Nỗ lực ngăn chặn tiểu hành tinh va chạm Trái Đất

Ngày 15/9, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã ký thỏa thuận trị giá 129 triệu euro (154 triệu USD) để chế tạo tàu vũ trụ phục vụ dự án hợp tác với Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) nhằm làm chệch hướng một tiểu hành tinh đang lao về Trái Đất.

Chú thích ảnh
ESA và tập đoàn công nghệ vũ trụ OBH của Đức sẽ hợp tác phát triển tàu vũ trụ mang tên Hera. Ảnh: neweurope.eu

Theo đó, ESA và tập đoàn công nghệ vũ trụ OBH của Đức sẽ hợp tác phát triển tàu vũ trụ mang tên Hera. Với kích thước nhỏ gọn bằng một chiếc bàn, Hera có thể tự động điều hướng xung quanh tiểu hành tinh Dimorphos trong khi thu thập dữ liệu. Tàu này cũng sẽ phóng các vệ tinh nhỏ hình khối có chiều dài 10cm bay gần bề mặt tiểu hành tinh Dimorphos.

Dự kiến, tàu Hera sẽ được ESA phóng vào tháng 10/2024 để lập bản đồ hố va chạm và đo khối lượng của tiểu hành tinh Dimorphos. Tàu này sẽ đạt đến điểm va chạm với tiểu hành tinh Dimorphos vào khoảng cuối năm 2026 và tiến hành một khảo sát kéo dài 6 tháng.

Dự kiến tháng 6/2021, NASA sẽ phóng một tàu vũ trụ khác vào vị trí nằm trên hành trình va chạm với Dimorphos để xác định liệu có thể đẩy các vật thể gây đe dọa đối với Trái Đất sang một hướng khác an toàn hơn hay không.

Tiểu hành tinh Dimorphos có đường kính 160m, bằng chiều rộng của Kim tự tháp Giza ở Ai Cập. ESA cảnh báo tiểu hành tinh này có thể san phẳng một thành phố nếu rơi xuống Trái Đất.

Phan An (TTXVN)
Trung Quốc: Tàu vũ trụ có thể tái sử dụng đã quay về Trái Đất 
Trung Quốc: Tàu vũ trụ có thể tái sử dụng đã quay về Trái Đất 

Sau hai ngày hoạt động trên quỹ đạo, tàu vũ trụ có thể tái sử dụng đầu tiên của Trung Quốc đã quay về Trái Đất và hạ cánh an toàn tại bãi đáp thuộc Trung tâm Vệ tinh Tửu Tuyền (Jiuquan) ở khu vực Nội Mông. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN