Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh: Con đường của ý chí quyết thắng, lòng dũng cảm và khí phách anh hùng Việt Nam

  • Trên cương vị Tư lệnh Bộ Tư lệnh Trường Sơn (1967-1976), Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên (đầu tiên, bên phải) đã có những quyết định sáng tạo trong chỉ đạo, tổ chức lực lượng, xây dựng, phát triển, khai thác hiệu quả đường Trường Sơn, kịp thời chi viện sức người, sức của cho các chiến trường, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: TTXVN phát
    Trên cương vị Tư lệnh Bộ Tư lệnh Trường Sơn (1967-1976), Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên (đầu tiên, bên phải) đã có những quyết định sáng tạo trong chỉ đạo, tổ chức lực lượng, xây dựng, phát triển, khai thác hiệu quả đường Trường Sơn, kịp thời chi viện sức người, sức của cho các chiến trường, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: TTXVN phát
  • Tổng Bí thư Trường Chinh chúc Tết bộ đội Trường Sơn, Xuân Giáp Dần 1974. Ảnh: Lâm Hồng - TTXVN
    Tổng Bí thư Trường Chinh chúc Tết bộ đội Trường Sơn, Xuân Giáp Dần 1974. Ảnh: Lâm Hồng - TTXVN
  • Trung đoàn 515 mở đường, đảm bảo giao thông cho tuyến đường Đông Trường Sơn (1976). Ảnh: Hồng Thụ - TTXVN
    Trung đoàn 515 mở đường, đảm bảo giao thông cho tuyến đường Đông Trường Sơn (1976). Ảnh: Hồng Thụ - TTXVN
  • Ngã ba Đồng Lộc (xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) - nơi bắt đầu và là “yết hầu giao thông” quan trọng của tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, nơi Tiểu đội 4 thuộc Đại đội 552, Tổng đội TNXP 55 Hà Tĩnh gồm 10 cô gái đã chiến đấu dũng cảm, bám trụ. Cả 10 cô đã hy sinh trong một trận bom khi tuổi đời còn rất trẻ. Ảnh: Văn Sắc – TTXVN
    Ngã ba Đồng Lộc (xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) - nơi bắt đầu và là “yết hầu giao thông” quan trọng của tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, nơi Tiểu đội 4 thuộc Đại đội 552, Tổng đội TNXP 55 Hà Tĩnh gồm 10 cô gái đã chiến đấu dũng cảm, bám trụ. Cả 10 cô đã hy sinh trong một trận bom khi tuổi đời còn rất trẻ. Ảnh: Văn Sắc – TTXVN
  • Bộ đội vận tải Quân khu 4 vượt đèo cao, đưa hàng ra tiền tuyến, tháng 3/1971. Ảnh: Hồng Thụ - TTXVN
    Bộ đội vận tải Quân khu 4 vượt đèo cao, đưa hàng ra tiền tuyến, tháng 3/1971. Ảnh: Hồng Thụ - TTXVN
  • Chở đá mở đường Trường Sơn. Ảnh: Hoàng Kim Đáng/TTXVN phát
    Chở đá mở đường Trường Sơn. Ảnh: Hoàng Kim Đáng/TTXVN phát
  • Đại đội công binh bến phà D, đơn vị quyết thắng tỉnh Quảng Bình chuẩn bị cầu phà chắc chắn để đưa xe qua sông nhanh chóng, an toàn, tháng 6/1968. Ảnh: Nghĩa Dũng - TTXVN
    Đại đội công binh bến phà D, đơn vị quyết thắng tỉnh Quảng Bình chuẩn bị cầu phà chắc chắn để đưa xe qua sông nhanh chóng, an toàn, tháng 6/1968. Ảnh: Nghĩa Dũng - TTXVN
  • Phân đội Thanh niên xung phong 39 mở đường Trường Sơn. Ảnh: Vương Khánh Hồng/TTXVN phát
    Phân đội Thanh niên xung phong 39 mở đường Trường Sơn. Ảnh: Vương Khánh Hồng/TTXVN phát
  • Đại đội 14 chiến đấu, bảo vệ đội hình xe ra tiền tuyến. Ảnh: Vương Khánh Hồng/TTXVN phát
    Đại đội 14 chiến đấu, bảo vệ đội hình xe ra tiền tuyến. Ảnh: Vương Khánh Hồng/TTXVN phát
  • Địch đánh phá ác liệt ngày đêm nhưng tuyến đường 20 Quyết Thắng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn được đảm bảo thông suốt cho xe đi lại (1969). Ảnh: Văn Sắc - TTXVN
    Địch đánh phá ác liệt ngày đêm nhưng tuyến đường 20 Quyết Thắng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn được đảm bảo thông suốt cho xe đi lại (1969). Ảnh: Văn Sắc - TTXVN
  • Quyết tâm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn 2 công binh ngày đêm dũng cảm bám sát mặt đường đảm bảo giao thông thường xuyên thông suốt (1968). Ảnh: Nghĩa Dũng - TTXVN
    Quyết tâm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn 2 công binh ngày đêm dũng cảm bám sát mặt đường đảm bảo giao thông thường xuyên thông suốt (1968). Ảnh: Nghĩa Dũng - TTXVN
  • Tuyến đường A, Hà Tĩnh thường xuyên bị địch đánh phá nhưng với ý chí sắt đá và lòng dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, các lực lượng của ta vẫn luôn bám đường, đảm bảo mạch máu giao thông trong mọi tình huống (1968). Ảnh: Hồ Ca - TTXVN
    Tuyến đường A, Hà Tĩnh thường xuyên bị địch đánh phá nhưng với ý chí sắt đá và lòng dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, các lực lượng của ta vẫn luôn bám đường, đảm bảo mạch máu giao thông trong mọi tình huống (1968). Ảnh: Hồ Ca - TTXVN
  • Bến phà Long Đại (Quảng Bình) -
    Bến phà Long Đại (Quảng Bình) - "tọa độ lửa" trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Ảnh: Vương Khánh Hồng/TTXVN phát
  • Bộ đội công binh đoàn 29 mở đường Trường Sơn. Ảnh: Vương Khánh Hồng – TTXVN phát
    Bộ đội công binh đoàn 29 mở đường Trường Sơn. Ảnh: Vương Khánh Hồng – TTXVN phát
  • Đơn vị X Quảng Bình, Quân khu 3 bắc cầu cho các binh chủng qua sông. Nhờ tuyến đường Trường Sơn, quân đội ta đã thực hiện được những cuộc hành quân lớn, cùng nhiều vũ khí, khí tài chiến đấu vào chi viện cho chiến trường miền Nam. Ảnh: Vũ Ba - TTXVN
    Đơn vị X Quảng Bình, Quân khu 3 bắc cầu cho các binh chủng qua sông. Nhờ tuyến đường Trường Sơn, quân đội ta đã thực hiện được những cuộc hành quân lớn, cùng nhiều vũ khí, khí tài chiến đấu vào chi viện cho chiến trường miền Nam. Ảnh: Vũ Ba - TTXVN
  • Lực lượng bộ đội Trường Sơn bảo đảm cho hơn 1,1 triệu lượt cán bộ, chiến sỹ đi vào chiến trường miền Nam và các hướng mặt trận lớn; đưa 650.000 lượt cán bộ, chiến sỹ từ các chiến trường về hậu phương miền Bắc. Ảnh: Văn Sắc - TTXVN
    Lực lượng bộ đội Trường Sơn bảo đảm cho hơn 1,1 triệu lượt cán bộ, chiến sỹ đi vào chiến trường miền Nam và các hướng mặt trận lớn; đưa 650.000 lượt cán bộ, chiến sỹ từ các chiến trường về hậu phương miền Bắc. Ảnh: Văn Sắc - TTXVN
  • Những chiếc cầu bằng cây ghép vượt qua những mỏm đá tai mèo do những chiến sĩ công binh Quân khu 4 ngày đêm xây dựng làm đường hành quân. Bất chấp sự hủy diệt của kẻ thù và những khó khăn, trở ngại của thời tiết, địa hình, đường Trường Sơn như một trận đồ bát quái vươn ra các chiến trường bằng mọi ngả. Ảnh: TTXVN
    Những chiếc cầu bằng cây ghép vượt qua những mỏm đá tai mèo do những chiến sĩ công binh Quân khu 4 ngày đêm xây dựng làm đường hành quân. Bất chấp sự hủy diệt của kẻ thù và những khó khăn, trở ngại của thời tiết, địa hình, đường Trường Sơn như một trận đồ bát quái vươn ra các chiến trường bằng mọi ngả. Ảnh: TTXVN
  • Đại đội 6, bộ đội vận tải sẵn sàng lên đường, tháng 12/1968. Ảnh: Nghĩa Dũng - TTXVN
    Đại đội 6, bộ đội vận tải sẵn sàng lên đường, tháng 12/1968. Ảnh: Nghĩa Dũng - TTXVN
  • Trong 16 năm (1959-1975), bộ đội Trường Sơn đã cùng quân, dân các chiến trường từng bước xây dựng con đường thành một mạng lưới giao thông liên hoàn, vững chắc xuyên qua 21 tỉnh trên lãnh thổ 3 nước, với tổng chiều dài 20.000km đường ôtô, 60km đường sông, 1.400km đường ống dẫn dầu, 1.500km đường dây thông tin. Trong ảnh: Đại đội 7 (Bộ đội vận tải) đưa hàng ra tiền tuyến (1968). Ảnh: Nghĩa Dũng - TTXVN
    Trong 16 năm (1959-1975), bộ đội Trường Sơn đã cùng quân, dân các chiến trường từng bước xây dựng con đường thành một mạng lưới giao thông liên hoàn, vững chắc xuyên qua 21 tỉnh trên lãnh thổ 3 nước, với tổng chiều dài 20.000km đường ôtô, 60km đường sông, 1.400km đường ống dẫn dầu, 1.500km đường dây thông tin. Trong ảnh: Đại đội 7 (Bộ đội vận tải) đưa hàng ra tiền tuyến (1968). Ảnh: Nghĩa Dũng - TTXVN
  • Từ những con đường mòn nhỏ, đường Hồ Chí Minh đã phát triển thành tuyến vận tải lớn để vận chuyển quân lương, vũ khí chi viện cho chiến trường lớn miền Nam. Ảnh: Văn Sắc-TTXVN
    Từ những con đường mòn nhỏ, đường Hồ Chí Minh đã phát triển thành tuyến vận tải lớn để vận chuyển quân lương, vũ khí chi viện cho chiến trường lớn miền Nam. Ảnh: Văn Sắc-TTXVN
  • Tuyến đường 20 Quyết Thắng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình được thi công trong thời điểm chiến tranh ác liệt, bị địch đánh phá liên tục. Bất chấp bom đạn ác liệt, lực lượng công binh và thanh niên xung phong đã bám trụ mặt đường, lao động cật lực suốt ngày đêm để đảm bảo thông xe. Đường 20 có đến 8 trọng điểm, được gọi là những
    Tuyến đường 20 Quyết Thắng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình được thi công trong thời điểm chiến tranh ác liệt, bị địch đánh phá liên tục. Bất chấp bom đạn ác liệt, lực lượng công binh và thanh niên xung phong đã bám trụ mặt đường, lao động cật lực suốt ngày đêm để đảm bảo thông xe. Đường 20 có đến 8 trọng điểm, được gọi là những "tọa độ lửa". Ảnh: Hữu Ngôi - TTXVN
  • Các đoàn xe chở hàng ra tiền tuyến qua trọng điểm ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) - nơi bắt đầu và là “yết hầu giao thông” quan trọng của tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, nối liền
    Các đoàn xe chở hàng ra tiền tuyến qua trọng điểm ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) - nơi bắt đầu và là “yết hầu giao thông” quan trọng của tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, nối liền "hậu phương lớn miền Bắc" với "tiền tuyến lớn miền Nam. Ảnh: TTXVN
  • Bất chấp những ngăn chặn khốc liệt, tàn bạo, bằng nhiều lực lượng, nhiều thủ đoạn, nhiều loại phương tiện chiến tranh và vũ khí hiện đại nhất lúc bấy giờ của Mỹ, tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn vẫn không ngừng phát triển, đáp ứng sự chi viện to lớn, toàn diện, liên tục, mạnh mẽ của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam (1969). Ảnh: Văn Sắc-TTXVN
    Bất chấp những ngăn chặn khốc liệt, tàn bạo, bằng nhiều lực lượng, nhiều thủ đoạn, nhiều loại phương tiện chiến tranh và vũ khí hiện đại nhất lúc bấy giờ của Mỹ, tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn vẫn không ngừng phát triển, đáp ứng sự chi viện to lớn, toàn diện, liên tục, mạnh mẽ của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam (1969). Ảnh: Văn Sắc-TTXVN
Cách đây 65 năm (19/5/1959 - 19/5/2024), thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương về mở đường chi viện cho cách mạng miền Nam, tuyến vận tải chiến lược đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh từng bước được hình thành. Với phương châm “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, với tinh thần “Sống bám đường, chết kiên cường dũng cảm”, “Máu có thể đổ, đường không thể tắc”, bộ đội và dân công hỏa tuyến Trường Sơn đã bảo đảm giao thông thông suốt trong mọi tình huống, góp phần hiện thực hóa quyết tâm “Tất cả vì miền Nam ruột thịt, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” của quân dân hai miền Nam - Bắc”. Ảnh: TTXVN

Ảnh Ảnh chuyên đề

Tin mới

TTXVN