VRG quy hoạch 3 nhà máy chế biến ở phía Bắc

Với sản lượng cao su khai thác có sự tăng trưởng trong thời gian tới, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã quy hoạch đầu tư thêm 3 nhà máy chế biến tại khu vực miền núi phía Bắc.

Chú thích ảnh
Dây chuyền chế biến mủ cao su tại Nhà máy chế biến mủ cao su Sơn La. Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN

Theo đó, năm 2022 Công ty cao su Lai Châu II sẽ đầu tư dây chuyền chế biến mủ SVR 10, SVR 20 công nghệ rút gọn; công suất 5.000 tấn/năm. Cũng trong thời gian này, Công ty Cao su Điện Biên đầu tư nhà máy chế biến mủ RSS công suất 3.000 tấn/năm. Năm 2025, Công ty Cao su Dầu Tiếng – Lào Cai đầu tư nhà máy chế biến mủ SVR 10, SVR 20 công nghệ rút gọn, công suất 3.000 tấn/năm, phục vụ các công ty khu vực Đông Bắc. 

Hiện tại khu vực miền núi phía Bắc, VRG có Nhà máy chế biến Châu Thuận - Cao  su  Sơn La, công suất 6.000 tấn/năm và Nhà máy chế biến cao  su  Lai  Châu  công suất 5.000 tấn/năm, chủng loại mủ SVR 10, SVR 20.

Năm 2023, Nhà máy chế biến cao  su  Lai  Châu sẽ đầu tư giai đoạn 2 công suất 4.000 tấn/năm, nâng tổng công suất nhà máy lên 9.000 tấn/năm. 

Hai nhà máy trên sẽ đáp ứng chế biến hết sản lượng khai thác của toàn khu vực. Các công ty khác lập các điểm cán vắt và vận chuyển về 2 nhà máy chế biến này để sản xuất.

Bích Hồng (TTXVN)
Giải pháp sản xuất thông minh và bền vững cho ngành nhựa và cao su Việt Nam
Giải pháp sản xuất thông minh và bền vững cho ngành nhựa và cao su Việt Nam

Nhựa, cao su luôn được đánh giá là ngành công nghiệp mũi nhọn, với tốc độ tăng trưởng bình quân luôn đạt 12 - 15%/năm. Để tận dụng tốt cơ hội phát triển ngành công nghiệp nhựa - cao su trong nước và xuất khẩu, các nhà sản xuất cần chủ động đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh…

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN