Ngày Khí tượng thế giới năm 2023: Cảnh báo sớm để hành động sớm, giảm nhẹ rủi ro thiên tai

  • Thông tin quan trắc từ Trạm khí tượng tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết bão số 9 gây gió gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9; biển động dữ dội với những đợt sóng cao từ 5 đến 8 mét. Ảnh: Lê Ngọc Phước - TTXVN
    Thông tin quan trắc từ Trạm khí tượng tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết bão số 9 gây gió gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9; biển động dữ dội với những đợt sóng cao từ 5 đến 8 mét. Ảnh: Lê Ngọc Phước - TTXVN
  • Ra quân phát động trồng hơn 110 ngàn cây bần giống trên diện tích 20 ha rừng ngập mặn khu vực biển Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Trung Hiếu – TTXVN
    Ra quân phát động trồng hơn 110 ngàn cây bần giống trên diện tích 20 ha rừng ngập mặn khu vực biển Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Trung Hiếu – TTXVN
  • Đoàn viên thanh niên và nhân dân địa phương trồng rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định. Ảnh: Văn Đạt – TTXVN
    Đoàn viên thanh niên và nhân dân địa phương trồng rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định. Ảnh: Văn Đạt – TTXVN
  • Dự án đầu tư phát triển rừng vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên-Huế được triển khai từ năm 2015 với diện tích 300 ha, trong đó rừng ngập mặn khoảng 160 ha tạo thành vành đai xanh rừng ngập mặn ven đầm phá Tam Giang, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giúp tích lũy phù sa, tạo điều kiện phát triển sinh kế cho người dân. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
    Dự án đầu tư phát triển rừng vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên-Huế được triển khai từ năm 2015 với diện tích 300 ha, trong đó rừng ngập mặn khoảng 160 ha tạo thành vành đai xanh rừng ngập mặn ven đầm phá Tam Giang, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giúp tích lũy phù sa, tạo điều kiện phát triển sinh kế cho người dân. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
  • Cống Láng Thé, xã Đại Phước, huyện Càng Long (Trà Vinh) đóng chặt để ngăn nước mặn xâm nhập nội đồng vào mùa khô khiến nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp bị thiếu nước tưới. Ảnh: Thanh Hòa-TTXVN
    Cống Láng Thé, xã Đại Phước, huyện Càng Long (Trà Vinh) đóng chặt để ngăn nước mặn xâm nhập nội đồng vào mùa khô khiến nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp bị thiếu nước tưới. Ảnh: Thanh Hòa-TTXVN
  • Thiết bị đo gió tại Trạm khí tượng Mẫu Sơn, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
    Thiết bị đo gió tại Trạm khí tượng Mẫu Sơn, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
  • Cán bộ Đài Khí tượng Thủy văn thành phố Cần Thơ đo độ mặn trên sông Hậu, ngày 10/3/2020. Ảnh: Thanh Liêm - TTXVN
    Cán bộ Đài Khí tượng Thủy văn thành phố Cần Thơ đo độ mặn trên sông Hậu, ngày 10/3/2020. Ảnh: Thanh Liêm - TTXVN
  • Thả bóng để theo dõi hướng và tốc độ của gió tại Trạm Khí tượng nông nghiệp Lạng Sơn, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
    Thả bóng để theo dõi hướng và tốc độ của gió tại Trạm Khí tượng nông nghiệp Lạng Sơn, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
  • Nhân viên của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ duy tu, bảo dưỡng các trang thiết bị để đảm bảo thông tin về thời tiết thông suốt trong mùa mưa bão. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
    Nhân viên của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ duy tu, bảo dưỡng các trang thiết bị để đảm bảo thông tin về thời tiết thông suốt trong mùa mưa bão. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định kêu gọi ngư dân neo đậu tàu thuyền để tránh bão số 6. Ảnh: Nguyên Linh-TTXVN
    Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định kêu gọi ngư dân neo đậu tàu thuyền để tránh bão số 6. Ảnh: Nguyên Linh-TTXVN
  • Các địa phương họp trực tuyến với Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai để triển khai ứng phó với cơn bão số 7. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
    Các địa phương họp trực tuyến với Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai để triển khai ứng phó với cơn bão số 7. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
  • Cán bộ Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ kiểm tra hộp quan trắc tự động. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN
    Cán bộ Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ kiểm tra hộp quan trắc tự động. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN
  • Các Quan trắc viên tại Trạm khí tượng thủy văn Yên Thượng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An thực hiện quan trắc môi trường không khí và môi trường nước trên sông Lam. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN
    Các Quan trắc viên tại Trạm khí tượng thủy văn Yên Thượng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An thực hiện quan trắc môi trường không khí và môi trường nước trên sông Lam. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN
  • Nhân viên Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ duy tu, bảo dưỡng máy đo mưa, đo bức xạ, đo nhiệt độ tự động. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
    Nhân viên Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ duy tu, bảo dưỡng máy đo mưa, đo bức xạ, đo nhiệt độ tự động. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
  • Cán bộ Trạm khí tượng Mẫu Sơn, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Lạng Sơn ghi các số liệu tại Trạm. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
    Cán bộ Trạm khí tượng Mẫu Sơn, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Lạng Sơn ghi các số liệu tại Trạm. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
  • Quan trắc viên Trạm Khí tượng Thủy văn Hòn Ngư, thị xã Cửa Lò (Nghệ An) đo thời gian nắng trong ngày. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN
    Quan trắc viên Trạm Khí tượng Thủy văn Hòn Ngư, thị xã Cửa Lò (Nghệ An) đo thời gian nắng trong ngày. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN
  • Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đi kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 5 tại khu neo đậu tránh trú bão tàu thuyền Cửa Việt, xã Triệu An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
    Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đi kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 5 tại khu neo đậu tránh trú bão tàu thuyền Cửa Việt, xã Triệu An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
  • Cán bộ kỹ thuật Công ty THHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bến Tre kiểm tra độ mặn khu vực cống Trung Nhuận, huyện Giồng Trôm. Ảnh: Công Trí-TTXVN
    Cán bộ kỹ thuật Công ty THHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bến Tre kiểm tra độ mặn khu vực cống Trung Nhuận, huyện Giồng Trôm. Ảnh: Công Trí-TTXVN
  • Lắp đặt trạm đo mực nước suối tại đập 19/5, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái nhằm giảm thiểu thiệt hại do bão lũ gây ra. Ảnh: Đức Tưởng - TTXVN
    Lắp đặt trạm đo mực nước suối tại đập 19/5, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái nhằm giảm thiểu thiệt hại do bão lũ gây ra. Ảnh: Đức Tưởng - TTXVN
  • Đến thăm Tổng cục Khí tượng Thủy văn ở Hà Nội, Tổng Thư ký LHQ António Guterres đánh giá cao công tác dự báo khí tượng thủy văn của Việt Nam (22/10/2022). Ảnh: Minh Đức – TTXVN
    Đến thăm Tổng cục Khí tượng Thủy văn ở Hà Nội, Tổng Thư ký LHQ António Guterres đánh giá cao công tác dự báo khí tượng thủy văn của Việt Nam (22/10/2022). Ảnh: Minh Đức – TTXVN
  • Người dân xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) cho trâu bò ăn thêm cỏ tươi để nâng cao sức khỏe nhằm giảm thiệt hại do giá rét gây nên. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
    Người dân xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) cho trâu bò ăn thêm cỏ tươi để nâng cao sức khỏe nhằm giảm thiệt hại do giá rét gây nên. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
  • Ngập lụt tại xã Thanh An, huyện Cam Lộ, Quảng Trị. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
    Ngập lụt tại xã Thanh An, huyện Cam Lộ, Quảng Trị. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
  • Người dân khối 1, thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cố gắng tìm kiếm những tài sản còn sót lại sau trận lũ quét. Ảnh: Văn Tý-TTXVN
    Người dân khối 1, thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cố gắng tìm kiếm những tài sản còn sót lại sau trận lũ quét. Ảnh: Văn Tý-TTXVN
  • Nhiệt độ ngoài trời giảm sâu, rét đậm khiến cho người dân thủ đô phải đắp chăn giữ ấm. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
    Nhiệt độ ngoài trời giảm sâu, rét đậm khiến cho người dân thủ đô phải đắp chăn giữ ấm. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
  • Nông dân xã Phú Xuyên, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc giữ ấm cho mạ trong tiết trời giá rét. Ảnh: Hoàng Hùng - TTXVN
    Nông dân xã Phú Xuyên, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc giữ ấm cho mạ trong tiết trời giá rét. Ảnh: Hoàng Hùng - TTXVN
  • Tại xã Quài Tở (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) gia súc bị cóng, cước chân không thể đứng vững do rét hại kèm theo băng giá, mưa tuyết trong nhiều ngày. Ảnh: TTXVN
    Tại xã Quài Tở (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) gia súc bị cóng, cước chân không thể đứng vững do rét hại kèm theo băng giá, mưa tuyết trong nhiều ngày. Ảnh: TTXVN
  • Người lao động đốt củi sưởi ấm vào ban ngày khi Hà Nội đón đợt không khí lạnh có cường độ mạnh nhất từ đầu mùa Đông (2020). Ảnh: Thành Đạt – TTXVN
    Người lao động đốt củi sưởi ấm vào ban ngày khi Hà Nội đón đợt không khí lạnh có cường độ mạnh nhất từ đầu mùa Đông (2020). Ảnh: Thành Đạt – TTXVN
  • Nhiệt độ tại đỉnh núi Phia Oắc, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) xuống - 9 độ C, băng giá xuất hiện phủ kín cành cây và mặt đất. Ảnh: TTXVN
    Nhiệt độ tại đỉnh núi Phia Oắc, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) xuống - 9 độ C, băng giá xuất hiện phủ kín cành cây và mặt đất. Ảnh: TTXVN
  • Nhiệt độ xuống -1,6 độ C khiến đỉnh Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn xuất băng tuyết (2020). Ảnh: Quang Duy – TTXVN
    Nhiệt độ xuống -1,6 độ C khiến đỉnh Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn xuất băng tuyết (2020). Ảnh: Quang Duy – TTXVN
  • Một trận lũ quét từ thượng nguồn bất ngờ ập xuống xã Bản Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai làm sập hoàn toàn cây cầu treo duy nhất bắc qua suối Bản Hồ, nối trung tâm Thị trấn Sa Pa với các xã lân cận (2019). Ảnh: Quốc Khánh – TTXVN
    Một trận lũ quét từ thượng nguồn bất ngờ ập xuống xã Bản Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai làm sập hoàn toàn cây cầu treo duy nhất bắc qua suối Bản Hồ, nối trung tâm Thị trấn Sa Pa với các xã lân cận (2019). Ảnh: Quốc Khánh – TTXVN
  • Một ngôi nhà tại xã Bằng Giã (huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ) bị sập đổ trước dòng nước lũ do ảnh hưởng của hoàn lưu của cơn bão số 4, năm 2008. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN
    Một ngôi nhà tại xã Bằng Giã (huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ) bị sập đổ trước dòng nước lũ do ảnh hưởng của hoàn lưu của cơn bão số 4, năm 2008. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN
  • Trận lũ quét rạng sáng 2/10/2022, tại huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) đã làm chết 1 cháu bé 4 tháng tuổi, cuốn trôi 14 nhà dân, 85 ngôi nhà dân và cơ quan hành chính bị ngập. Ảnh: TTXVN phát
    Trận lũ quét rạng sáng 2/10/2022, tại huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) đã làm chết 1 cháu bé 4 tháng tuổi, cuốn trôi 14 nhà dân, 85 ngôi nhà dân và cơ quan hành chính bị ngập. Ảnh: TTXVN phát
  • Lớp băng đọng trên hoa cải tại thôn Xín Phìn Chư, xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) do thời tiết lạnh sâu kéo dài nhiều ngày. Ảnh: Nguyễn Chiến-TTXVN
    Lớp băng đọng trên hoa cải tại thôn Xín Phìn Chư, xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) do thời tiết lạnh sâu kéo dài nhiều ngày. Ảnh: Nguyễn Chiến-TTXVN
  • Người dân huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) đốt lửa sưởi ấm trong tiết trời lạnh giá. Ảnh: Hoàng Hùng -TTXVN
    Người dân huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) đốt lửa sưởi ấm trong tiết trời lạnh giá. Ảnh: Hoàng Hùng -TTXVN
Ngày Khí tượng thế giới 23/3 năm 2023 được Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) phát động với chủ đề "Cảnh báo sớm để hành động sớm - Thông tin khí tượng thủy văn và khí hậu phục vụ hiệu quả giảm nhẹ rủi ro thiên tai". Tại Việt Nam, chủ đề hưởng ứng Ngày Khí tượng thế giới 2023 là: “Thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho hôm nay và mai sau”, nhằm phản ánh các vấn đề về tác động của biến đổi khí hậu đến biến động của thời tiết và tài nguyên nước đang diễn ra ngày càng rõ rệt. Ảnh: TTXVN

Ảnh Ảnh chuyên đề

Tin mới

TTXVN