-
Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân uỷ Trung ương thăm, làm việc tại Lữ đoàn tên lửa 490, Binh chủng Pháo binh (10/2/2025). Ảnh: Thống Nhất – TTXVN
-
Trung tướng, Anh hùng LLVT Nguyễn Văn Phiệt, từng bắn rơi nhiều máy bay Mỹ trong ""Chiến dịch 12 ngày đêm'' và các cựu chiến binh bộ đội tên lửa phòng không tại buổi Gặp mặt kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội tên lửa phòng không (24/7/1965 - 24/7/2025). Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
-
Đại tá Đinh Thế Văn, Anh hùng LLVT nhân dân (nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 77, Trung đoàn 257) thăm lại Tiểu đoàn tên lửa 77 và trao đổi kinh nghiệm với các chiến sỹ trong cabin xe điều khiển tên lửa. Ảnh: An Đăng - TTXVN
-
Bộ đội Tên lửa được Đảng, Nhà nước đầu tư “tiến thẳng lên hiện đại”; trong đó có hệ thống tên lửa phòng không S-300 hiện đại, sẵn sàng bảo vệ vững chắc vùng trời, chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
-
Tên lửa C -75M3 rời bệ phóng tiêu diệt mục tiêu tại Diễn tập, bắn đạn thật nưm 2022 do Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức (17/11/2022). Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
-
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên thăm Trung tâm chỉ huy tác chiến của Trung đoàn tên lửa 250, Sư đoàn 361 (Hòa Bình, 4/02/2010).Ảnh: Nguyễn Dân -TTXVN
-
Tên lửa Spyder tiêu diệt mục tiêu ngay từ quả đạn đầu tại Diễn tập, bắn đạn thật năm 2022 do Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức (17/11/2022). Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
-
Những chiến sĩ điều khiển tên lửa góp phần quyết định cho thành công của tên lửa khi rời bệ phóng tấn công mục tiêu. Ảnh: Dương Giang - TTXVN
-
Tên lửa của Trung đoàn 261 (Sư đoàn Phòng không 367) khai hỏa trong một đợt diễn tập bắn đạn thật. Trong trận chiến đấu bảo vệ vùng trời Thủ đô 12 ngày đêm tháng 12/1972, Trung đoàn bắn rơi 13 máy bay B-52 của Mỹ, trong đó Tiểu đoàn 59 là đơn vị bắn rơi tại chỗ chiếc B-52G đầu tiên. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
-
Bảo quản vũ khí ở đại đội hỏa lực tên lửa C 125M - Tiểu đoàn tên lửa 116 (Sư đoàn 367). Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
-
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm và kiểm tra chế độ trực ban, sẵn sàng chiến đấu của Đoàn tên lửa phòng không 64 (Sư đoàn Phòng không 361), ngày 13/1/2013. Ảnh: Đức Tám – TTXVN
-
Huấn luyện bắn đạn thật của Trung đoàn Tên lửa 77 - Đoàn Cờ Đỏ anh hùng, thuộc Sư đoàn Phòng không 361, thành lập ngày 13/01/1965. Ảnh: TTXVN phát
-
Bộ đội Tên lửa Phòng không Việt Nam đã không ngừng phát triển, trở thành một binh chủng hiện đại. Trong ảnh: Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn tên lửa 77 anh hùng thuộc Trung đoàn 257, Sư đoàn Phòng không 361 bảo quản ăng ten, đảm bảo sẵn sàng chiến đấu. Ảnh: An Đăng - TTXVN
-
Chiến sĩ trung đoàn tên lửa 257 (sư đoàn phòng không 361) huấn luyện tại sở chỉ huy (1998). Ánh: Tiến Ất - TTXVN
-
Bộ đội Tên lửa Phòng không Việt Nam đã không ngừng phát triển, trở thành một binh chủng hiện đại. Trong ảnh: Khai hỏa tên lửa phòng không A89 trong buổi diễn tập bắn đạn thật năm 2011. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
-
Báo động chuyển cấp, sẵn sàng chiến đấu ở khẩu đội bệ phóng C2 D87 của đoàn tên lửa B57, sư đoàn phòng không 361 (1998). Ảnh: Tiến Ất - TTXVN
-
Bộ đội Tên lửa Phòng không Việt Nam đã không ngừng phát triển, trở thành một binh chủng hiện đại. Trong ảnh: Tên lửa phòng không A72 được bắn trong buổi diễn tập. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
-
Chiến sĩ Đoàn tên lửa Cờ đỏ bảo quản đạn tên lửa (2005). Ảnh; Tiến Ất - TTXVN
-
Luyện tập sẵn sàng chiến đấu ở Tiểu đoàn tên lửa 77 (Trung đoàn 257), đơn vị bắn rơi nhiều máy bay B-52 nhất của Sư đoàn 361 trong trận 12 ngày đêm 1972 (4 chiếc). Ảnh: Tùng Lâm - TTXVN
-
Với phương châm "Không để bị động, bất ngờ", nhiều năm qua, Trung đoàn tên lửa 250 luôn thực hiện tốt công tác bảo dưỡng, kiểm tra thường xuyên các phương tiện vũ khí, khí tài, xe máy, mạng thông tin thông suốt 24/24, đảm bảo SSCĐ trong mọi tình huống. Ảnh: Trọng Đức-TTXVN
-
Chiến sĩ đơn vị tên lửa Hùng Vương bảo quản vũ khí, sẵn sàng chiến đấu (1997). Ảnh: Ngô Mỹ - TTXVN
-
Đại tướng Văn Tiến Dũng,Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam kiểm tra sở chỉ huy cơ động của đoàn tên lửa Sông Đà (15/9/1978). Ảnh: Nguyễn Dĩnh - TTXVN
-
Đơn vị tên lửa bảo vệ Thủ đô vinh dự đón Đoàn đại biểu MTDTGP miền Nam và Đoàn đại biểu Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam đến thăm (19/12/1971). Ảnh: Ngọc Khanh - TTXVN
-
Trung đoàn Tên lửa 263 - Đoàn Tên lửa Quang Trung là Trung đoàn tên lửa duy nhất tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975. Trong ảnh: Lực lượng tên lửa SAM-2 tiến vào Sài Gòn, ngày 30/4/1975. Ảnh: Hứa Kiểm - TTXVN
-
Tiểu đoàn tên lửa 64, sư đoàn 361 luyện tập sẵn sàng chiến đấu. Ảnh: Nguyễn Dĩnh - TTXVN
-
Chiến sĩ đại đội 2, tiểu đoàn tên lửa 66, đoàn Sóc Sơn lau chùi xe, thực hiện tốt chế độ bảo quản xe có đạn, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật (1974). Ảnh: Ngọc Đản - TTXVN
-
Chiến sĩ phân đội 1, bộ đội tên lửa Hải Phòng nâng cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, trừng trị hành động ngoan cố của giặc Mỹ (10/1972). Ảnh: Cảnh Khanh - TTXVN
-
Chiến sĩ ra đa đại đội 2, tiểu đoàn 66, đoàn Sóc Sơn (bộ đội tên lửa) bảo quản máy móc, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, phát hiện tốt các mục tiêu (1974). Ảnh: Ngọc Đản - TTXVN
-
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm và nói chuyện với cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn 79 tên lửa bảo vệ Thủ đô (30/12/1972). Ảnh: Vũ Tạo - TTXVN
-
