Lấn chiếm lòng sông Trà Bồng làm quán nổi

Hàng chục hộ dân ở xã Bình Đông, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã tự ý lấn chiếm lòng sông Trà Bồng làm quán nổi kinh doanh dịch vụ ăn uống trái phép gây cản trở dòng chảy, vi phạm hành lang thoát lũ, ảnh hưởng trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa, nhất là vào ban đêm.

Chú thích ảnh
Ngang nhiên lấn chiếm sông Trà Bồng. Ảnh: quangngaitv.vn

Theo ghi nhận của phóng viên, khoảng 13 quán nổi lớn, nhỏ được dựng lên với vốn đầu tư từ 300 - 500 triệu đồng/quán. Hầu hết các chủ quán đều sử dụng thùng phuy rỗng để kết thành bè, lót sàn bằng vật liệu gỗ, mái lợp tôn, đóng vách kiên cố… Mỗi quán nổi có diện tích hàng chục, thậm chí đến hàng trăm mét vuông. Có quán nằm ngay sát chân cầu Trà Bồng, chủ quán đã đổ lượng lớn đất, đá cơi nới, lấp lòng sông tạo mặt bằng để xây nhà cấp 4, xây ao và lối đi…

Người dân sống ở khu vực này phản ánh, tình trạng này diễn ra khá ngang nhiên, rầm rộ nhưng không hiểu vì lý do gì mà những công trình trái phép này vẫn tồn tại trong thời gian dài.

Về vấn đề này, ông Ngô Văn Dụng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn cho biết, khi Công ty Cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất đầu tư vào đây, số lượng người đến sinh sống và làm việc tại xã Bình Đông tăng lên đột biến. Từ đó, nhu cầu ăn, uống tăng theo. Vì vậy, người dân địa phương bỏ tiền xây dựng các nhà hàng, quán nổi trên sông Trà Bồng để kinh doanh, phục vụ thực khách. Thời điểm đó, các cấp, ngành của tỉnh đã nhiều lần kiểm tra thực tế tại hiện trường nhưng không xử lý.

“Trước mắt, UBND huyện chỉ đạo UBND xã Bình Đông tiến hành lập biên bản những trường hợp vi phạm. Huyện đề nghị sở, ngành có liên quan hỗ trợ về mặt chuyên môn để sớm giải quyết dứt điểm, không để dây dưa gây bức xúc trong dân”- ông Dụng nói.

Lê Phước Vĩnh Trọng (TTXVN)
Lâm Đồng: Xác minh vụ 'Đua nhau phá rừng, lấn chiếm đất hậu dự án'
Lâm Đồng: Xác minh vụ 'Đua nhau phá rừng, lấn chiếm đất hậu dự án'

Ngày 6/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng có báo cáo nhanh về kết quả kiểm tra, xác minh vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại tiểu khu 267C, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN