Điểm yếu trên chiến đấu cơ tiên tiến của Mỹ chính là vũ khí trang bị

Không quân Mỹ đang sở hữu một số tiêm kích và máy bay ném bom tốt nhất đồng thời ấp ủ các dự án phức tạp hơn trong tương lai. Tuy nhiên, phi đội hùng mạnh của lực lượng này đang đối mặt với rào cản khó ngờ: vũ khí được trang bị.

Chú thích ảnh
Chiến đấu cơ F-15 Eagle của Mỹ phóng tên lửa AIM-7 Sparrow. Ảnh: Business Insider

Tờ Business Insider (Mỹ) cho biết Không quân nước này đã đầu tư mạnh tay vào chiến đấu cơ tiên tiến nhưng các tên lửa không đối không đang tụt hậu về nhiều mặt. Lo ngại chính là phạm vi hoạt động hạt chế của những vũ khí đã lỗi thời có thể khiến các chiến đấu cơ Mỹ trở thành mục tiêu để các đối thủ triệt hạ với tên lửa tầm xa và hệ thống phòng không tinh vi.

Tướng Mark Kelly, người đứng đầu Bộ chỉ huy tác chiến không quân (ACC) Mỹ phát biểu trong tháng 10: “Chúng ta cần vũ khí thế hệ thứ năm cho Lực lượng Không quân thế hệ thứ năm”.

Tham mưu trưởng Không quân Mỹ Charles Brown Jr. trong tháng 9 nhấn mạnh: “Nếu chúng ta không khiến mối quan hệ với ngành công nghiệp đúng đường thì sẽ xảy ra viễn cảnh chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 sử dụng vũ khí thế hệ thứ 4 để chiến đấu với các mối đe dọa thế hệ thứ 6”.

Nhận thấy mối nguy hiểm của việc tụt hậu so với Nga và Trung Quốc, Mỹ đang tập trung vào một số tên lửa mới để duy trì ưu thế trong không chiến.

Boeing gần đây đã hé lộ về tên lửa không đối không tầm xa sẽ sở hữu cấu hình động cơ tên lửa hai giai đoạn với tốc độ và phạm vi hoạt động sẽ cao hơn tên lửa không đối không AIM-120D.

Tên lửa chiến thuật tiên tiến liên hợp AIM-260 của Lockheed Martin là vũ khí không đối không ưu tiên cao nhất của Không quân Mỹ và được phát triển trong bí mật. Tên lửa này có thể mang tầm hoạt động gấp đôi AIM-120D và dự kiến sẽ được trang bị cho các chiến đấu cơ F-22, F-35, F-15EX và F/A-18 của Hải quân Mỹ.

Không quân Mỹ còn dự định phiên chế thêm máy bay ném bom tầm xa để tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Không quân Mỹ cũng đang thử nghiệm bom GBU-53/B StormBreaker mới, một loại bom thông minh nặng 90 kg sử dụng radar sóng milimet, hình ảnh hồng ngoại và laser để tiếp cận các mục tiêu cách xa 72 km.

Một số dự án sẽ cần nhiều năm để phát triển nhưng nỗ lực này cho thấy sự tập trung của Không quân Mỹ vào hợp tác với tư nhân để phát triển vũ khí mới.

Hà Linh/Báo Tin tức
Mỹ đánh giá hoạt động bố trí quân trên phạm vi toàn cầu
Mỹ đánh giá hoạt động bố trí quân trên phạm vi toàn cầu

Ngày 29/11, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố Báo cáo Đánh giá hoạt động bố trí quân của nước này trên toàn cầu (GPR) trong năm 2021.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN