Nga-Trung cùng tập trận nhưng mục tiêu lại khác biệt

Chiến đấu cơ gầm rú trên bầu trời và pháo nổ đỏ lửa ở miền Bắc Trung Quốc ngày 13/8 khi 10.000 quân nhân Trung Quốc và binh sĩ Nga tập trận bắn đạn thật trong sự kiện kéo dài 1 tuần được hai quốc gia coi là tầm cao mới trong quan hệ quân sự song phương.

Chú thích ảnh
Binh sĩ tham gia tập trận chung giữa Nga và Trung Quốc này 13/8. Ảnh: AP

Kênh CNN (Mỹ) dẫn lời Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết cuộc tập trận chung này là lần đầu tiên hệ thống chỉ huy và kiểm soát phối hợp được sử dụng với binh sĩ Nga hòa nhập vào đội hình của Trung Quốc.

Các cuộc tập trận còn tạo cơ hội để cả hai phía thử nghiệm vũ khí mới. Đặc biệt là binh sĩ Nga lần đầu tiên có thể sử dụng thiết bị vũ khí do Trung Quốc sản xuất.

Cuộc tập trận chung này có một phần chủ đích nhằm tăng cường năng lực chống khủng bố. Tuy nhiên, các nhà phân tích phương Tây và Nga lại cho rằng Bắc Kinh và Moskva dường như có mục tiêu khác nhau, từ truyền thông cho đến kinh tế.

Ông Peter Layton tại Viện châu Á Griffith ở Australia nhận định cuộc tập trận này phàn lớn là dành cho truyền thông. Cuôc tập trận có tên Xibu Unity-2021 trong tiếng Trung Quốc và Zapad Interaction-2021 trong tiếng Nga. Truyền thông Trung Quốc từ tuần trước đã đưa đậm về Xibu Unity-2021 với nhiều hình ảnh, video về các hoạt động ở miền Bắc nước này.

Trong những tuần gần đây, báo chí phương Tây đưa nhiều tin về hợp tác quân sự giữa các quốc gia đồng minh của Mỹ ở Thái Bình Dương, bao gồm một nhóm tấn công tàu sân bay do Anh dẫn đầu đến Biển Đông và các cuộc tập trận tập chung ở Australia với sự tham gia của các đơn vị Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Về phần Trung Quốc, cuộc tập trận với Nga được coi là cơ hội để nước này phô trương khả năng kết hợp với đối tác khu vực. Ông Alexander Gabuev tại Quỹ Carnegie Vì hoà bình quốc tế đánh giá tuy cả Moskva và Bắc Kinh đều ca ngợi mối quan thân thiết hơn nhưng dường như sẽ không xuất hiện một liên minh chiến đấu Nga-Trung.

Ông Gabuev đăng trên mạng xã hội Twitter: “Hợp tác quân sự không có nghĩa là cần phải có một hiệp ước quốc phòng với nghĩa vụ cùng tham chiến nếu bên kia đang bị tấn công hoặc muốn bạn tham gia vào một cuộc xung đột".

Ông cho rằng về dài hạn, mục tiêu của Nga tăng cường hợp tác không phải vì quân sự mà phần lớn là do kinh tế. Theo ông Gabuev, Nga nhận thấy nhiều cơ hội để bán vũ khí cho Trung Quốc bởi nước này tuy đã hiện đại hóa quân sự nhanh chóng nhưng vẫn cần công nghệ của Nga.

Cuộc tập trận được khởi động từ ngày 9/8 với truyền thông Trung Quốc nhấn mạnh đến sự xuất hiện của J-20. Tờ Global Times cho biết sự xuất hiện của J-20 thể hiện hợp tác quân sự tăng giữa Nga và Trung Quốc trước những thách thức an ninh tại châu Á.

Khi chiếc J-20 lần đầu cất cánh một thập niên trước, Trung Quốc tự ca ngợi đây là câu trả lời cho F-22 và F-35 của Mỹ.

Tuy nhiên, J-20 không phải là chiến đấu cơ Trung Quốc lựa chọn để gửi đến Hội thao quân sự quốc tế 2021 tại Nga khởi tranh từ 22/8. Hãng thông tấn Xinhua (Trung Quốc) đưa tin rằng quân đội nước này đã cử J-10B cùng tiêm kích J-16 và máy bay vận tải Y-20 đến dự Hội thao quân sự quốc tế 2021.

Hà Linh/Báo Tin tức (Theo CNN)
Trung Quốc tìm giải pháp cho hàng nghìn nhà máy thuỷ điện không hiệu quả
Trung Quốc tìm giải pháp cho hàng nghìn nhà máy thuỷ điện không hiệu quả

Trung Quốc đang cố gắng giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế khổng lồ vào than đá và nhiên liệu hóa thạch để đáp ứng mục tiêu trung hòa carbon đầy tham vọng vào năm 2060. Tuy nhiên, quốc gia này đang chật vật tìm giải pháp đóng cửa 40.000 nhà máy thủy điện.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN