Bàng hoàng vụ nam sinh bị đánh chết não và nỗi lo sự an nguy con trẻ

Dư luận xã hội bàng hoàng, đau xót vụ nam sinh N.H.Đ lớp 8 (14 tuổi, Trường THCS Việt Hưng, phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội) đã bị hành hung dẫn đến chết não ở Hà Nội. 

Chú thích ảnh
Nam sinh N.H.Đ (14 tuổi, học sinh lớp 8 (Trường THCS Việt Hưng, phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội) bị đánh chết não. Ảnh: N.A.T

Trao đổi với phóng viên báo Tin tức ngày 27/3, Tiến sỹ, luật sư Đặng Văn Cường, Ủy viên Ban chấp hành Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam nhấn mạnh: “Khi tiếp cận thông tin vụ nam sinh bị đánh chết não, bất kỳ phụ huynh nào cũng thương xót nạn nhân; đồng thời bày tỏ lo lắng về sự an nguy của chính con em mình trong bối cảnh xã hội hiện nay”. Hiện, Cơ quan điều tra Công an Quận Long Biên, Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án “Cố ý gây thương tích”, để điều tra vụ việc nam học sinh lớp 8, Phường Việt Hưng bị đánh dẫn đến tình trạng sức khỏe nguy kịch, do mâu thuẫn khi chơi bóng rổ. 

Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn Luật sư Hà Nội) - người hỗ trợ pháp lý cho nạn nhân N.H.Đ cho biết: Cháu N.H.Đ đã được gia đình đưa về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ điều trị, thở máy để duy trì sự sống. Trước đó, cháu N.H.Đ nằm cấp cứu ở Bệnh viện Quân y 108, trải qua 2 lần phẫu thuật nhưng hiện đã chết não, tiên lượng xấu.

“Để có căn cứ xác định nguyên nhân chấn thương sọ não, cần dựa trên kết quả giám định pháp y của cơ quan chuyên môn về nguyên nhân và cơ chế hình thành vết thương. Qua nhận định sơ bộ ban đầu, vết thương vùng hố gáy của cháu N.H.Đ khả năng bị do lực tác động liên tục bằng vật tày mềm. Theo lý luận định tội danh, nếu xác định đối tượng sử dụng vũ lực đấm liên tiếp vào vùng gáy, đầu dẫn tới chấn thượng sọ não nặng sẽ cấu thành Tội “Giết người” theo Điều 123 Bộ Luật hình sự - BLHS”, luật sư Nguyễn Anh Thơm phân tích.

Trường hợp nạn nhân bị lực tác động làm ngã đập đầu xuống nền gây chấn thương sọ não sẽ cấu thành Tội “Cố ý gây thương tích” theo Điều 134 BLHS.

Chú thích ảnh
Nạn nhân đã được đưa về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ để duy trì sự sống. Ảnh: N.A.T

TS LS Đặng Văn Cường cho rằng: Vụ việc này rất đau lòng, hậu quả rất nghiêm trọng và nỗi đau này còn kéo dài dai dẳng với gia đình nạn nhân. "Vấn đề trách nhiệm pháp lý và công tác quản lý cần phải được xem xét thận trọng, đầy đủ, khách quan, đúng pháp luật làm căn cứ xử lý đối tượng vi phạm và để thực hiện các giải pháp phòng ngừa tội phạm, phòng ngừa vi phạm pháp luật, bảo vệ trẻ em, người chưa thành niên", luật sư Đặng Cường nhấn mạnh..

Giới luật sư nhận định: Cơ quan chức năng sẽ làm rõ diễn biến hành vi đánh người được thực hiện như thế nào và hành vi đánh hội đồng cháu bé lớp 8 đến mức nạn nhân bị chết não, không còn có khả năng kháng cự, rơi vào tình trạng sống thực vật. Đây là hành vi rất man rợ, thể hiện ý thức coi thường pháp luật.

“Trường hợp kết quả xác minh cho thấy, các đối tượng đánh cháu bé lớp 8 đã đủ 14 tuổi trở lên, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo điều 12 BLHS, sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội "Cố ý gây thương tích" hoặc "Giết người", tùy vào tính chất nguy hiểm của hành vi và hậu quả có thể xảy ra. Theo đó, người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác”, luật sư Đặng Văn Cường cho biết.

Một số luật sư cho rằng: Nếu các đối tượng này đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và hậu quả được xác định rất nghiêm trọng, cơ quan điều tra sẽ xem xét động cơ mục đích đánh người có nhằm mục đích sát hại nạn nhân hay không? hành vi có thể dẫn đến chết người hay không? là căn cứ để xác định hành vi này sẽ xử lý về Tội “Cố ý gây thương tích” hay Tội “Giết người”.

Theo điều 123 BLHS và hướng dẫn tại án lệ số 47/2021/AL, hình phạt trong trường hợp này có thể là tù chung thân, tử hình đối với các đối tượng phạm tội đã từ đủ 18 tuổi và có thể tới 18 năm tù đối với các đối tượng từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi.

Đối với vai trò của người bố, quan điểm của một số luật sư cho rằng: Cần xem xét vai trò đồng phạm bởi những căn cứ: "Biết con xảy ra mâu thuẫn nhưng do bênh con đã cùng 2 con đi xe máy đến gặp cháu bé để giải quyết. Đáng lẽ, người bố cần phải hỏi rõ cháu bé sự việc, khuyên giải nhưng đã bỏ mặc để cho 2 con xông vào đánh cháu N.H.Đ mà không can ngăn. Nếu người bố có mặt, đứng ngay gần để mặc con xông vào đánh cháu bé, được coi là người giúp sức, ủng hộ về tinh thần. Hành vi của người bố trong trường hợp này nếu xem xét với vai trò đồng phạm là có căn cứ", luật sư Nguyễn Anh Thơm nêu.

Trước đó, khoảng 14 giờ ngày 17/3, cháu N.H.Đ chơi bóng rổ tại sân đình Lệ Mật (phố Việt Hưng, phường Việt Hưng, quận Long Biên). Theo thông tin sơ bộ ban đầu, trong khi chơi bóng, cháu N.H.Đ có xích mích với cháu K (12 tuổi). K đã gọi anh trai (16 tuổi) và bố tới. Sau đó, K và anh trai đánh cháu Đ khiến cháu bất tỉnh tại chỗ. Dù đã được đưa đi cấp cứu nhưng hiện cháu Đ đã chết não, tiên lượng xấu.

Trong vụ án này, luật sư Đặng Văn Cường cho rằng: Cơ quan chức năng sẽ làm rõ có bao nhiêu đối tượng đã đánh nạn nhân N.H.Đ; hành vi đánh được thực hiện ra sao, có sử dụng hung khí nguy hiểm hay không? Ngoài đối tượng trực tiếp đánh nạn nhân, có người khác chứng kiến sự việc hay không? Có hành vi nào xúi giục giúp sức hay chỉ đạo đối tượng thực hiện hành vi đánh người hay không? .

Để giảm thiểu những vụ việc như thế này, dư luận cho rằng: Vấn đề tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cần phải được thực hiện có hiệu quả hơn. “Đặc biệt, vấn đề giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục kỹ năng sống và ý thức chấp hành pháp luật của các bạn trẻ trong môi trường học đường cần phải được quan tâm chú trọng hơn nữa", luật sư Đặng Cường nêu. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Cùng quan điểm, luật sư Nguyễn Anh Thơm cho biết, theo tìm hiểu ban đầu, đối tượng trực tiếp gây án đối với nạn nhân hiện học lớp 10, sinh năm 2008, ở lứa tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi. Như vậy, với hành vi đánh cháu bé sinh năm 2010 bị chấn thương sọ não nặng (có thể bị tử vong), đối tượng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định nếu bị buộc Tội "Giết người" hoặc "Cố ý gây thương tích" theo Điều 123, 134 BLHS.

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này", luật sư Thơm phân tích.
Minh Phương/Báo Tin tức
Đưa học sinh lớp 8 bị đánh chết não về Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Đưa học sinh lớp 8 bị đánh chết não về Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

Chiều 26/3, đại diện người nhà em học sinh Ng.H.Đ. xác nhận việc đưa em Đ. rời Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 về Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN