-
Trong ảnh: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 24 - 27/6/1991. Tham dự Đại hội có 1.176 đại biểu, đại diện cho hơn 2 triệu đảng viên trong cả nước. Ảnh: Kim Hùng - TTXVN
-
Ngoại giao đa phương là một điểm sáng trong hoạt động ngoại giao thời kỳ đổi mới, góp phần quan trọng củng cố và nâng cao vị thế quốc tế của đất nước, tạo ra thế cơ động linh hoạt trong quan hệ quốc tế, có lợi cho việc bảo vệ độc lập tự chủ và an ninh cũng như công cuộc xây dựng đất nước. Trong ảnh: Việt Nam gia nhập Diễn đàn hợp tác Á–Âu (ASEM), còn gọi là Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu, được chính thức thành lập vào năm 1996 trong hội nghị cấp cao đầu tiên tại Bangkok (1 - 2/3/1996). Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm cảng Quy Nhơn (Bình Định) ngày 7/2/1996. Ảnh: Xuân Lâm - TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm các cán bộ, chiến sĩ Hải quân vùng 3, ngày 9/1/1996. Ảnh: Cao Phong – TTXVN
-
Giai đoạn 1991 - 1996, Việt Nam đã hình thành về cơ bản đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế. Trong ảnh: Tổng Bí thư Đỗ Mười đón đồng chí Fidel Castro, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ ngày 8 - 12/12/1995. Ảnh: Cao Phong - TTXVN
-
Giai đoạn 1991 - 1996, Việt Nam đã hình thành về cơ bản đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế. Trong ảnh: Chủ tịch nước Lê Đức Anh và Phu nhân với các cháu thiếu niên Khu chế xuất Subic trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Philippines, tháng 11/1995. Ảnh: Cao Phong – TTXVN
-
Trong ảnh: Xạ thủ Đặng Thị Đông (giữa) giành 2 HCV nội dung cá nhân súng trường tiêu chuẩn và đồng đội súng trường tiêu chuẩn tại SEA Games 17 – năm 1993 ở Singapore. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Đến giữa thập kỷ 90, Việt Nam đã phá được thế bao vây, cô lập, mở rộng quan hệ quốc tế trên phạm vi rộng lớn. Lần đầu tiên, Việt Nam có quan hệ chính thức với tất cả các nước lớn, kể cả 5 nước Ủy viên Thường trực HĐBA LHQ và cũng là lần đầu tiên Việt Nam gia nhập ASEAN, một tổ chức khu vực mà trong đó các thành viên đều không cùng ý thức hệ và chế độ chính trị, xã hội với nước ta. Trong ảnh: Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng tiếp Tổng Bí thư Đỗ Mười, ngày 28/11/1995, tại Điếu Ngư Đài ở thủ đô Bắc Kinh, trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc từ ngày 26/11 - 2/12/1995. Ảnh: Xuân Lâm - TTXVN
-
Đại hội VII của Đảng xác định trọng tâm của công tác đối ngoại là tiếp tục tạo môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong ảnh: Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và Tổng Bí thư Đỗ Mười duyệt đội danh dự tại Lễ đón, sáng 27/11/1995, tại Đại Lễ đường nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc từ ngày 26/11 - 2/12/1995. Ảnh: Xuân Lâm - TTXVN
-
Giai đoạn 1991 - 1996, Việt Nam đã hình thành về cơ bản đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế. Trong ảnh: Thủ tướng Võ Văn Kiệt đón Thủ tướng CHLB Đức Helmut Kohl thăm chính thức Việt Nam, ngày 17/11/1995, tại Hà Nội. Ảnh: Minh Đạo - TTXVN
-
Giai đoạn 1991 - 1996, Việt Nam đã hình thành về cơ bản đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế. Trong ảnh: Chủ tịch nước Lê Đức Anh gặp Tổng thống Mỹ Bill Clinton, tháng 10/1995 trong chuyến sang New York dự Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Liên hợp quốc, trở thành chuyến thăm đầu tiên của nguyên thủ quốc gia Việt Nam đặt chân tới Mỹ. Ảnh: TTXVN
-
Đại hội VII của Đảng xác định trọng tâm của công tác đối ngoại là tiếp tục tạo môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong ảnh: Tổng thống Brazil Fernando Henrique Cardoso đón Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm chính thức Brazil, tháng 10/1995. Ảnh: Cao Phong - TTXVN
-
Đại hội VII của Đảng xác định trọng tâm của công tác đối ngoại là tiếp tục tạo môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong ảnh: Nhân dịp tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Liên hợp quốc (1945 - 1995), chiều 25/10/1995, tại Trụ sở LHQ ở New York (Hoa Kỳ), Chủ tịch nước Lê Đức Anh trao tặng phiên bản trống đồng Ngọc Lũ cho Tổng thư ký LHQ Boutros B. Ghali. Ảnh: Cao Phong - TTXVN
-
Trong ảnh: Thủ tướng Lào Khamtai Siphandon hội kiến Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm hữu nghị chính thức Lào, sáng 20/10/1995, tại Vientiane. Ảnh: Xuân Lâm - TTXVN
-
Từ ngày 18 – 23/9/1995, đoàn đại biểu Quốc hội nước ta do Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh dẫn đầu tham dự kỳ họp lần thứ 16 của Liên minh Nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á (AIPO) tại thủ đô Singapore. Tại kỳ họp, Việt Nam được kết nạp là thành viên chính thức thứ 6 của AIPO và Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch của Đại hội đồng lần thứ 16. Trong ảnh: Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh ký văn bản nghị quyết kết nạp Việt Nam là thành viên của AIPO vừa được thông qua. Ảnh: Xuân Tuân - TTXVN
-
Trong ảnh: Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk và Hoàng hậu tiếp Chủ tịch nước Lê Đức Anh và Phu nhân thăm chính thức Campuchia, ngày 8/8/1995, tại Phnom Penh. Ảnh: Cao Phong – TTXVN
-
Đến giữa thập kỷ 90, Việt Nam đã phá được thế bao vây, cô lập, mở rộng quan hệ quốc tế trên phạm vi rộng lớn. Lần đầu tiên, Việt Nam có quan hệ chính thức với tất cả các nước lớn, kể cả 5 nước Ủy viên Thường trực HĐBA LHQ và cũng là lần đầu tiên Việt Nam gia nhập ASEAN, một tổ chức khu vực mà trong đó các thành viên đều không cùng ý thức hệ và chế độ chính trị, xã hội với nước ta. Trong ảnh: Ngày 5/8/1995, tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Warren Christopher và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm ký Nghị định thư, chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ. Ảnh: Xuân Tuân - TTXVN
-
Giai đoạn 1991 - 1996, Việt Nam đã hình thành về cơ bản đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế. Trong ảnh: Chủ tịch nước Lê Đức Anh tiếp Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Warren Christopher, ngày 5/8/1995, tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: Xuân Tuân - TTXVN
-
Giai đoạn 1991 - 1996, Việt Nam đã hình thành về cơ bản đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế. Trong ảnh: Lễ đón Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm chính thức New Zealand (tháng 7/1995). Ảnh: Xuân Lâm – TTXVN
-
Ngày 28/7/1995, tại Thủ đô Bandar Seri Begawan (Brunei) diễn ra Lễ kết nạp Việt Nam là thành viên chính thức thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Gia nhập ASEAN giúp Việt Nam hiện thực hóa mong muốn hội nhập khu vực và thế giới, mở rộng quan hệ thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài, từ đó phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện cuộc sống người dân. Trong ảnh: Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN Dato Ajit Singh chào mừng Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 7 của ASEAN. Ảnh: Trần Sơn – TTXVN
-
Ngày 28/7/1995, tại Thủ đô Bandar Seri Begawan (Brunei) diễn ra Lễ kết nạp Việt Nam là thành viên chính thức thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Gia nhập ASEAN giúp Việt Nam hiện thực hóa mong muốn hội nhập khu vực và thế giới, mở rộng quan hệ thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài, từ đó phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện cuộc sống người dân. Trong ảnh: Nghi thức thượng cờ tại Lễ kết nạp Việt Nam là thành viên chính thức thứ bảy của ASEAN, chiều 28/7/1995, tại Thủ đô Bandar Seri Begawan (Brunei). Ảnh: Trần Sơn – TTXVN
-
Đến giữa thập kỷ 90, Việt Nam đã phá được thế bao vây, cô lập, mở rộng quan hệ quốc tế trên phạm vi rộng lớn. Lần đầu tiên, Việt Nam có quan hệ chính thức với tất cả các nước lớn, kể cả 5 nước Ủy viên Thường trực HĐBA LHQ và cũng là lần đầu tiên Việt Nam gia nhập ASEAN, một tổ chức khu vực mà trong đó các thành viên đều không cùng ý thức hệ và chế độ chính trị, xã hội với nước ta. Trong ảnh: Đêm 11/7/1995, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đọc tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Ảnh: TTXVN phát
-
Trong ảnh: Ngày 25/5/1995, Thủ tướng Võ Văn Kiệt dự lễ khánh thành và gắn biển công trình cầu Việt Trì bắc qua sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Minh Đạo – TTXVN
-
Đến giữa thập kỷ 90, Việt Nam đã phá được thế bao vây, cô lập, mở rộng quan hệ quốc tế trên phạm vi rộng lớn. Lần đầu tiên, Việt Nam có quan hệ chính thức với tất cả các nước lớn, kể cả 5 nước Ủy viên Thường trực HĐBA LHQ và cũng là lần đầu tiên Việt Nam gia nhập ASEAN, một tổ chức khu vực mà trong đó các thành viên đều không cùng ý thức hệ và chế độ chính trị, xã hội với nước ta. Trong ảnh: Chủ tịch Thượng viện Pháp René Monory tiếp Chủ tịch nước Lê Đức Anh, ngày 11/5/1995, tại thủ đô Paris, nhân dịp tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày chiến thắng phát xít. Ảnh: Cao Phong – TTXVN
-
Trong ảnh: Ngày 1/5/1995, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đi thăm, làm việc ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và dự lễ đón dòng khí đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ vào bờ. Ảnh: Minh Đạo – TTXVN
-
Đại hội VII của Đảng xác định trọng tâm của công tác đối ngoại là tiếp tục tạo môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong ảnh: Tổng thống Hàn Quốc Kim Young-sam hội đàm với Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm chính thức Hàn Quốc, tháng 4/1995. Ảnh: Xuân Lâm - TTXVN
-
Đại hội VII của Đảng xác định trọng tâm của công tác đối ngoại là tiếp tục tạo môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong ảnh: Thủ tướng Nhật Bản Tomiichi Murayama và Tổng Bí thư Đỗ Mười trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ 18 - 19/4/1995. Ảnh: Xuân Lâm - TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch nước Lê Đức Anh với nhân dân xã Phú Ðình, huyện Định Hóa, tỉnh Bắc Thái (tháng 1/1995). Ảnh: Cao Phong – TTXVN
-
Trong ảnh: Nhà máy Thủy điện Hòa Bình chính thức khánh thành ngày 20/12/1994, sau hơn 15 năm thi công với ý nghĩa quan trọng: vừa trị thủy sông Đà, chống lũ giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo cho vùng Đồng bằng Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội; vừa sản xuất điện năng cung cấp cho phát triển kinh tế-xã hội đất nước và phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân. Ảnh: TTXVN
-
Đường dây truyền tải điện siêu cao áp 500kV Bắc - Nam được khởi công tháng 4/1992 và hoàn thành đóng điện ngày 27/5/1994, đóng vai trò quyết định nhiệm vụ điện khí hóa đất nước, chấm dứt tình trạng thiếu điện liên miên ở miền Trung và miền Nam suốt nhiều năm, điều hòa lưới điện của cả nước, góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong ảnh: Công nhân Công ty truyền tải điện Hòa Bình bảo dưỡng đường dây 500KV tại vị trí số 1. Ảnh: Ngọc Hà - TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm Công ty Xi măng Bỉm Sơn (Thanh Hóa), ngày 29/12/1994. Ảnh: Cao Phong – TTXVN
-
Trong ảnh: Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm một hộ làm kinh tế giỏi ở thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (tháng 9/1994). Ảnh: Xuân Lâm - TTXVN
-
Trong ảnh: Ngày 12/7/1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phó Thủ tướng Trần Đức Lương đi kiểm tra hoạt động của trạm biến áp 500KV đường dây cao thế Bắc – Nam ở cầu Đò (Đà Nẵng). Ảnh: Minh Đạo – TTXVN
-
Trong ảnh: Từ năm 1993, Tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề Charoen Pokphand (C.P) của Thái Lan đã đầu tư vào Việt Nam với việc thành lập Công ty TNHH Chăn nuôi C.P Việt Nam. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Thủ tướng Malaysia Mahathir bin Mohamad và gia đình tiếp thân mật Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm chính thức Malaysia (3/1994). Ảnh: Xuân Lâm - TTXVN
-
Giai đoạn 1991 - 1996, Việt Nam đã hình thành về cơ bản đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế. Trong ảnh: Chủ tịch nước Lê Đức Anh tiếp Thủ tướng Australia Paul Keating thăm chính thức Việt Nam, tại Phủ Chủ tịch, ngày 11/4/1994. Ảnh: Minh Ðạo – TTXVN
-
Trong ảnh: Ngày 12/3/1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đi kiểm tra công trường xây dựng Trạm biến áp 500KV Hòa Bình. Ảnh: Minh Đạo - TTXVN
-
Giai đoạn 1991 - 1996, Việt Nam đã hình thành về cơ bản đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế. Trong ảnh: Chủ tịch nước Lê Đức Anh tiếp công chúa Hoàng gia Anh Anne Elizabeth Alice Louise, sáng 3/3/1994, tại Hà Nội. Ảnh: Thu Hoài – TTXVN
-
Trong ảnh: Năm 1994, UNESCO công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới và đến năm 2000 tiếp tục được vinh danh lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị về địa chất, địa mạo. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
-
Trong ảnh: Ngày 14/11/1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến thăm và làm việc tại công trường xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Mơ (Sông Bé). Ảnh: Minh Đạo – TTXVN
-
Đến giữa thập kỷ 90, Việt Nam đã phá được thế bao vây, cô lập, mở rộng quan hệ quốc tế trên phạm vi rộng lớn. Trong ảnh: Chủ tịch nước Lê Đức Anh và Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân duyệt đội danh dự tại Lễ đón ở Đại Lễ đường nhân dân, thủ đô Bắc Kinh, ngày 9/11/1993, trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc từ 9 - 15/11/1993. Ảnh: Cao Phong – TTXVN
-
Đến giữa thập kỷ 90, Việt Nam đã phá được thế bao vây, cô lập, mở rộng quan hệ quốc tế trên phạm vi rộng lớn. Trong ảnh: Chủ tịch nước Lê Đức Anh hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân tại Đại Lễ đường nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, ngày 9/11/1993, trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc từ 9 - 15/11/1993. Ảnh: Cao Phong – TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch nước Lê Đức Anh và Chủ tịch nước Lào Nuhak Phumsavan duyệt đội danh dự tại Lễ đón ở sân bay quốc tế Wattay (thủ đô Viêng Chăn), trong chuyến thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào từ ngày 01 - 03/11/1993. Ảnh: Cao Phong – TTXVN
-
Đại hội VII của Đảng xác định trọng tâm của công tác đối ngoại là tiếp tục tạo môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong ảnh: Tổng Bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Thái Lan Chuan Leekpai duyệt đội danh dự tại Lễ đón, trong chuyến thăm chính thức Thái Lan (10/1993). Ảnh: Xuân Lâm - TTXVN
-
Đại hội VII của Đảng xác định trọng tâm của công tác đối ngoại là tiếp tục tạo môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong ảnh: Chủ tịch Hạ viện Đức Rita Süssmuth đón, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh thăm chính thức CHLB Đức, ngày 20/10/1993, tại Thủ đô Berlin. Ảnh: Xuân Tuân - TTXVN
-
Trong ảnh: Tổng Bí thư Đỗ Mười tiếp hai đồng Chủ tịch Chính phủ lâm thời Campuchia, Hoàng thân Norodom Ranariddh và Hun Sen đến chào (8/1993), tại Hà Nội. Ảnh: Minh Đạo - TTXVN
-
Giai đoạn 1991 - 1996, Việt Nam đã hình thành về cơ bản đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế. Trong ảnh: Lễ đón Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức Vương quốc Anh được tổ chức trọng thể theo nghi thức Nhà nước tại Thủ đô London, ngày 5/7/1993. Ảnh: Minh Đạo - TTXVN
-
Trong ảnh: Trong chuyến thăm CHLB Đức (tháng 6/1993), Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến thăm Nhà máy sản xuất, lắp ráp máy bay của Airbus tại thành phố Hamburg - nơi giúp Việt Nam đào tạo thợ sửa chữa, bảo hành và lái máy bay A300. Ảnh: Minh Đạo - TTXVN
-
Trong ảnh: Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm cán bộ, công nhân Công ty Xây lắp điện 3 đang thi công tuyến đường dây 500KV Hà Tĩnh – Đắc Lây, tháng 5/1993. Ảnh: Minh Đạo – TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch nước Lê Đức Anh phát biểu tại tiệc chiêu đãi Tổng thống Pháp François Mitterrand thăm chính thức Việt Nam, tối 9/2/1993, tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: Cao Phong – TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công gặp mặt đại biểu các thế hệ anh hùng, chiến sĩ xuất sắc của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), ngày 20/7/1992, tại Hà Nội. Ảnh: Minh Điền - TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công ký Sắc lệnh công bố Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, ngày 13/4/1992. Ảnh: Minh Điền - TTXVN
-
Nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ngoài việc đổi mới và hoàn thiện các quan hệ sản xuất, Đảng còn đưa ra những chủ trương, biện pháp để nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất. Trong ảnh: Ngày mùa trên sân kho hợp tác xã An Lâm (Hải Hưng), năm 1992. Ảnh: Trung Dung - TTXVN
-
Từ ngày 5 - 10/11/1991, Tổng Bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt thăm Trung Quốc, đánh dấu việc chính thức bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Trong ảnh: Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đón, hội đàm với Tổng Bí thư Đỗ Mười tại Bắc Kinh, sáng 6/11/1991. Ảnh: TTXVN
-
Từ ngày 5 - 10/11/1991, Tổng Bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt thăm Trung Quốc, đánh dấu việc chính thức bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Trong ảnh: Lễ ký kết Hiệp định thương mại Trung - Việt và Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc ở biên giới hai nước Trung Quốc – Việt Nam tại thủ đô Bắc Kinh, ngày 7/11/1991. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Tổng Bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch HĐNN Võ Chí Công chủ trì Lễ đón đồng chí Kaysone Phomvihane, Chủ tịch BCHTW Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Chủ tịch nước CHDCND Lào thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, sáng 12/10/1991, tại Hà Nội. Ảnh: Xuân Lâm – TTXVN
-
Trong ảnh: Tổng Bí thư Đỗ Mười tiếp Thủ tướng Campuchia Hun Sen, ngày 24/7/1991, tại Hà Nội. Ảnh: Kim Hùng - TTXVN
-
Trong ảnh: Đồng chí Đỗ Mười với các đại biểu dự Đại hội VII Đảng Cộng sản Việt Nam (24 - 27/6/1991). Ảnh: Xuân Lâm - TTXVN
-
Trong ảnh: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 24 - 27/6/1991. Tham dự Đại hội có 1.176 đại biểu, đại diện cho hơn 2 triệu đảng viên trong cả nước. Đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Ảnh: Kim Hùng - TTXVN