Kỷ niệm 65 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2020): Những tấm gương tiêu biểu ngành Y tế Việt Nam

  • PGS.TS. Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Thạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức có nhiều thành công trong các lĩnh vực: Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng sóng cao tần năm 2007; Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng phẫu thuật nội soi qua lỗ liên hợp năm 2008; Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng lấy thoát vị qua da năm 2009; Tạo hình thân đốt sống trong xẹp cột sống do loãng xương bằng bơm xi măng sinh học năm 2009, Ứng dụng robot định vị chính xác trong phẫu thuật cột sống… Trong ảnh: Bác sỹ Nguyễn Văn Thạch (bên trái) khám cho các bệnh nhân tại Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN
    PGS.TS. Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Thạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức có nhiều thành công trong các lĩnh vực: Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng sóng cao tần năm 2007; Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng phẫu thuật nội soi qua lỗ liên hợp năm 2008; Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng lấy thoát vị qua da năm 2009; Tạo hình thân đốt sống trong xẹp cột sống do loãng xương bằng bơm xi măng sinh học năm 2009, Ứng dụng robot định vị chính xác trong phẫu thuật cột sống… Trong ảnh: Bác sỹ Nguyễn Văn Thạch (bên trái) khám cho các bệnh nhân tại Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN
  • Giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan. Suốt cuộc đời, Giáo sư Tôn Thất Tùng để lại 123 công trình khoa học có giá trị. Ông là tấm gương người thầy mẫu mực, trung thực, say mê khoa học, hết lòng yêu thương học trò, đã đào tạo một đội ngũ các thầy thuốc có y đức, giỏi chuyên môn. Trong ảnh: Giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng (bên trái) trong một ca mổ gan (1976). Ảnh: Nguyễn Chính - TTXVN
    Giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan. Suốt cuộc đời, Giáo sư Tôn Thất Tùng để lại 123 công trình khoa học có giá trị. Ông là tấm gương người thầy mẫu mực, trung thực, say mê khoa học, hết lòng yêu thương học trò, đã đào tạo một đội ngũ các thầy thuốc có y đức, giỏi chuyên môn. Trong ảnh: Giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng (bên trái) trong một ca mổ gan (1976). Ảnh: Nguyễn Chính - TTXVN
  • Trong ảnh: GS.TS Lê Đức Hinh, hiện là Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam. Ông được xem là người thầy của chuyên ngành Thần kinh học với hơn 55 năm làm việc và cống hiến, điều trị thành công cho hàng ngàn bệnh nhân. Không chỉ là lương y tâm huyết với nghề, GS.TS Lê Đức Hinh còn là người thầy giáo có vốn kiến thức và kinh nghiệm dồi dào. Ông đã giảng dạy cho nhiều thế hệ sinh viên tại các trường đại học trên khắp cả nước. Riêng Đại học Y Hà Nội, ông có tới 46 năm giảng dạy, từ năm 1969 cho tới nay; đồng thời xuất bản nhiều cuốn sách, công trình nghiên cứu về bệnh lý Thần kinh bằng các thứ tiếng khác nhau. Ảnh: TTXVN phát
    Trong ảnh: GS.TS Lê Đức Hinh, hiện là Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam. Ông được xem là người thầy của chuyên ngành Thần kinh học với hơn 55 năm làm việc và cống hiến, điều trị thành công cho hàng ngàn bệnh nhân. Không chỉ là lương y tâm huyết với nghề, GS.TS Lê Đức Hinh còn là người thầy giáo có vốn kiến thức và kinh nghiệm dồi dào. Ông đã giảng dạy cho nhiều thế hệ sinh viên tại các trường đại học trên khắp cả nước. Riêng Đại học Y Hà Nội, ông có tới 46 năm giảng dạy, từ năm 1969 cho tới nay; đồng thời xuất bản nhiều cuốn sách, công trình nghiên cứu về bệnh lý Thần kinh bằng các thứ tiếng khác nhau. Ảnh: TTXVN phát
