Thông tấn xã Việt Nam

Du lịch

  • Kinh lá buông có 4 loại gồm kinh Phật; truyện cổ dân gian; hội hè, trò chơi dân gian; bài giáo huấn dân gian. Ảnh: Công Mạo-TTXVN

  • Anh Ry Thy (áo trắng) - người đang theo học cách viết kinh lá buông từ Trưởng lão Hòa thượng Chau Ty nhiều năm đang hướng dẫn các sư tại chùa Sà Lôn (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, An Giang) kỹ thuật viết chữ Pali trên lá buông. Ảnh: Công Mạo-TTXVN

  • Người viết chữ trên lá buông, phải dùng một loại bút đặc biệt được làm bằng gỗ, vừa tay cầm, một đầu có mũi nhọn bằng kim loại gọi là Đek-cha để “khắc” chữ lên lá buông. Mỗi lá kinh sẽ viết được từ 4-5 dòng, mỗi dòng từ 15 đến 20 chữ. Ảnh: Công Mạo-TTXVN

  • Hòa thượng Chau Sơn Hy, Sư cả chùa Sà Lôn ở xã Lương Phi, huyện Tri Tôn (An Giang), trình diễn kỹ thuật viết kinh bằng chữ Pali trên lá buông. Ảnh: Công Mạo-TTXVN

  • Hòa thượng Chau Sơn Hy, Sư cả chùa Sà Lôn ở xã Lương Phi, huyện Tri Tôn (An Giang) giới thiệu về những bộ kinh lá buông đang được lưu giữ tại chùa. Ảnh: Công Mạo-TTXVN

  • Các sư trẻ tại chùa Sà Lôn (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, An Giang) mãi mê học viết chữ Pali trên lá buông nhằm tiếp tục kế thừa những giá trị văn hoá đặc sắc của các thế hệ đi trước. Ảnh: Công Mạo-TTXVN

  • Một buổi học viết chữ Pali trên lá buông của các sư, sãi chùa Sà Lôn, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, An Giang. Ảnh: Công Mạo-TTXVN

  • Một buổi học viết chữ Pali trên lá buông của các sư, sãi chùa Sà Lôn, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, An Giang. Ảnh: Công Mạo-TTXVN

  • Kinh Phật chạm khắc trên lá buông là tài liệu quý, ghi lại những lời dạy của Phật để truyền cho hậu thế và chỉ được mở ra thuyết pháp vào những dịp quan trọng như lễ Phật Đản, lễ Kathina (lễ dâng bông, dâng y cà sa), lễ Thvai PresKhe (Cúng trăng), Lễ Dolta (Cúng ông bà)... Ảnh: Công Mạo-TTXVN

Chú Thích ảnh:

[21/11/2024 13:34:55] Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” linh thiêng, có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của cộng đồng Khmer vùng Bảy núi An Giang. Trải qua nhiều thế kỷ, kinh lá buông không chỉ là tài liệu ghi chép về các nghi lễ tôn giáo mà còn là kho tàng tri thức về văn học, y học, lịch pháp, cũng như những câu chuyện dân gian phản ánh cuộc sống của cả cộng đồng. Ảnh: Công Mạo-TTXVN

Tin - Ảnh nổi bật

Tin - Ảnh khác

Chuyên đề

Tin mới