Vườn cao su 112 năm tuổi ở Đồng Nai đứng trước nguy cơ bị xóa sổ

  • Trong ảnh: Ông Lê Văn Phúc, cán bộ Nông trường cao su Dầu Giây tiếc nuối khi một gốc cây cao su già bị gãy đổ, phải cưa tận gốc. Ảnh: Công Phong - TTXVN
    Trong ảnh: Ông Lê Văn Phúc, cán bộ Nông trường cao su Dầu Giây tiếc nuối khi một gốc cây cao su già bị gãy đổ, phải cưa tận gốc. Ảnh: Công Phong - TTXVN
  • Trong ảnh: Vườn cây cao su 112 năm tuổi nay được bảo tồn, có hàng rào bao quanh. Ảnh: Công Phong - TTXVN
    Trong ảnh: Vườn cây cao su 112 năm tuổi nay được bảo tồn, có hàng rào bao quanh. Ảnh: Công Phong - TTXVN
  • Trong ảnh: Những cây dây leo phát triển xanh tốt nhờ bám vào thân cây cao su già cỗi. Ảnh: Công Phong - TTXVN
    Trong ảnh: Những cây dây leo phát triển xanh tốt nhờ bám vào thân cây cao su già cỗi. Ảnh: Công Phong - TTXVN
  • Trong ảnh: Còn rất ít cây cao su có tuổi đời 112 năm vẫn đứng sừng sững, thách thức thời gian. Ảnh: Công Phong - TTXVN
    Trong ảnh: Còn rất ít cây cao su có tuổi đời 112 năm vẫn đứng sừng sững, thách thức thời gian. Ảnh: Công Phong - TTXVN
  • Trong ảnh: Một gốc cao su hơn trăm tuổi bị gió quật đổ. Ảnh: Công Phong - TTXVN
    Trong ảnh: Một gốc cao su hơn trăm tuổi bị gió quật đổ. Ảnh: Công Phong - TTXVN
  • Trong ảnh: Thân cao su bị mối mọt, sâu bệnh tấn công. Ảnh: Công Phong - TTXVN
    Trong ảnh: Thân cao su bị mối mọt, sâu bệnh tấn công. Ảnh: Công Phong - TTXVN
Sau một thời gian dài thử nghiệm ở nhiều nơi nhưng không thành công, năm 1906, người Pháp đã trồng 1.000 cây cao su ở xã Bàu Hàm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Những năm sau đó, số cao su này phát triển tốt, cho năng suất cao. Từ đó, người Pháp đã phát triển nhiều đồn điền cao su khắp các tỉnh miền Đông Nam bộ. Trải qua 112 năm, vườn cao su đầu tiên của Việt Nam giờ chỉ còn 306 cây, mỗi cây có đường kính từ 1 – 3 mét. Sau năm 1975, vườn cao su được chuyển giao cho Nông trường cao su Dầu Giây quản lý. Năm 1980, nông trường quyết định ngưng việc khai thác mủ ở vườn để bảo tồn, phục vụ nghiên cứu, giáo dục lịch sử, truyền thống cho thế hệ trẻ. Hiện vườn cao su (diện tích 8ha) được xây tường rào bao quanh và trở thành khu di tích lịch sử cấp tỉnh của Đồng Nai. Mặc dù đã sử dụng nhiều giải pháp, nhưng hiện nay, nhiều cây cao su đã già cỗi, bị mục ruỗng do sâu mọt ăn, nhiều cây đứng trước nguy cơ bị xóa sổ. Ảnh: Công Phong - TTXVN

Ảnh Ảnh thời sự trong nước

Tin mới

TTXVN