  • Trong ảnh: GS. TS. Nhà giáo nhân dân, bác sĩ Trịnh Hồng Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Điều phối tạng Quốc gia, là chuyên gia đầu ngành về phẫu thuật tiêu hóa của Việt Nam và là thành viên chính thức của Hội Phẫu thuật Pháp hiện nay. Ông đặc biệt ghi dấu ấn đậm nét trong kỳ tích ghép tạng của y học Việt Nam vào tháng 9/2015, khi lần đầu tiên, các bác sĩ BV Việt Đức đã ghép tạng thành công từ khối tạng được vận chuyển từ TP. Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Ông có nhiều công trình về phẫu thuật ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư tụy..., trở thành sách hướng dẫn cho sinh viên và đồng nghiệp tham khảo. Giáo sư Trịnh Hồng Sơn được giới chuyên môn đánh giá là người có “đôi bàn tay vàng”, được người bệnh ngợi ca là một hình mẫu của “thầy thuốc như mẹ hiền”, luôn đam mê với nghề, tận tình hết lòng vì người bệnh. Ảnh: TTXVN phát
    Trong ảnh: GS. TS. Nhà giáo nhân dân, bác sĩ Trịnh Hồng Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Điều phối tạng Quốc gia, là chuyên gia đầu ngành về phẫu thuật tiêu hóa của Việt Nam và là thành viên chính thức của Hội Phẫu thuật Pháp hiện nay. Ông đặc biệt ghi dấu ấn đậm nét trong kỳ tích ghép tạng của y học Việt Nam vào tháng 9/2015, khi lần đầu tiên, các bác sĩ BV Việt Đức đã ghép tạng thành công từ khối tạng được vận chuyển từ TP. Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Ông có nhiều công trình về phẫu thuật ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư tụy..., trở thành sách hướng dẫn cho sinh viên và đồng nghiệp tham khảo. Giáo sư Trịnh Hồng Sơn được giới chuyên môn đánh giá là người có “đôi bàn tay vàng”, được người bệnh ngợi ca là một hình mẫu của “thầy thuốc như mẹ hiền”, luôn đam mê với nghề, tận tình hết lòng vì người bệnh. Ảnh: TTXVN phát
  • Trong ảnh: Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương và hiện là Tổng Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được Tạp chí khoa học châu Á (Singapore) bình chọn và công nhận là một trong 100 nhà khoa học tiêu biểu Châu Á năm 2019 (Asian Scientist). Trong sự nghiệp y khoa, ông đã để lại dấu ấn lớn trong cộng đồng y học thế giới: là bác sĩ phẫu thuật nội soi nhi khoa hàng đầu từ năm 1997, người đầu tiên tiến hành ghép thận và ghép gan cho trẻ em và đóng góp 9 kỹ thuật nội soi hiện đại, đưa phẫu thuật nội soi trẻ em Việt Nam phát triển ngang tầm với các trung tâm tiên tiến nhất trên thế giới. Ông cũng là tác giả của hơn 200 công trình nghiên cứu khoa học Y học được xuất bản trong và ngoài nước; được mời giảng và mổ trình diễn phẫu thuật nội soi nhi khoa tại nhiều nước. Ông đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc và hoàn thành 2 công trình về ghép tế bào gốc thành công cho trẻ bại não và tự kỷ. Gần đây nhất, GS.TS Liêm cùng các cộng sự đã công bố nghiên cứu chấn động về giải trình tự bộ gen người Việt, thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng nhà khoa học, mang tới tiềm năng to lớn trong việc dự phòng, chẩn đoán, phát hiện sớm và điều trị các bệnh di truyền, chuyển hóa, thoái hóa thần kinh như Pakinson, Alzeimer… Ảnh: Dương Ngọc - TTXVN
    Trong ảnh: Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương và hiện là Tổng Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được Tạp chí khoa học châu Á (Singapore) bình chọn và công nhận là một trong 100 nhà khoa học tiêu biểu Châu Á năm 2019 (Asian Scientist). Trong sự nghiệp y khoa, ông đã để lại dấu ấn lớn trong cộng đồng y học thế giới: là bác sĩ phẫu thuật nội soi nhi khoa hàng đầu từ năm 1997, người đầu tiên tiến hành ghép thận và ghép gan cho trẻ em và đóng góp 9 kỹ thuật nội soi hiện đại, đưa phẫu thuật nội soi trẻ em Việt Nam phát triển ngang tầm với các trung tâm tiên tiến nhất trên thế giới. Ông cũng là tác giả của hơn 200 công trình nghiên cứu khoa học Y học được xuất bản trong và ngoài nước; được mời giảng và mổ trình diễn phẫu thuật nội soi nhi khoa tại nhiều nước. Ông đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc và hoàn thành 2 công trình về ghép tế bào gốc thành công cho trẻ bại não và tự kỷ. Gần đây nhất, GS.TS Liêm cùng các cộng sự đã công bố nghiên cứu chấn động về giải trình tự bộ gen người Việt, thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng nhà khoa học, mang tới tiềm năng to lớn trong việc dự phòng, chẩn đoán, phát hiện sớm và điều trị các bệnh di truyền, chuyển hóa, thoái hóa thần kinh như Pakinson, Alzeimer… Ảnh: Dương Ngọc - TTXVN
  • Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Tài Thu nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực Đông y đặc biệt là châm cứu chữa bệnh. Ông được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân và Anh hùng lao động. Hiện tại, ông đang giữ chức Phó Chủ tịch Hội châm cứu thế giới, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam và Chủ tịch Hội Cứu trợ Trẻ em tàn tật Việt Nam. Trong ảnh: Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Tài Thu châm cứu cho bệnh nhân. Ảnh: TTXVN phát
    Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Tài Thu nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực Đông y đặc biệt là châm cứu chữa bệnh. Ông được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân và Anh hùng lao động. Hiện tại, ông đang giữ chức Phó Chủ tịch Hội châm cứu thế giới, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam và Chủ tịch Hội Cứu trợ Trẻ em tàn tật Việt Nam. Trong ảnh: Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Tài Thu châm cứu cho bệnh nhân. Ảnh: TTXVN phát
  • Sự ra đời của trẻ bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tại Việt Nam từ năm 1998 đến nay đã mở ra cơ hội mới cho hàng nghìn gia đình hiếm muộn, là một trong những thành tựu xuất sắc của nền y học Việt Nam. Trong ảnh: Giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Giám đốc Bệnh viên Phụ sản Từ Dũ (TP Hồ Chí Minh)  đã góp phần đóng góp vô cùng to lớn cho ngành y khoa nước nhà, giúp hàng ngàn đứa trẻ chào đời bằng thụ tinh ống nghiệm,
    Sự ra đời của trẻ bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tại Việt Nam từ năm 1998 đến nay đã mở ra cơ hội mới cho hàng nghìn gia đình hiếm muộn, là một trong những thành tựu xuất sắc của nền y học Việt Nam. Trong ảnh: Giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Giám đốc Bệnh viên Phụ sản Từ Dũ (TP Hồ Chí Minh) đã góp phần đóng góp vô cùng to lớn cho ngành y khoa nước nhà, giúp hàng ngàn đứa trẻ chào đời bằng thụ tinh ống nghiệm, "bà tiên" của hàng ngàn gia đình Việt. Ảnh: Đinh Hằng - TTXVN
  • Phương pháp phẫu thuật nội soi điều trị các bệnh lý tuyến giáp của PGS.TS Trần Ngọc Lương, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương được giới y học quốc tế đặt biệt danh
    Phương pháp phẫu thuật nội soi điều trị các bệnh lý tuyến giáp của PGS.TS Trần Ngọc Lương, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương được giới y học quốc tế đặt biệt danh "Phẫu thuật Dr. Lương". Hơn 3.500 người bệnh đã được chữa khỏi, không để lại sẹo xấu với chi phí chỉ khoảng 400 USD so với thế giới từ 7.000 - 10.000 USD nhờ Dr Lương đã sáng tạo đường mổ riêng bằng những dụng cụ nội soi ổ bụng thông thường thay cho những dụng cụ riêng biệt, khung treo tốn nhiều tiền. Phương pháp "Phẫu thuật Dr Lương” là Đề tài đạt loại xuất sắc của Chương trình khoa học cấp Nhà nước KC10-15, mở ra một hướng điều trị hiệu quả mới được đánh giá cao, góp phần quan trọng đưa nền y học Việt Nam có vị thế, uy tín trong khu vực và trên thế giới. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
  • Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng Lao động, GS.TS Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Bộ Y tế) luôn tận tụy với công việc ở nhiều cương vị khác nhau, mang lại nhiều thành tựu trong chẩn đoán, điều trị bệnh máu, trong đó có những chuyên khoa ngang tầm quốc tế như: đông máu, di truyền, sinh học phân tử, ghép tế bào gốc điều trị các bệnh lý huyết học. Ông đã được vinh danh cá nhân “Vượt khó đi lên” trong chương trình Vinh quang Việt Nam lần thứ 10 - năm 2013, do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức tại Hà Nội sáng 13/7/2013. Trong ảnh: GS.TS Nguyễn Anh Trí kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhi ung thư máu. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
    Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng Lao động, GS.TS Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Bộ Y tế) luôn tận tụy với công việc ở nhiều cương vị khác nhau, mang lại nhiều thành tựu trong chẩn đoán, điều trị bệnh máu, trong đó có những chuyên khoa ngang tầm quốc tế như: đông máu, di truyền, sinh học phân tử, ghép tế bào gốc điều trị các bệnh lý huyết học. Ông đã được vinh danh cá nhân “Vượt khó đi lên” trong chương trình Vinh quang Việt Nam lần thứ 10 - năm 2013, do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức tại Hà Nội sáng 13/7/2013. Trong ảnh: GS.TS Nguyễn Anh Trí kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhi ung thư máu. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
  • Trong ảnh: Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y TP Hà Nội là chủ nhiệm của một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, 3 đề tài cấp thành phố đã được nghiệm thu đạt xuất sắc; biên soạn, biên tập xuất bản hàng chục cuốn sách, trong đó có 9 đầu sách chuyên môn có giá trị phố biến cho đồng nghiệp… Ông là 1 trong 10 gương mặt được vinh danh là Công dân ưu tú Thủ đô năm 2017. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
    Trong ảnh: Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y TP Hà Nội là chủ nhiệm của một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, 3 đề tài cấp thành phố đã được nghiệm thu đạt xuất sắc; biên soạn, biên tập xuất bản hàng chục cuốn sách, trong đó có 9 đầu sách chuyên môn có giá trị phố biến cho đồng nghiệp… Ông là 1 trong 10 gương mặt được vinh danh là Công dân ưu tú Thủ đô năm 2017. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
  • Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng Lao động, GS.TS Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Bộ Y tế) luôn tận tụy với công việc ở nhiều cương vị khác nhau, mang lại nhiều thành tựu trong chẩn đoán, điều trị bệnh máu, trong đó có những chuyên khoa ngang tầm quốc tế như: đông máu, di truyền, sinh học phân tử, ghép tế bào gốc điều trị các bệnh lý huyết học. Ông đã được vinh danh cá nhân “Vượt khó đi lên” trong chương trình Vinh quang Việt Nam lần thứ 10 - năm 2013, do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức tại Hà Nội sáng 13/7/2013. Trong ảnh: GS.TS Nguyễn Anh Trí kiểm tra chất lượng các chế phẩm máu. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
    Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng Lao động, GS.TS Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Bộ Y tế) luôn tận tụy với công việc ở nhiều cương vị khác nhau, mang lại nhiều thành tựu trong chẩn đoán, điều trị bệnh máu, trong đó có những chuyên khoa ngang tầm quốc tế như: đông máu, di truyền, sinh học phân tử, ghép tế bào gốc điều trị các bệnh lý huyết học. Ông đã được vinh danh cá nhân “Vượt khó đi lên” trong chương trình Vinh quang Việt Nam lần thứ 10 - năm 2013, do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức tại Hà Nội sáng 13/7/2013. Trong ảnh: GS.TS Nguyễn Anh Trí kiểm tra chất lượng các chế phẩm máu. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
  • PGS.TS, Anh hùng Lao động, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Tiến Quyết, nguyên Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Bộ Y tế) là người đi đầu thực hiện thành công ca ghép gan từ người sống, người chết não - một trong những thành tựu y học xuất sắc của ngành Y tế Việt Nam. Gần 40 năm gắn bó với nghề, ông đã nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, nghiên cứu, tìm tòi, say mê với công việc đầy nhọc nhằn và vinh quang. Vừa hoàn thành nhiệm vụ quản lý một bệnh viện đầu ngành, ông cũng đảm trách xuất sắc công việc của một phẫu thuật viên, hết lòng tận tình cứu chữa bệnh nhân, mang lại sự sống cho hàng trăm người bệnh. Trong ảnh: GS.TS Nguyễn Tiến Quyết (bên phải) cùng kíp mổ thực hiện lấy sỏi đường mật gan bằng kỹ thuật nội soi tán sỏi để bảo tồn gan cho người bệnh. Ảnh: Dương Ngọc - TTXVN
    PGS.TS, Anh hùng Lao động, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Tiến Quyết, nguyên Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Bộ Y tế) là người đi đầu thực hiện thành công ca ghép gan từ người sống, người chết não - một trong những thành tựu y học xuất sắc của ngành Y tế Việt Nam. Gần 40 năm gắn bó với nghề, ông đã nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, nghiên cứu, tìm tòi, say mê với công việc đầy nhọc nhằn và vinh quang. Vừa hoàn thành nhiệm vụ quản lý một bệnh viện đầu ngành, ông cũng đảm trách xuất sắc công việc của một phẫu thuật viên, hết lòng tận tình cứu chữa bệnh nhân, mang lại sự sống cho hàng trăm người bệnh. Trong ảnh: GS.TS Nguyễn Tiến Quyết (bên phải) cùng kíp mổ thực hiện lấy sỏi đường mật gan bằng kỹ thuật nội soi tán sỏi để bảo tồn gan cho người bệnh. Ảnh: Dương Ngọc - TTXVN
  • PGS.TS. Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Thạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức có nhiều thành công trong các lĩnh vực: Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng sóng cao tần năm 2007; Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng phẫu thuật nội soi qua lỗ liên hợp năm 2008; Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng lấy thoát vị qua da năm 2009; Tạo hình thân đốt sống trong xẹp cột sống do loãng xương bằng bơm xi măng sinh học năm 2009, Ứng dụng robot định vị chính xác trong phẫu thuật cột sống… Trong ảnh: Bác sỹ Nguyễn Văn Thạch (giữa) hội chẩn cùng các bác sỹ tại Viện Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN
    PGS.TS. Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Thạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức có nhiều thành công trong các lĩnh vực: Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng sóng cao tần năm 2007; Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng phẫu thuật nội soi qua lỗ liên hợp năm 2008; Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng lấy thoát vị qua da năm 2009; Tạo hình thân đốt sống trong xẹp cột sống do loãng xương bằng bơm xi măng sinh học năm 2009, Ứng dụng robot định vị chính xác trong phẫu thuật cột sống… Trong ảnh: Bác sỹ Nguyễn Văn Thạch (giữa) hội chẩn cùng các bác sỹ tại Viện Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN
  • Ca ghép tim thành công của GS. TS. Bùi Đức Phú và đồng nghiệp tại Bệnh viện Trung ương Huế vào ngày 2/3/2011 đã góp phần tạo nên một bước đột phá lớn trong lịch sử y học Việt Nam. Thành công này là bước khởi đầu quan trọng để Bệnh viện Trung ương Huế triển khai các ca ghép tim tiếp theo, đồng thời sử dụng thêm các phủ tạng khác của người cho tim (thận, giác mạc, gan, tụy...) để ghép cho những bệnh nhân chờ ghép. Với nhiều đóng góp to lớn cho ngành Y tế, ông đã dược Chủ tịch nước phong tặng Danh hiệu Anh hung Lao động. Trong ảnh: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân Bùi Đức Phú, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế. Ảnh: Nguyễn Khang - TTXVN
