Luật Dược sửa đổi: Cơ hội tháo gỡ rào cản tiếp cận thuốc cho người dân

Luật Dược sửa đổi, bổ sung được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi đột phá giúp đảm bảo việc tiếp cận thuốc nhanh chóng, bền vững của người dân.

Người dân xếp hàng mua thuốc tại Bệnh viện. (Ảnh: MQ/Vietnam+)
Người dân xếp hàng mua thuốc tại Bệnh viện. (Ảnh: MQ/Vietnam+)

Theo báo cáo, trong giai đoạn từ 2012-2021 có 460 thuốc mới được đưa ra thị trường trên thế giới, tuy nhiên tính đến năm 2022 chỉ có 42 loại thuốc mới (chiếm 9%) có mặt tại Việt Nam.

Con số này thấp hơn mức bình quân 20% của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, theo dữ liệu của Tổ chức nghiên cứu ngành y dược (IQVIA MIDAS) được cập nhật.

Thực tế cho thấy, thực tế bệnh nhân Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi trong việc tiếp cận thuốc mới so với các nước.

Lý do của tình trạng trên một phần do thời gian thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành còn chậm, dẫn tới nguy cơ thiếu thuốc hàng loạt hằng năm vì quy định gia hạn giấy đăng ký lưu hành phức tạp, xử lý chậm trễ.

Theo báo cáo thi hành Luật Dược năm 2016 của Bộ Y tế, công tác đăng ký thuốc còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến số lượng hồ sơ đăng ký thuốc được giải quyết còn tương đối ít so với lượng hồ sơ đăng ký thuốc nộp tại Bộ Y tế.

Để tránh tình trạng thiếu thuốc, Quốc hội ban hành Nghị quyết 80/2023/QH15 để tất cả các giấy đăng ký lưu hành hết hạn được sử dụng đến hết năm 2024. Tuy nhiên, cần phải có giải pháp xử lý triệt để từ đầu năm 2025.

Luật Dược sửa đổi, bổ sung dự kiến được thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vào tháng 10 năm nay theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 của Quốc hội. Luật được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi đột phá giúp đảm bảo việc tiếp cận thuốc nhanh chóng, bền vững của người dân.

Infographic.jpg
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục