Văn Lượng - TTXVN
    Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình ký văn kiện Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ngày 27/1/1973, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở thủ đô Paris (Pháp). Ảnh: Văn Lượng - TTXVN
  • Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình tại Việt Nam (1973) là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu “đánh cho Mỹ cút”, mở ra một giai đoạn mới, tạo thuận lợi để tiếp tục “đánh cho Ngụy nhào” trong Đại thắng Mùa Xuân 1975, hoàn thành tâm nguyện của Bác Hồ kính yêu, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: TTXVN
    Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình tại Việt Nam (1973) là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu “đánh cho Mỹ cút”, mở ra một giai đoạn mới, tạo thuận lợi để tiếp tục “đánh cho Ngụy nhào” trong Đại thắng Mùa Xuân 1975, hoàn thành tâm nguyện của Bác Hồ kính yêu, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: TTXVN
  • Thời kỳ 1955-1975, Đảng lãnh đạo đất nước giành được những thắng lợi to lớn, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam. Trong ảnh: Thanh niên Thủ đô phấn khởi lên đường tòng quân chống Mỹ, cứu nước (1972). Ảnh: Ngọc Quán - TTXVN
    Thời kỳ 1955-1975, Đảng lãnh đạo đất nước giành được những thắng lợi to lớn, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam. Trong ảnh: Thanh niên Thủ đô phấn khởi lên đường tòng quân chống Mỹ, cứu nước (1972). Ảnh: Ngọc Quán - TTXVN
  • Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam, trở thành một dấu ấn chói lọi, một kỳ tích của thế kỷ XX. Trong ảnh: Xác máy bay ném bom B-52 bị tên lửa của Tiểu đoàn 72, Sư đoàn 361 bắn rơi tại chỗ xuống phố Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) đêm 27/12/1972. Ảnh: Minh Trường - TTXVN
    Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam, trở thành một dấu ấn chói lọi, một kỳ tích của thế kỷ XX. Trong ảnh: Xác máy bay ném bom B-52 bị tên lửa của Tiểu đoàn 72, Sư đoàn 361 bắn rơi tại chỗ xuống phố Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) đêm 27/12/1972. Ảnh: Minh Trường - TTXVN
  • Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam, trở thành một dấu ấn chói lọi, một kỳ tích của thế kỷ XX. Trong ảnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân, ngày 30/12/1972, lực lượng nòng cốt cùng quân và dân Thủ đô đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ vào Hà Nội. Ảnh: TTXVN
    Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam, trở thành một dấu ấn chói lọi, một kỳ tích của thế kỷ XX. Trong ảnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân, ngày 30/12/1972, lực lượng nòng cốt cùng quân và dân Thủ đô đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ vào Hà Nội. Ảnh: TTXVN
  • Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam, trở thành một dấu ấn chói lọi, một kỳ tích của thế kỷ XX. Trong ảnh: Một trong 5 chiếc máy bay Mỹ bị quân và dân Hà Nội bắn rơi ngày 27/6/1972 đang bốc cháy trên bầu trời Thủ đô. Đây là chiếc máy bay Mỹ thứ 3.700 bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc. Ảnh: Văn Bảo - TTXVN
    Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam, trở thành một dấu ấn chói lọi, một kỳ tích của thế kỷ XX. Trong ảnh: Một trong 5 chiếc máy bay Mỹ bị quân và dân Hà Nội bắn rơi ngày 27/6/1972 đang bốc cháy trên bầu trời Thủ đô. Đây là chiếc máy bay Mỹ thứ 3.700 bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc. Ảnh: Văn Bảo - TTXVN
  • Những thắng lợi to lớn trong chiến dịch Tây Nguyên là cơ sở để Bộ Chính trị kịp thời bổ sung quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong năm 1975. Trong ảnh: Nhân dân Tây Nguyên cùng bộ đội kéo pháo để đánh chiếm các đỉnh cao ở Pleiku. Ảnh: TTXVN
    Những thắng lợi to lớn trong chiến dịch Tây Nguyên là cơ sở để Bộ Chính trị kịp thời bổ sung quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong năm 1975. Trong ảnh: Nhân dân Tây Nguyên cùng bộ đội kéo pháo để đánh chiếm các đỉnh cao ở Pleiku. Ảnh: TTXVN
  • Những thắng lợi to lớn trong chiến dịch Tây Nguyên là cơ sở để Bộ Chính trị kịp thời bổ sung quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong năm 1975. Trong ảnh: Pháo binh và xe tăng quân giải phóng trên đường hành quân vào giải phóng Quy Nhơn. Ảnh: Vũ Tạo - TTXVN
    Những thắng lợi to lớn trong chiến dịch Tây Nguyên là cơ sở để Bộ Chính trị kịp thời bổ sung quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong năm 1975. Trong ảnh: Pháo binh và xe tăng quân giải phóng trên đường hành quân vào giải phóng Quy Nhơn. Ảnh: Vũ Tạo - TTXVN
  • Thời kỳ 1955-1975, Đảng lãnh đạo đất nước giành được những thắng lợi to lớn, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam. Trong ảnh: Phụ nữ đội sản xuất Mỹ Lộc, Hơp tác xã Ngô Đồng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình mở hội cấy mùa đúng thời vụ, đúng kỹ thuật, tăng năng suất lao động (năm 1970). Ảnh: Thái Khải - TTXVN
    Thời kỳ 1955-1975, Đảng lãnh đạo đất nước giành được những thắng lợi to lớn, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam. Trong ảnh: Phụ nữ đội sản xuất Mỹ Lộc, Hơp tác xã Ngô Đồng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình mở hội cấy mùa đúng thời vụ, đúng kỹ thuật, tăng năng suất lao động (năm 1970). Ảnh: Thái Khải - TTXVN
  • Bất chấp những ngăn chặn khốc liệt, tàn bạo, bằng nhiều lực lượng, nhiều thủ đoạn, nhiều loại phương tiện chiến tranh và vũ khí hiện đại nhất lúc bấy giờ của Mỹ, tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn vẫn không ngừng phát triển, đáp ứng sự chi viện to lớn, toàn diện, liên tục, mạnh mẽ của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam (1969). Ảnh: Văn Sắc-TTXVN
    Bất chấp những ngăn chặn khốc liệt, tàn bạo, bằng nhiều lực lượng, nhiều thủ đoạn, nhiều loại phương tiện chiến tranh và vũ khí hiện đại nhất lúc bấy giờ của Mỹ, tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn vẫn không ngừng phát triển, đáp ứng sự chi viện to lớn, toàn diện, liên tục, mạnh mẽ của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam (1969). Ảnh: Văn Sắc-TTXVN
  •  Các chiến trường ở miền Nam gấp rút chuẩn bị lực lượng, phương án tác chiến và phát động quần chúng nổi dậy, hậu cần tiếp tế, thông tin liên lạc…ở vùng ven và trong các đô thị trên toàn miền Nam. Trong ảnh: Vượt suối vận chuyển đạn dược phục vụ mặt trận Thừa Thiên Huế. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Các chiến trường ở miền Nam gấp rút chuẩn bị lực lượng, phương án tác chiến và phát động quần chúng nổi dậy, hậu cần tiếp tế, thông tin liên lạc…ở vùng ven và trong các đô thị trên toàn miền Nam. Trong ảnh: Vượt suối vận chuyển đạn dược phục vụ mặt trận Thừa Thiên Huế. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, mở ra điều kiện và thời cơ cho những đòn tấn công tiếp theo mà đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong ảnh: Quân giải phóng tấn công các địa điểm quan trọng của Mỹ tại Sài Gòn trong trận Tết Mậu Thân 1968. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, mở ra điều kiện và thời cơ cho những đòn tấn công tiếp theo mà đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong ảnh: Quân giải phóng tấn công các địa điểm quan trọng của Mỹ tại Sài Gòn trong trận Tết Mậu Thân 1968. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Quân giải phóng Sài Gòn - Gia Định tuyên thệ, nhận nhiệm vụ trước giờ xuất kích trong trận Tết Mậu Thân 1968. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Quân giải phóng Sài Gòn - Gia Định tuyên thệ, nhận nhiệm vụ trước giờ xuất kích trong trận Tết Mậu Thân 1968. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • 10 trong số 12 cô gái Tiểu đội 4, Đại đội Thanh niên xung phong 552 đang san lấp hố bom này đã hy sinh anh dũng cuối năm 1968 khi làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông tại Ngã ba Đồng Lộc, một trọng điểm đánh phá ác liệt nhất của Mỹ ở Hà Tĩnh. Ảnh: Văn Sắc – TTXVN
    10 trong số 12 cô gái Tiểu đội 4, Đại đội Thanh niên xung phong 552 đang san lấp hố bom này đã hy sinh anh dũng cuối năm 1968 khi làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông tại Ngã ba Đồng Lộc, một trọng điểm đánh phá ác liệt nhất của Mỹ ở Hà Tĩnh. Ảnh: Văn Sắc – TTXVN
  • Ngày 23/10/1961, Bộ Quốc phòng thành lập Đoàn vận tải quân sự 759 mở đường chiến lược mới - Đường Hồ Chí Minh trên biển để vận chuyển người và vũ khí đến các chiến trường xa ở miền Nam. Ảnh: TTXVN phát
    Ngày 23/10/1961, Bộ Quốc phòng thành lập Đoàn vận tải quân sự 759 mở đường chiến lược mới - Đường Hồ Chí Minh trên biển để vận chuyển người và vũ khí đến các chiến trường xa ở miền Nam. Ảnh: TTXVN phát
  • Các thành viên của Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên thệ trong Lễ thành lập Mặt trận, ngày 20/12/1960, tại Tây Ninh. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Các thành viên của Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên thệ trong Lễ thành lập Mặt trận, ngày 20/12/1960, tại Tây Ninh. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Ở miền Nam, phong trào đấu tranh chính trị của thanh niên, học sinh, sinh viên tuy bị đế quốc Mỹ và tay sai đàn áp dã man song không hề nào núng. Trong những ngày Đồng Khởi 1960, các đội
    Ở miền Nam, phong trào đấu tranh chính trị của thanh niên, học sinh, sinh viên tuy bị đế quốc Mỹ và tay sai đàn áp dã man song không hề nào núng. Trong những ngày Đồng Khởi 1960, các đội "Trung kiên", "Xung phong" do thanh niên đảm nhận được thành lập ở khắp mọi nơi, tiến hành vây đồn, phá ấp chiến lược... Ảnh: TTXVN
  • Bất chấp bom đạn ác liệt, lực lượng công binh và thanh niên xung phong đã bám trụ mặt đường, lao động cật lực suốt ngày đêm để đảm bảo thông xe Tuyến đường 20 Quyết Thắng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Hữu Ngôi - TTXVN
    Bất chấp bom đạn ác liệt, lực lượng công binh và thanh niên xung phong đã bám trụ mặt đường, lao động cật lực suốt ngày đêm để đảm bảo thông xe Tuyến đường 20 Quyết Thắng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Hữu Ngôi - TTXVN
  • Thời kỳ 1955-1975, Đảng lãnh đạo đất nước giành được những thắng lợi to lớn, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam. Trong ảnh: Nam, nữ thanh niên xã Đông Phú (Quảng Bình) giúp bộ đội kéo pháo vào trận địa (1965). Ảnh: Đức Như - TTXVN
    Thời kỳ 1955-1975, Đảng lãnh đạo đất nước giành được những thắng lợi to lớn, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam. Trong ảnh: Nam, nữ thanh niên xã Đông Phú (Quảng Bình) giúp bộ đội kéo pháo vào trận địa (1965). Ảnh: Đức Như - TTXVN
  • Trong phong trào
    Trong phong trào "3 đảm nhiệm", chị em phụ nữ HTX Hòa Bình (Đại Từ, Bắc Thái) không chỉ đảm nhiệm phần việc cày bừa của nam giới mà còn luyện tập quân sự để sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ sản xuất (1965). Ảnh: Văn Bảng - TTXVN
  • Đoàn quân giải phóng vượt Trường Sơn qua  những cầu tre cheo leo trên vách núi. Ảnh: Minh Trường - TTXVN
    Đoàn quân giải phóng vượt Trường Sơn qua những cầu tre cheo leo trên vách núi. Ảnh: Minh Trường - TTXVN
  • Thời kỳ 1955-1975, Đảng lãnh đạo đất nước giành được những thắng lợi to lớn, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam. Trong ảnh: Điều khiển máy đóng cọc để làm đê quai xanh chắn nước trong thi công xây dựng triền tàu Nhà máy đóng tàu Hải Phòng (1960). Ảnh: Lâm Hồng - TTXVN
    Thời kỳ 1955-1975, Đảng lãnh đạo đất nước giành được những thắng lợi to lớn, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam. Trong ảnh: Điều khiển máy đóng cọc để làm đê quai xanh chắn nước trong thi công xây dựng triền tàu Nhà máy đóng tàu Hải Phòng (1960). Ảnh: Lâm Hồng - TTXVN
  • Thời kỳ 1955-1975, Đảng lãnh đạo đất nước giành được những thắng lợi to lớn, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam. Trong ảnh: Đội công nhân lao động HTX Thúy Đại, huyện Yên Định (Thanh Hóa) cấy lúa mùa (1962). Ảnh: Tôn Uẩn - TTXVN
    Thời kỳ 1955-1975, Đảng lãnh đạo đất nước giành được những thắng lợi to lớn, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam. Trong ảnh: Đội công nhân lao động HTX Thúy Đại, huyện Yên Định (Thanh Hóa) cấy lúa mùa (1962). Ảnh: Tôn Uẩn - TTXVN
