-
Bộ đội tiến vào giải phóng Điện Biên giữa tiếng hoan hô nhiệt liệt của nhân dân. Chiến dịch Tây Bắc kết thúc thắng lợi, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn ở địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng; từng bước mở rộng và giữ vững quyền chủ động về chiến lược. Ảnh: TTXVN
-
Đợt 3 (30/11-10/12/1952), bộ đội chủ lực tập trung đánh vào Tập đoàn cứ điểm Nà Sản. Trong ảnh: Các đơn vị tham gia chiến dịch trèo đèo lội suối vượt sông tiến quân vào trận địa. Ảnh: TTXVN
-
Đợt 2 (từ ngày 7-22/11/1952), quân ta vượt sông Đà, tiêu diệt khu phòng thủ Mộc Châu, giải phóng tỉnh Sơn La, Điện Biên Phủ. Trong ảnh: Sau khi tiêu diệt hoàn toàn phân khu Nghĩa Lộ, quân ta vượt qua sông Đà vào bao vây Mộc Châu. Ảnh: TTXVN
-
Đợt 2 của chiến dịch, quân ta tiến công chính diện, kết hợp với vu hồi từ hướng Lai Châu tiêu diệt địch, lần lượt giải phóng Thuận Châu, Tuần Giáo, Điện Biên Phủ và thị xã Sơn La, truy kích quân địch rút chạy về Nà Sản. Trong ảnh: Các đơn vị bộ đội vượt sông tiến quân trong chiến dịch Tây Bắc. Ảnh: TTXVN
-
Kết quả chiến dịch Tây Bắc đã mở ra một thế chiến lược mới, rất thuận lợi cho ta. Trong ảnh: Thuận Châu (Sơn La) sau ngày giải phóng. Ảnh: TTXVN
-
Đợt 1 của chiến dịch, lúc 17 giờ 5 phút ngày 17/10/1952, bộ đội ta bắt đầu tiến công cứ điểm Pú Chạng (tức Nghĩa Lộ đồi) và sau hơn 3 giờ chiến đấu ác liệt đã hoàn toàn làm chủ cứ điểm này, tiêu diệt và bắt sống 400 tên địch, trong đó có tên quan tư Tirillon - chỉ huy trưởng phân khu Nghĩa Lộ. Ảnh: TTXVN
-
Vị trí Nghĩa Lộ đồi bị quân ta tấn công tiêu diệt ngày 17/10/1952, bắt sống 400 tên địch, trong đó có tên quan tư Tirillon - chỉ huy trưởng phân khu Nghĩa Lộ, thu toàn bộ vũ khí quân trang, quân dụng. Ảnh: TTXVN
-
Đợt 1 (từ ngày 14-23/10/1952), quân ta tiến công tiêu diệt phân khu Nghĩa Lộ, đập tan tuyến phòng thủ vành đai ngoài Tây Bắc của địch. Ảnh: TTXVN
-
Sau 2 tháng mở chiến dịch, đã diệt, bắt sống và làm bị thương trên 6.000 tên địch; nhiều tiểu đoàn, đại đội thuộc các binh đoàn cơ động địch bị xóa sổ. Trong ảnh: Bộ đội ta giải thích chính sách khoan hồng của Đảng và Chính phủ cho tù binh bị bắt trong Chiến dịch Tây Bắc. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
-
Đợt 2 (từ ngày 7-22/11/1952), quân ta vượt sông Đà, tiêu diệt khu phòng thủ Mộc Châu, giải phóng tỉnh Sơn La, Điện Biên Phủ. Trong ảnh: Thuận Châu (Sơn La) sau ngày giải phóng. Ảnh: TTXVN
-
Các đồn bốt của địch ở Nà Sản sau khi chúng rút chạy trong đợt 3 của chiến dịch. Ảnh: TTXVN
-
Sau 2 tháng mở chiến dịch, quân ta đã diệt, bắt sống và làm bị thương hơn 6.000 tên địch; nhiều tiểu đoàn, đại đội thuộc các binh đoàn cơ động địch bị xóa sổ. Trong ảnh: Tù binh địch bị bắt trong chiến dịch Tây Bắc 1952. Ảnh: TTXVN
-
Toàn bộ Ban chỉ huy phân khu Nghĩa Lộ của địch bị đơn vị của Đại đoàn 312 bắt sống trong trận tấn công ngày 17/10/1952. Ngồi hàng đầu bên phải là quan tư Tirillon, chỉ huy trưởng phân khu Nghĩa Lộ. Ảnh: TTXVN
-
