Thứ hai, ngày 29/04/2024

Tin tức trong ngành

Duyên nợ với Nội san


(11/01/2016 15:54:39)

Tôi có duyên nợ với NSTT đúng vào thời mà tưởng chừng NSTT "không sống nổi". Những năm 70 của thế kỷ trước, cả nước chiến tranh, "tin, ảnh là phát súng, ngọn cờ" được ưu tiên hàng đầu, tất cả cho chiến thắng, tất cả cho miền Nam ruột thịt.

Nhà báo Nguyễn Văn Lâu (phải) tại Hội nghị cộng tác viên NSTT năm 2010

 

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của anh Nguyễn Việt Long, có những công việc tôi phải làm từ A đến Z: Gặp các cộng tác viên đặt bài, "phục" các anh chị ở phân xã về hội nghị nhờ họ viết (thời bấy giờ không có điện thoại để giao dịch), biên tập, lên ma-két, đọc dò, viết đầu bài, đến tận kho xin giấy in...

Khó khăn nhất là khâu duyệt bài. Người duyệt cuối cùng là Tổng giám đốc Đào Tùng. Có số NSTT phải mất hàng tháng trời mới hoàn thành để chuyển đến nhà in. Một kỷ niệm khó quên là vào năm 1980, tôi viết bài "35 năm Thông tấn xã Việt Nam", 7 trang đánh máy, không ký tên (bài mở đầu chuyên mục kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống cơ quan). Anh Đỗ Phượng xem, anh Đào Tùng duyệt. Tôi phải sửa đi, sửa lại vài chục lần mới được lên khuôn. Tiền nhuận bút, nói đúng hơn tiền trả thù lao rất khiêm tốn. "Cái khó nó bó cái khôn", vì vậy, mỗi năm chỉ ra được 5 - 6 số.

Sau những năm 80, NSTT được phân cấp, xét duyệt: Phó Tổng giám đốc Trương Đức Anh vừa biên tập, vừa duyệt bài nên NSTT ra được đầy đặn hơn, nhiều số hơn, nhưng vẫn chưa ra được đều kỳ hàng tháng, đúng kỳ hạn như hiện nay.

Thời chiến tranh, giáo trình giảng dạy báo chí và tài liệu tham khảo rất hiếm. Tôi phải mang cái máy "Philips" đi ghi âm các hội nghị chuyên đề của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước rồi về gỡ từ văn nói ra văn viết, sau đó chuyển đến các đồng chí lãnh đạo cơ quan duyệt mới được in, phát hành.

NSTT ra đời là một tài liệu nghiệp vụ quan trọng của phóng viên, biên tập viên tin, ảnh trong nước và các phân xã ngoài nước. Lúc bấy giờ, Vụ báo chí Ban Tuyên huấn Trung ương, Khoa báo chí trường Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam, báo Nhân Dân, Hà Nội mới, Quân đội nhân dân... đều đặt vấn đề trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ trên NSTT.

Một điều đáng mừng là đến nay, tên bìa vẫn giữ nguyên mẫu: "THÔNG TẤN" do anh Cao Trọng Thiềm sáng tác, tất nhiên, bây giờ bìa in màu đẹp hơn.

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm NSTT ra đời, chúng ta không quên các đồng chí lãnh đạo, những cộng tác viên nhiệt tình, tâm huyết, những nhà báo dày dạn kinh nghiệm đã đóng góp cho NSTT qua các thời kỳ, còn lưu lại bút danh trong từng trang viết, trong từng số Nội san

Theo Nội san Thông tấn, số 12/2015

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Tình yêu với Nội san Thông tấn: Cuốn tạp - chí - của - chúng - ta  (11/01/2016 15:39:04)

Tổng hợp tin trong ngành (theo Nội san Thông tấn số 11/2015) (08/12/2015 16:18:35)

Đa dạng hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng (08/12/2015 11:10:16)

Học + (07/12/2015 10:42:57)

Tổng hợp tin trong ngành (theo Nội san Thông tấn số 10/2015) (05/11/2015 14:22:54)

Xây dựng Tổ hợp truyền thông đa phương tiện với nền tảng kỹ thuật - công nghệ thông tin mạnh & hiện đại (04/11/2015 15:13:04)

Sôi nổi hoạt động chào mừng ngày vui của ngành thông tấn (03/11/2015 14:32:29)

Tổng hợp tin trong ngành (theo Nội san Thông tấn số 9/2015) (12/10/2015 15:40:16)

Hội nghị cán bộ toàn ngành TTXVN năm 2015: Xây dựng TTXVN trở thành tổ hợp truyền thống đa phương tiện mạnh (09/10/2015 15:34:31)

Tổng hợp tin trong ngành (theo Nội san Thông tấn số 8/2015) (16/09/2015 15:33:29)