Gần 1.500 công trình là đề cử tham gia Giải thưởng Khoa học-Công nghệ toàn cầu VinFuture 2024

HÀ NỘI, VIỆT NAM – Media OutReach Newswire – Ngày 2 tháng 5 năm 2024- Cổng tiếp nhận hồ sơ đề cử cho Giải thưởng VinFuture 2024 đã chính thức đóng lại vào ngày 17 tháng 4 vừa qua, với tổng số 1.469 đề cử cho mùa giải thưởng thứ tư. Số lượng đối tác đề cử tăng gần […]

HÀ NỘI, VIỆT NAM – Media OutReach Newswire – Ngày 2 tháng 5 năm 2024- Cổng tiếp nhận hồ sơ đề cử cho Giải thưởng VinFuture 2024 đã chính thức đóng lại vào ngày 17 tháng 4 vừa qua, với tổng số 1.469 đề cử cho mùa giải thưởng thứ tư. Số lượng đối tác đề cử tăng gần 8 lần so với Giải năm đầu; và gần 15% đối tác được đề cử năm nay nằm trong top 2% nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất thế giới.

Second from the right: Prof. Martin Andrew Green (University of New South Wales, Australia, Laureate of the 2023 VinFuture Grand Prize) is one of three new members of the 2024 VinFuture Prize Council, along with Prof. Pamela Christine Ronald (University of California, Davis, United States, Laureate of the 2022 VinFuture Special Prize for Women Innovators) and Prof. Susan Solomon (Massachusetts Institute of Technology, United States, Laureate of the 2023 VinFuture Special Prize for Women Innovators).

Ở mùa giải 2024, các đề cử tiếp tục bao phủ nhiều lĩnh vực thiết yếu như y tế và chăm sóc sức khỏe (chiếm 36,3%), năng lượng bền vững (24,6%), môi trường và biến đổi khí hậu (15,2%), ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong nhiều ngành, lĩnh vực (13,8%) và nông nghiệp (10,1%). 

Trong đó, có nhiều đề cử thuộc các lĩnh vực mới tiên phong như khám phá và thiết kế thuốc mới bằng AI; những giải pháp có tiềm năng ứng phó một cách hiệu quả với biến đổi khí hậu; các nguồn năng lượng hay quy trình sử dụng năng lượng bền vững mới; xây dựng các hệ thống nông nghiệp thông minh tiết kiệm và những nghiên cứu về các vật liệu, thiết bị và quy trình mới tối ưu có khả năng ứng dụng trong hoạt động đời sống cấp thiết hàng ngày… 

Số lượng các nhà khoa học quốc tế trở thành đối tác đề cử chính thức của Giải thưởng VinFuture năm 2024 cũng tăng mạnh, với tổng cộng 9.101 cá nhân. Đây là mức tăng hơn 70% so với con số 5.264 đối tác của mùa giải thứ 3 (năm 2023) và tăng gần 8 lần so với 1.200 đối tác của mùa đầu tiên. Trong số này, các nhà khoa học đối tác chủ yếu đến từ châu Mỹ (chiếm 31,4%), tiếp đến là châu Âu (28,3%), châu Á (26,0%), châu Phi (7,3%) và châu Đại Dương (7,0%). 

Điều đáng chú ý là, trong số 9.101 đối tác đề cử, có 1.347 đối tác (chiếm 14,8%) là các nhà khoa học thuộc nhóm top 2% các nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới và 5.989 chuyên gia đến từ các trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu thế giới. Danh sách các viện, đại học có thể kể đến như Đại học Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Đại học Stanford (Mỹ), Đại học British Columbia (Canada), Đại học Cambridge, Đại học Oxford (Anh), Đại học Quốc gia Singapore (Singapore), Đại học Tokyo (Nhật Bản), Đại học Quốc gia Australia (Australia)… Sự tham gia của các nhà khoa học xuất sắc và những chuyên gia đầu ngành đã giúp nâng cao chất lượng của những công trình được đề cử xét Giải thưởng VinFuture.

Tiến sĩ Lê Thái Hà, Giám đốc điều hành của Quỹ VinFuture cho biết: “Trong mùa giải VinFuture năm thứ 4, việc gia tăng về số lượng và chất lượng của các công trình tham gia xét giải cho thấy tầm nhìn và sứ mệnh của Giải thưởng VinFuture đã được khẳng định, với những tiêu chí toàn diện và thiết thực hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống của hàng triệu người, song song với việc bảo đảm các tiêu chí phát triển bền vững. Phần lớn các công trình đề cử là kết quả của những dự án hợp tác xuyên biên giới và đa ngành, vượt ra khỏi những khuôn khổ giới hạn. VinFuture mong muốn thông qua việc tôn vinh các công trình đề cử xứng đáng sẽ mang đến những tác động tích cực, góp phần thúc đẩy những sáng kiến khoa học – công nghệ mang tính đột phá trên khắp thế giới”.

Vòng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 1/6/2024 đến ngày 31/8/2024, nhằm xem xét một cách kỹ lưỡng, cẩn thận và lựa chọn ra những công trình ấn tượng, xứng đáng nhất để đi tiếp vào vòng xét giải cuối cùng. Hội đồng Sơ khảo gồm 10 thành viên sẽ đánh giá các đề cử dựa trên quy trình xét duyệt nghiêm ngặt và các chuẩn mực quốc tế cao nhất, nhằm đảm bảo tính khoa học, công bằng và minh bạch. Các tiêu chí đánh giá cốt lõi bao gồm mức độ tiến bộ trong khoa học – công nghệ, tầm ảnh hưởng tích cực đối với cuộc sống của con người, cũng như quy mô và sự bền vững của dự án.

Sau gần 4 năm đi vào hoạt động, với sứ mệnh “Khoa học phụng sự nhân loại”, Giải thưởng VinFuture ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong cộng đồng khoa học quốc tế bởi tầm nhìn và tiêu chí đánh giá toàn diện. Nhiều người đoạt Giải thưởng VinFuture đã tiếp tục được vinh danh ở những giải thưởng quốc tế danh giá và các bảng xếp hạng uy tín thế giới như Chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture 2021 là Tiến sĩ Katalin Karikó và Giáo sư Drew Weissman được vinh danh ở Giải thưởng Nobel Y sinh năm 2023. Gần đây nhất, 3 người đoạt Giải Đặc biệt VinFuture 2023 gồm Giáo sư Daniel Joshua Drucker (Canada); Giáo sư Joel Francis Habener và Phó giáo sư Svetlana Mojsov (Mỹ) đã được Tạp chí Time (Mỹ) bầu chọn vào Danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới của năm 2024.

Hashtag: #VinFuture

Nguồn phát hành hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.

Thông tin về Giải thưởng VinFuture

Giải thưởng VinFuture (VinFuture Prize) là hoạt động cốt lõi của Quỹ VinFuture, một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào Ngày Quốc tế Đoàn kết Con người 20/12/2020 do tỷ phú Phạm Nhật Vượng và phu nhân là bà Phạm Thu Hương đồng sáng lập. Giải thưởng VinFuture nhằm mục đích ghi nhận những đổi mới khoa học và công nghệ mang tính đột phá, có khả năng tạo ra những thay đổi tích cực đáng kể trong cuộc sống của hàng triệu người trên toàn thế giới.

Tin cùng chuyên mục