Đợt 1 (14-23/10/1952), quân ta tiến công tiêu diệt phân khu Nghĩa Lộ, đập tan tuyến phòng thủ vành đai ngoài Tây Bắc của địch. Trong ảnh: Quân ta triển khai lực lượng bám sát trận địa tiến công Nghĩa Lộ đồi - nơi đặt sở chỉ huy phân khu Nghĩa Lộ của địch. Ảnh: TTXVN
-
Hơn 4000 khẩu súng các loại của địch bị quân ta thu được trong chiến dịch Tây Bắc. Ảnh: TTXVN
-
Lực lượng tham gia chiến dịch của ta gồm các đại đoàn 308, 312, 316 (thiếu), tiểu đoàn 910 (Trung đoàn 148), 6 đại đội Sơn pháo 75 ly, 3 đại đội súng cối 120 ly, 1 Trung đoàn công binh và 11 đại đội bộ đội địa phương. Trong ảnh: Các đơn vị tham gia chiến dịch chuẩn bị xuất phát. Ảnh: TTXVN
-
Lực lượng tham gia chiến dịch của ta gồm các đại đoàn 308, 312, 316 (thiếu), tiểu đoàn 910 (Trung đoàn 148), 6 đại đội Sơn pháo 75 ly, 3 đại đội súng cối 120 ly, 1 Trung đoàn công binh và 11 đại đội bộ đội địa phương. Trong ảnh: Các đơn vị tham gia chiến dịch chuẩn bị xuất phát. Ảnh: TTXVN
-
Thực hiện chủ trương chuyển hướng tiến công chiến lược, từ tháng 4/1952, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị toàn quân và toàn dân ta xúc tiến công tác chuẩn bị chiến dịch với quyết tâm tiêu diệt địch, giải phóng Tây Bắc. Trong ảnh: Các đơn vị tham gia chiến dịch nghiên cứu các vị trí đánh địch trên sa bàn trước khi vào chiến dịch. Ảnh: TTXVN
-
Chiến thắng Tây Bắc khẳng định sự phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam, khả năng tác chiến, hiệp đồng binh chủng với quy mô lớn ở địa hình rừng núi, xa hậu phương. Trong ảnh: Một trong những vị trí của địch bị quân ta tấn công tiêu diệt trong chiến dịch Tây Bắc 1952. Ảnh: TTXVN
-
Chiến dịch Tây Bắc diễn ra theo 3 đợt, từ ngày 14/10 đến 10/12/1952. Trong ảnh: Một trong những vị trí của địch bị quân ta tấn công tiêu diệt trong đợt 1 của chiến dịch (từ ngày 14-23/10/1952). Ảnh: TTXVN
-
Chiến dịch Tây Bắc nhằm tiêu diệt sinh lực địch, tranh thủ nhân dân, giải phóng một bộ phận đất đai có tính chất quan trọng về chiến lược. Ảnh: TTXVN
-
Lính địch bị thương trong chiến dịch Tây Bắc. Kết thúc Chiến dịch Tây Bắc, ta loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên địch, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn ở địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng. Ảnh: TTXVN
-
Các đơn vị tham gia chiến dịch trèo đèo lội suối vượt sông tiến vào Tây Bắc. Chiến dịch Tây Bắc nhằm tiêu diệt sinh lực địch, tranh thủ nhân dân, giải phóng một bộ phận đất đai có tính chất quan trọng về chiến lược. Ảnh: TTXVN
-
Các đơn vị tham gia chiến dịch nghiên cứu các vị trí đánh địch trên sa bàn trước khi vào chiến dịch. Chiến dịch Tây Bắc là một quyết định đúng đắn, phù hợp với thế, lực và sự phát triển của ta trong giai đoạn giữ vững và phát huy thế chủ động chiến lược. Ảnh: TTXVN
-
Trong Chiến dịch Tây Bắc, bộ đội được động viên, khích lệ kịp thời, luôn nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, gian khổ, giữ vững bản lĩnh chiến đấu và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong ảnh: Một trong những vị trí của địch bị quân ta tấn công tiêu diệt trong chiến dịch Tây Bắc 1952. Ảnh: TTXVN
-
Một trong những vị trí của địch bị quân ta tấn công tiêu diệt đang bốc cháy trong chiến dịch Tây Bắc 1952. Ảnh: TTXVN
-
Chiến thắng Tây Bắc năm 1952 đã đi vào lịch sử, khẳng định sự trưởng thành vượt bậc trên nhiều phương diện của QĐND Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong ảnh: Các đơn vị tham gia chiến dịch chuẩn bị xuất phát. Ảnh: TTXVN
-
Đợt 1 của chiến dịch, nhờ tập trung ưu thế về binh, hỏa lực, các cụm cứ điểm vòng ngoài của địch ở Tây Bắc nhanh chóng bị ta tiêu diệt, tạo thời cơ thuận lợi cho chiến dịch phát triển. Trong ảnh: Sau khi pháo kích vào các lô cốt chính, các đơn vị xung kích đang tấn công tiêu diệt địch ở vị trí Gia Phù. Ảnh: TTXVN
-
Đợt 1 của chiến dịch, nhờ tập trung ưu thế về binh, hỏa lực, các cụm cứ điểm vòng ngoài của địch ở Tây Bắc nhanh chóng bị ta tiêu diệt, tạo thời cơ thuận lợi cho chiến dịch phát triển. Trong ảnh: Các đơn vị xung kích của ta tấn công tiêu diệt địch ở Gia Phù (Sơn La). Ảnh: TTXVN
-
Đợt 1 của chiến dịch, nhờ tập trung ưu thế về binh, hỏa lực, các cụm cứ điểm vòng ngoài của địch ở Tây Bắc nhanh chóng bị ta tiêu diệt, tạo thời cơ thuận lợi cho chiến dịch phát triển. Trong ảnh: Sau khi pháo kích vào các lô cốt chính, các đơn vị xung kích đang tấn công tiêu diệt địch ở vị trí Gia Phù. Ảnh: TTXVN
-
Đợt 1 của chiến dịch, nhờ tập trung ưu thế về binh, hỏa lực, các cụm cứ điểm vòng ngoài của địch ở Tây Bắc nhanh chóng bị ta tiêu diệt, tạo thời cơ thuận lợi cho chiến dịch phát triển. Trong ảnh: Vị trí Gia Phù (Sơn La) bị quân ta pháo kích đang bốc cháy. Ảnh: TTXVN
-
Đợt 1 của chiến dịch, nhờ tập trung ưu thế về binh, hỏa lực, các cụm cứ điểm vòng ngoài của địch ở Tây Bắc nhanh chóng bị ta tiêu diệt, tạo thời cơ thuận lợi cho chiến dịch phát triển. Trong ảnh: Sau khi pháo kích vào các lô cốt chính, các đơn vị xung kích đang tấn công tiêu diệt địch ở vị trí Gia Phù. Ảnh: TTXVN
-
Đợt 1 của chiến dịch, nhờ tập trung ưu thế về binh, hỏa lực, các cụm cứ điểm vòng ngoài của địch ở Tây Bắc nhanh chóng bị ta tiêu diệt, tạo thời cơ thuận lợi cho chiến dịch phát triển. Trong ảnh: Pháo binh của quân ta bắn phá vị trí Gia Phù (Sơn La), dọn đường cho bộ đội tiến công. Ảnh: TTXVN
-
Ngày 15/10/1952, mở đầu chiến dịch, sau khi tiêu diệt các vị trí Sài Lương và Ca Vịnh, quân ta đã tấn công và tiêu diệt hoàn toàn vị trí Gia Phù. ảnh: Quân ta vượt Ngòi Thia vào bao vây vị trí Gia Phù. Ảnh: TTXVN
-
Trong đợt 1 của chiến dịch, sau khi tiêu diệt vị trí Gia Phù, ngày 17 và 18/10/1952, các cánh quân của Đại đoàn 308 lần lượt tấn công và tiêu diệt hoàn toàn 2 vị trí Nghĩa Lộ đồi và Nghĩa Lộ phố. Trong ảnh: Ban Chỉ huy trận đánh nghiên cứu vị trí Gia Phù. Ảnh: TTXVN
-
Trong đợt 1 của chiến dịch, sau khi tiêu diệt vị trí Gia Phù, ngày 17 và 18/10/1952, các cánh quân của Đại đoàn 308 lần lượt tấn công và tiêu diệt hoàn toàn 2 vị trí Nghĩa Lộ đồi và Nghĩa Lộ phố. Ảnh: TTXVN