  • Đoàn viên Chi đoàn thanh niên xã Tam Sơn, huyện Yên Dũng, Bắc Giang đổ gạo tiết kiệm, đưa vào quỹ tín dụng để đoàn viên thiếu thì cho vay (28/6/1960). Ảnh: Đức Như - TTXVN
    Đoàn viên Chi đoàn thanh niên xã Tam Sơn, huyện Yên Dũng, Bắc Giang đổ gạo tiết kiệm, đưa vào quỹ tín dụng để đoàn viên thiếu thì cho vay (28/6/1960). Ảnh: Đức Như - TTXVN
  • Thời kỳ 1955-1975, Đảng lãnh đạo đất nước giành được những thắng lợi to lớn, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam. Trong ảnh: Nhà máy dệt kim Đông Xuân được khánh thành ngày 13/10/1959. Ảnh: Duy Đức - TTXVN
    Thời kỳ 1955-1975, Đảng lãnh đạo đất nước giành được những thắng lợi to lớn, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam. Trong ảnh: Nhà máy dệt kim Đông Xuân được khánh thành ngày 13/10/1959. Ảnh: Duy Đức - TTXVN
  • Bộ đội ta từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội, ngày 10/10/1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Bộ đội ta từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội, ngày 10/10/1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Chiếc tàu Djiring chở quân Pháp rút lui khỏi bến Sáu Kho (Hải Phòng), ngày 13/5/1955, đánh dấu mốc lịch sử miền Bắc hoàn toàn được giải phóng. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Chiếc tàu Djiring chở quân Pháp rút lui khỏi bến Sáu Kho (Hải Phòng), ngày 13/5/1955, đánh dấu mốc lịch sử miền Bắc hoàn toàn được giải phóng. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Ngày 20/7/1954, tại Geneva (Thụy Sĩ), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt Chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ký Hiệp định đình chiến ở Việt Nam. Ngay sau đó, Hiệp định đình chiến ở Lào và Campuchia cũng được ký kết. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Ngày 20/7/1954, tại Geneva (Thụy Sĩ), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt Chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ký Hiệp định đình chiến ở Việt Nam. Ngay sau đó, Hiệp định đình chiến ở Lào và Campuchia cũng được ký kết. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là sự kết tinh của nhiều nhân tố, mà quan trong nhất là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, buộc Chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Geneva chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta (20/7/1954). Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là sự kết tinh của nhiều nhân tố, mà quan trong nhất là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, buộc Chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Geneva chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta (20/7/1954). Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu cho các chiến sĩ lập nhiều chiến công trong chiến dịch Điện Biên Phủ, tháng 5/1954. Ảnh: TTXVN
    Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu cho các chiến sĩ lập nhiều chiến công trong chiến dịch Điện Biên Phủ, tháng 5/1954. Ảnh: TTXVN
  • Ngày 7/5/1954, toàn bộ Tập đoàn cứ điểm của địch ở Điện Biên Phủ đã bị tiêu diệt. Lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt đầy hy sinh, gian khổ kéo dài suốt 9 năm. Ảnh: Triệu Đại – TTXVN
    Ngày 7/5/1954, toàn bộ Tập đoàn cứ điểm của địch ở Điện Biên Phủ đã bị tiêu diệt. Lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt đầy hy sinh, gian khổ kéo dài suốt 9 năm. Ảnh: Triệu Đại – TTXVN
  • Chiều 7/5/1954, quân đội nhân dân Việt Nam đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp, bắt sống tướng chỉ huy De Castries, kết thúc thắng lợi trận quyết chiến chiến lược kéo dài suốt 56 ngày đêm. Ảnh: TTXVN
    Chiều 7/5/1954, quân đội nhân dân Việt Nam đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp, bắt sống tướng chỉ huy De Castries, kết thúc thắng lợi trận quyết chiến chiến lược kéo dài suốt 56 ngày đêm. Ảnh: TTXVN
  • Ngày 14/9/1946, tại Paris, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Pháp bản Tạm ước, tiếp tục nhượng bộ một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam để có thời gian xây dựng và củng cổ lực lượng, tạo thêm thời gian hòa hoãn quý báu cho chính quyền cách mạng non trẻ chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. Ảnh:  TTXVN
