Ninh Thuận tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trước thềm năm học mới

  • Giáo viên trường tiểu học Văn Lâm dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc Chăm ở xã Phước Nam, huyện Thuận Nam. Ảnh: Công Thử - TTXVN
    Giáo viên trường tiểu học Văn Lâm dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc Chăm ở xã Phước Nam, huyện Thuận Nam. Ảnh: Công Thử - TTXVN
  • Các em học sinh dân tộc Chăm ở xã Phước Nam, huyện Thuận Nam đến trường học tiếng Việt trước ngày tựu trường. Ảnh: Công Thử - TTXVN
    Các em học sinh dân tộc Chăm ở xã Phước Nam, huyện Thuận Nam đến trường học tiếng Việt trước ngày tựu trường. Ảnh: Công Thử - TTXVN
  • Học sinh dân tộc Chăm ở xã Phước Nam, huyện Thuận Nam học tiếng Việt tại trường tiểu học Văn Lâm. Ảnh: Công Thử - TTXVN
    Học sinh dân tộc Chăm ở xã Phước Nam, huyện Thuận Nam học tiếng Việt tại trường tiểu học Văn Lâm. Ảnh: Công Thử - TTXVN
  • Dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc Chăm ở xã Phước Nam, huyện Thuận Nam. Ảnh: Công Thử - TTXVN
    Dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc Chăm ở xã Phước Nam, huyện Thuận Nam. Ảnh: Công Thử - TTXVN
  • Giờ dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc Chăm của trường tiểu học Văn Lâm, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam. Ảnh: Công Thử - TTXVN
    Giờ dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc Chăm của trường tiểu học Văn Lâm, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam. Ảnh: Công Thử - TTXVN
Chuẩn bị cho năm học mới 2019 - 2020, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận đang rất tích cực tăng cường tổ chức dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, để trang bị cho các em những kỹ năng cơ bản trong sử dụng tiếng Việt phục vụ học tập, giúp các em tự tin bước vào học lớp 1, đồng thời tạo tiền đề để các em học tập, lĩnh hội tri thức ở các cấp học tiếp theo. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận, trước khi bước vào năm học mới, ngành giáo dục phấn đấu 100% học sinh tiểu học là người dân tộc thiểu số trong tỉnh được tập trung dạy tiếng Việt. Hiện các trường cấp tiểu học trong tỉnh đang dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số theo tài liệu “em nói tiếng Việt” do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành, để các em khỏi bở ngỡ, bắt kịp nhanh với bảng chữ cái tiếng Việt; mạnh dạn giao tiếp; qua đó nhanh theo kịp chương trình học, tránh tình trạng yếu kỹ năng nghe, nói, đọc và viết dẫn đến học yếu, bỏ học. Ảnh: Công Thử - TTXVN

Ảnh Ảnh thời sự trong nước

Tin mới

TTXVN