Phó Thủ tướng Nguyễn Duy Trinh thăm, chúc tết chiến sĩ và cán bộ tiểu đoàn 64 tên lửa nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tuất (2/1970). Ảnh: Nghĩa Dũng - TTXVN
-
Chiến sĩ phân đội 1, bộ đội tên lửa Hải Phòng họp bàn phương án tác chiến, quyết tâm trừng trị những hành động ngoan cố của giắc Mỹ (10/1972). Ảnh: Cảnh Khanh - TTXVN
-
Kíp trắc thủ của phân đội 6, bộ đội tên lửa Thủ đô chiến đấu dũng cảm, mưu trí, góp phần bắn rơi nhiều máy bay B-52 của Mỹ trong trận 12 ngày đêm tháng 12/1972. Ảnh: Văn Bảo - TTXVN
-
Với tinh thần "Dám đánh, biết đánh và quyết thắng" và khẩu hiệu "Dọn đường mà đi, tìm địch mà đánh", trong những năm tháng chiến tranh, Bộ đội TLPK càng đánh càng mạnh, càng đánh càng sáng tạo ra nhiều cách đánh hay, độc đáo; bắn rơi gần 1.000 máy bay của địch, trong đó có 61 máy bay B52.. Trong ảnh: Chiến sĩ Bộ đội tên lửa mới ra trận nhưng đã hạ được nhiều máy bay phản lực và máy bay không người lái của Mỹ (1966). Ảnh: Hồng Sâm - TTXVN
-
Phân đội 77 bộ đội tên lửa bảo vệ thủ đô hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyển đạn, nạp đạn nhanh, góp phần cùng đơn vị chiến đấu và chiến thắng. Ảnh: Trần Đình Thảo - TTXVN
-
Bộ đội Tên lửa phòng không Việt Nam góp phần quan trọng vào chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” cuối tháng 12 năm 1972. Trong ảnh: Tên lửa của bộ đội ta đánh đuổi máy bay Mỹ trên bầu trời Hà Nội (11/5/1972). Ảnh: Văn Bảo - TTXVN
-
Tiểu đoàn 77 bộ đội tên lửa, đơn vị bắn rơi 10 máy bay Mỹ, ra sức luyện tập, quyết bắn rơi máy bay Mỹ ngay từ quả đạn đầu tiên (1/1972). Ảnh: TTXVN
-
Chiến sĩ bộ đôi tên lửa Phân đội 43 (Quân khu 4) trao đổi kinh nghiệm trên sa bàn (1972). Ảnh: Phùng Triệu - TTXVN
-
Bộ đội tên lửa thủ đô chiến đấu mưu trí, dũng cảm, góp phần cùng quân dân thủ đô bắn rơi 9 máy bay Mỹ trong ngày 10/5/1972. Ảnh: Văn Bảo - TTXVN
-
Với tinh thần "Dám đánh, biết đánh và quyết thắng" và khẩu hiệu "Dọn đường mà đi, tìm địch mà đánh", trong những năm tháng chiến tranh, Bộ đội TLPK càng đánh càng mạnh, càng đánh càng sáng tạo ra nhiều cách đánh hay, độc đáo; bắn rơi gần 1.000 máy bay của địch, trong đó có 61 máy bay B52. Trong ảnh: Đơn vị bộ đội tên lửa góp phần bắn rơi 3 máy bay, bắt sống giặc Mỹ ngày 15/7/1966. Ảnh: Đoàn Tý - TTXVN
-
Với tinh thần "Dám đánh, biết đánh và quyết thắng" và khẩu hiệu "Dọn đường mà đi, tìm địch mà đánh", trong những năm tháng chiến tranh, Bộ đội TLPK càng đánh càng mạnh, càng đánh càng sáng tạo ra nhiều cách đánh hay, độc đáo; bắn rơi gần 1.000 máy bay của địch, trong đó có 61 máy bay B52. Trong ảnh: Chiến sĩ bộ đội tên lửa phòng không X (Bắc Thái) kiểm tra khí tài, sẵn sàng chiến đấu (5/1966). Ảnh: Nguyễn Chính - TTXVN
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Tiểu đoàn 61 thuộc Trung đoàn tên lửa 236 - Đoàn Tên lửa Sông Đà, sau chiến thắng trận đầu của Bộ đội Tên lửa phòng không (26/8/1965). Ảnh: TTXVN