    Ngày 14/9/1946, tại Paris, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Pháp bản Tạm ước, tiếp tục nhượng bộ một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam để có thời gian xây dựng và củng cổ lực lượng, tạo thêm thời gian hòa hoãn quý báu cho chính quyền cách mạng non trẻ chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. Ảnh: TTXVN
  • Các chiến sĩ Vệ Quốc đoàn chiến đấu kiên cường, bảo vệ từng ngôi nhà, tấc đất của Thủ đô trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, tháng 12/1946. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Các chiến sĩ Vệ Quốc đoàn chiến đấu kiên cường, bảo vệ từng ngôi nhà, tấc đất của Thủ đô trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, tháng 12/1946. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Trước âm mưu, hành động xâm lược của thực dân Pháp, ngày 18 và 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghị tại Vạn Phúc (Hà Đông), ra quyết định lịch sử: phát động toàn quốc kháng chiến. Đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Trong ảnh: Quân dân Hà Nội chiến đấu trên đường phố trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, tháng 12/1946. Ảnh: TTXVN
    Trước âm mưu, hành động xâm lược của thực dân Pháp, ngày 18 và 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghị tại Vạn Phúc (Hà Đông), ra quyết định lịch sử: phát động toàn quốc kháng chiến. Đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Trong ảnh: Quân dân Hà Nội chiến đấu trên đường phố trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, tháng 12/1946. Ảnh: TTXVN
  • Thời kỳ 1945-1954: Đảng lãnh đạo đất nước thực hiện đồng thời nhiệm vụ chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn. Trong ảnh: Phong trào “Hũ gạo cứu đói” với tinh thần “Một nắm khi đói bằng một gói khi no” lan rộng khắp cả nước. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Thời kỳ 1945-1954: Đảng lãnh đạo đất nước thực hiện đồng thời nhiệm vụ chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn. Trong ảnh: Phong trào “Hũ gạo cứu đói” với tinh thần “Một nắm khi đói bằng một gói khi no” lan rộng khắp cả nước. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm lớp học bổ túc văn hóa của phụ nữ lao động khu phố Lương Yên, Hà Nội (27/3/1956). Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm lớp học bổ túc văn hóa của phụ nữ lao động khu phố Lương Yên, Hà Nội (27/3/1956). Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, họp từ ngày 11 - 19/2/1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang để tổng kết 21 năm Đảng lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, 5 năm lãnh đạo chính quyền non trẻ và công cuộc kháng chiến kiến quốc. Ảnh: TTXVN
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, họp từ ngày 11 - 19/2/1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang để tổng kết 21 năm Đảng lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, 5 năm lãnh đạo chính quyền non trẻ và công cuộc kháng chiến kiến quốc. Ảnh: TTXVN
  • Cải cách ruộng đất hoàn thành thắng lợi vào năm 1957, vĩnh viễn thủ tiêu chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến và xác lập chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân, đem lại niềm phấn khởi trong nông dân, có tác dụng rất lớn trong việc đẩy mạnh sản xuất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Ảnh: TTXVN
    Cải cách ruộng đất hoàn thành thắng lợi vào năm 1957, vĩnh viễn thủ tiêu chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến và xác lập chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân, đem lại niềm phấn khởi trong nông dân, có tác dụng rất lớn trong việc đẩy mạnh sản xuất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Ảnh: TTXVN
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp
    Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp "Bình dân học vụ" của nhân dân Khu Lương Yên, Hà Nội (27/5/1956). Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Thời kỳ 1945-1954, Đảng lãnh đạo đất nước thực hiện đồng thời nhiệm vụ chống
    Thời kỳ 1945-1954, Đảng lãnh đạo đất nước thực hiện đồng thời nhiệm vụ chống "giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm", đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn. Trong ảnh: Một lớp "Bình dân học vụ" ở Hà Nội những ngày đầu độc lập. Ảnh: TTXVN
  • Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra mắt sau khi cách mạng tháng Tám thành công. Ảnh: TTXVN
    Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra mắt sau khi cách mạng tháng Tám thành công. Ảnh: TTXVN
  • Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Ngày 19/8/1945, quần chúng nhân dân Thủ đô đã đánh chiếm Bắc Bộ phủ, cơ quan đầu não của chính quyền tay sai Pháp ở Bắc Bộ. Cách mạng tháng Tám mở ra một thời đại mới ở Việt Nam, thời đại nhân dân Việt Nam làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của chính mình. Ảnh: TTXVN
    Ngày 19/8/1945, quần chúng nhân dân Thủ đô đã đánh chiếm Bắc Bộ phủ, cơ quan đầu não của chính quyền tay sai Pháp ở Bắc Bộ. Cách mạng tháng Tám mở ra một thời đại mới ở Việt Nam, thời đại nhân dân Việt Nam làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của chính mình. Ảnh: TTXVN
  • Ngày 14/8/1945, đội du kích Ba Tơ tiến về thị xã Quảng Ngãi, cùng nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Ngày 14/8/1945, đội du kích Ba Tơ tiến về thị xã Quảng Ngãi, cùng nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Ngày 22/12/1944, Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam - ra đời ở Cao Bằng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy đã tạo ra một cục diện mới trên mặt trận đấu tranh vũ trang cách mạng của dân tộc ta. Ảnh: TTXVN
    Ngày 22/12/1944, Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam - ra đời ở Cao Bằng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy đã tạo ra một cục diện mới trên mặt trận đấu tranh vũ trang cách mạng của dân tộc ta. Ảnh: TTXVN
  • Đội du kích đầu tiên ở Việt Nam do Đảng lãnh đạo ra đời ở Bắc Sơn (tỉnh Cao Lạng) năm 1940. Ảnh: TTXVN
    Đội du kích đầu tiên ở Việt Nam do Đảng lãnh đạo ra đời ở Bắc Sơn (tỉnh Cao Lạng) năm 1940. Ảnh: TTXVN
  • Đồng bào Sài Gòn hưởng ứng Lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Đồng bào Sài Gòn hưởng ứng Lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Từ ngày 6/1 - 7/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam họp ở Hong Kong (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản. Ảnh: TTXVN phát
    Từ ngày 6/1 - 7/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam họp ở Hong Kong (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản. Ảnh: TTXVN phát
  • Phong trào đấu tranh cách mạng trong giai đoạn 1930 -1931, đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh đã bùng nổ là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng Việt Nam do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Phong trào đấu tranh cách mạng trong giai đoạn 1930 -1931, đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh đã bùng nổ là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng Việt Nam do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, đưa cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn mới. Với sự lãnh đạo đúng đắn dựa trên lý luận Mác-Lênin, Đảng đã tập hợp, đoàn kết các giai cấp, tầng lớp nhân dân, tổ chức các phong trào đấu tranh chống thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc. Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do và dân chủ nhân dân. Tiếp đó, Đảng tiếp tục lãnh đạo toàn dân tộc thực hiện cuộc kháng chiến trường kỳ, thống nhất đất nước qua chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Với vai trò tổ chức và lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng minh là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đưa đất nước bước vào con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ảnh: TTXVN

Ảnh Ảnh chuyên đề

Tin mới

TTXVN