    Ca ghép tim thành công của GS. TS. Bùi Đức Phú và đồng nghiệp tại Bệnh viện Trung ương Huế vào ngày 2/3/2011 đã góp phần tạo nên một bước đột phá lớn trong lịch sử y học Việt Nam. Thành công này là bước khởi đầu quan trọng để Bệnh viện Trung ương Huế triển khai các ca ghép tim tiếp theo, đồng thời sử dụng thêm các phủ tạng khác của người cho tim (thận, giác mạc, gan, tụy...) để ghép cho những bệnh nhân chờ ghép. Với nhiều đóng góp to lớn cho ngành Y tế, ông đã dược Chủ tịch nước phong tặng Danh hiệu Anh hung Lao động. Trong ảnh: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân Bùi Đức Phú, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế. Ảnh: Nguyễn Khang - TTXVN
  • Trong ảnh: Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương, Thầy thuốc nhân dân, Bác sĩ chuyên khoa II Bùi Đức Long có hàng chục công trình nghiên cứu khoa học được ứng dụng vào thực tiễn điều trị các bệnh về ung thư, huyết áp, thuốc cắt cơn nghiện ma túy giai đoạn 3, sản xuất dung dịch điện hóa,... Ảnh: Hữu Oai - TTXVN
    Trong ảnh: Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương, Thầy thuốc nhân dân, Bác sĩ chuyên khoa II Bùi Đức Long có hàng chục công trình nghiên cứu khoa học được ứng dụng vào thực tiễn điều trị các bệnh về ung thư, huyết áp, thuốc cắt cơn nghiện ma túy giai đoạn 3, sản xuất dung dịch điện hóa,... Ảnh: Hữu Oai - TTXVN
  • Trong ảnh: Thầy thuốc ưu tú, thạc sỹ, bác sỹ Hồ Phạm Thục Lan, Trưởng đơn vị chuyển hóa cơ xương, Trung tâm nghiên cứu y sinh, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch là 1 trong 10 gương mặt được vinh danh tại giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2019. Với hàng chục bài báo cáo, công trình nghiên cứu khoa học, bác sỹ Hồ Phạm Thục Lan từng nhận được các giải thưởng danh giá như giải L’Oreal – UNESCO dành cho các nhà khoa học nữ năm 2015, giải thưởng Vinh danh Cống hiến 2016, giải thưởng Alexandre Yersin 2018 cho các công trình nghiên cứu xuất sắc. Ảnh: Đinh Hằng – TTXVN
    Trong ảnh: Thầy thuốc ưu tú, thạc sỹ, bác sỹ Hồ Phạm Thục Lan, Trưởng đơn vị chuyển hóa cơ xương, Trung tâm nghiên cứu y sinh, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch là 1 trong 10 gương mặt được vinh danh tại giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2019. Với hàng chục bài báo cáo, công trình nghiên cứu khoa học, bác sỹ Hồ Phạm Thục Lan từng nhận được các giải thưởng danh giá như giải L’Oreal – UNESCO dành cho các nhà khoa học nữ năm 2015, giải thưởng Vinh danh Cống hiến 2016, giải thưởng Alexandre Yersin 2018 cho các công trình nghiên cứu xuất sắc. Ảnh: Đinh Hằng – TTXVN
  • Hơn 35 năm công tác, bác sĩ chuyên khoa II Lê Quang Phú, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã không ngừng học tập, trau dồi đạo đức, nâng cao kiến thức chuyên môn, góp phần tích cực vào việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho đồng bào các dân tộc ở huyện vùng cao biên giới. Ông đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu
    Hơn 35 năm công tác, bác sĩ chuyên khoa II Lê Quang Phú, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã không ngừng học tập, trau dồi đạo đức, nâng cao kiến thức chuyên môn, góp phần tích cực vào việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho đồng bào các dân tộc ở huyện vùng cao biên giới. Ông đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Thầy thuốc ưu tú" năm 2010. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
  • GS.TS, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Viết Tiến, nguyên: Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Trưởng bộ môn phụ sản Trường đại học y Hà Nội   Ông có gần 50 công trình nghiên cứu khoa học về sinh sản có giá trị như: Kỹ thuật giảm thiểu phôi thai chọn lọc,nội soi trong phẫu thuật khối u sản,áp dụng kỹ thuật phôi thai trong điều trị chửa tại ống cổ tử cung...,đặc biệt công trình thụ tinh trong ống nghiệm của ông từ năm 2000 đã giúp hơn 2.000 cặp vợ chồng hiếm muộn có con, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho các gia đình. Trong ảnh: GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế - người trực tiếp phẫu thuật ca mang thai hộ đầu tiên tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương bế bé gái mới sinh. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
    GS.TS, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Viết Tiến, nguyên: Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Trưởng bộ môn phụ sản Trường đại học y Hà Nội Ông có gần 50 công trình nghiên cứu khoa học về sinh sản có giá trị như: Kỹ thuật giảm thiểu phôi thai chọn lọc,nội soi trong phẫu thuật khối u sản,áp dụng kỹ thuật phôi thai trong điều trị chửa tại ống cổ tử cung...,đặc biệt công trình thụ tinh trong ống nghiệm của ông từ năm 2000 đã giúp hơn 2.000 cặp vợ chồng hiếm muộn có con, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho các gia đình. Trong ảnh: GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế - người trực tiếp phẫu thuật ca mang thai hộ đầu tiên tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương bế bé gái mới sinh. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
  • GS.TS, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Viết Tiến, nguyên: Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Trưởng bộ môn phụ sản Trường đại học y Hà Nội   Ông có gần 50 công trình nghiên cứu khoa học về sinh sản có giá trị như: Kỹ thuật giảm thiểu phôi thai chọn lọc,nội soi trong phẫu thuật khối u sản,áp dụng kỹ thuật phôi thai trong điều trị chửa tại ống cổ tử cung...,đặc biệt công trình thụ tinh trong ống nghiệm của ông từ năm 2000 đã giúp hơn 2.000 cặp vợ chồng hiếm muộn có con, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho các gia đình. Trong ảnh: Tiến sỹ Nguyễn Viết Tiến kiểm tra kết quả điều trị cho sản phụ. Ảnh: Hữu Oai-TTXVN
    GS.TS, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Viết Tiến, nguyên: Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Trưởng bộ môn phụ sản Trường đại học y Hà Nội Ông có gần 50 công trình nghiên cứu khoa học về sinh sản có giá trị như: Kỹ thuật giảm thiểu phôi thai chọn lọc,nội soi trong phẫu thuật khối u sản,áp dụng kỹ thuật phôi thai trong điều trị chửa tại ống cổ tử cung...,đặc biệt công trình thụ tinh trong ống nghiệm của ông từ năm 2000 đã giúp hơn 2.000 cặp vợ chồng hiếm muộn có con, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho các gia đình. Trong ảnh: Tiến sỹ Nguyễn Viết Tiến kiểm tra kết quả điều trị cho sản phụ. Ảnh: Hữu Oai-TTXVN
  • Hơn 25 năm công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP Hồ Chí Minh), Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Đào Trung Hiếu (bên trái), Phó Giám đốc Bệnh viện đã triển khai an toàn, hiệu quả nhiều phương pháp phẫu thuật phức tạp; mở rộng phạm vi phẫu thuật, thực hiện thành công nhiều đề tài nghiên cứu khoa học có ý nghĩa thực tiễn. Ảnh: Phương Vy - TTXVN
    Hơn 25 năm công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP Hồ Chí Minh), Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Đào Trung Hiếu (bên trái), Phó Giám đốc Bệnh viện đã triển khai an toàn, hiệu quả nhiều phương pháp phẫu thuật phức tạp; mở rộng phạm vi phẫu thuật, thực hiện thành công nhiều đề tài nghiên cứu khoa học có ý nghĩa thực tiễn. Ảnh: Phương Vy - TTXVN
  • Gần 40 năm công tác, Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Trần Văn Thắng, Giám đốc Bệnh viện Mắt tỉnh Nam Định đã có hơn 20 công trình nghiên cứu khoa học và nhiều sáng kiến phục vụ công tác khám chữa bệnh, 6 lần được Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng
    Gần 40 năm công tác, Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Trần Văn Thắng, Giám đốc Bệnh viện Mắt tỉnh Nam Định đã có hơn 20 công trình nghiên cứu khoa học và nhiều sáng kiến phục vụ công tác khám chữa bệnh, 6 lần được Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng "Lao động sáng tạo". Ảnh: Hữu Oai - TTXVN
  • Thầy thuốc ưu tú, Tiến sỹ, bác sĩ Vũ Bích Thuỷ, Trưởng Khoa mắt trẻ em, Bệnh viện Mắt Trung ương có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến như: Phẫu thuật điều trị bệnh Glocom bẩm sinh hiệu quả; Phẫu thuật cắt di chứng màng đồng tử; sử dụng phương pháp đo khúc xạ cải tiến điều chỉnh kính mắt cho trẻ em... Ảnh: Hữu Oai - TTXVN
    Thầy thuốc ưu tú, Tiến sỹ, bác sĩ Vũ Bích Thuỷ, Trưởng Khoa mắt trẻ em, Bệnh viện Mắt Trung ương có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến như: Phẫu thuật điều trị bệnh Glocom bẩm sinh hiệu quả; Phẫu thuật cắt di chứng màng đồng tử; sử dụng phương pháp đo khúc xạ cải tiến điều chỉnh kính mắt cho trẻ em... Ảnh: Hữu Oai - TTXVN
  • Thầy thuốc ưu tú, Tiến sỹ y học Nghiêm Hữu Thành, Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương có hàng chục công trình nghiên cứu khoa học phục vụ điều trị hiệu quả cho người bệnh. Trong ảnh: Tiến sỹ Nghiêm Hữu Thành kiểm tra kết quả điều trị cho người bệnh. Ảnh: Hữu Oai - TTXVN
    Thầy thuốc ưu tú, Tiến sỹ y học Nghiêm Hữu Thành, Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương có hàng chục công trình nghiên cứu khoa học phục vụ điều trị hiệu quả cho người bệnh. Trong ảnh: Tiến sỹ Nghiêm Hữu Thành kiểm tra kết quả điều trị cho người bệnh. Ảnh: Hữu Oai - TTXVN
  • Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện bệnh Nhiệt đới TƯ (Bộ Y tế) là một gương sáng của ngành Y tế về “Tâm - Tầm – Tài”. Với tấm lòng nhân hậu, trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao, bác sỹ Hồng Hà đã trực tiếp chẩn đoán lâm sàng chính xác và điều trị tích cực thành công cho hàng nghìn bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh nhiệt đới như: dịch SARS, tiêu chảy cấp tính, sốt phát ban dạng sởi, cúm H5N1, cúm A (H1N1), sốt xuất huyết, viêm phổi suy hô hấp… Ảnh: Dương Ngọc - TTXVN
    Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện bệnh Nhiệt đới TƯ (Bộ Y tế) là một gương sáng của ngành Y tế về “Tâm - Tầm – Tài”. Với tấm lòng nhân hậu, trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao, bác sỹ Hồng Hà đã trực tiếp chẩn đoán lâm sàng chính xác và điều trị tích cực thành công cho hàng nghìn bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh nhiệt đới như: dịch SARS, tiêu chảy cấp tính, sốt phát ban dạng sởi, cúm H5N1, cúm A (H1N1), sốt xuất huyết, viêm phổi suy hô hấp… Ảnh: Dương Ngọc - TTXVN
  • Trong ảnh: Thầy thuốc nhân dân, PGS. TS, bác sĩ Phạm Duệ, nguyên Trưởng Khoa Hồi sức tích cực (A9) - Bệnh viện Bạch Mai có hơn 35 năm theo nghề chữa bệnh, cứu người trong chuyên ngành hồi sức cấp cứu - chống độc, cùng tập thể Trung tâm Chống độc đạt được nhiều thành tích xuất sắc. Bác sĩ Duệ đã viết hàng chục cuốn sách hướng dẫn điều trị ngộ độc, làm tốt công tác đào tạo, tham gia tích cực xây dựng mạng lưới phòng, chống độc cho tuyến cơ sở tại 40 tỉnh, thành phố. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
    Trong ảnh: Thầy thuốc nhân dân, PGS. TS, bác sĩ Phạm Duệ, nguyên Trưởng Khoa Hồi sức tích cực (A9) - Bệnh viện Bạch Mai có hơn 35 năm theo nghề chữa bệnh, cứu người trong chuyên ngành hồi sức cấp cứu - chống độc, cùng tập thể Trung tâm Chống độc đạt được nhiều thành tích xuất sắc. Bác sĩ Duệ đã viết hàng chục cuốn sách hướng dẫn điều trị ngộ độc, làm tốt công tác đào tạo, tham gia tích cực xây dựng mạng lưới phòng, chống độc cho tuyến cơ sở tại 40 tỉnh, thành phố. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
  • Trong ảnh: Lương y Nguyễn Văn Thiện làm nghề thuốc Đông y gia truyền tại xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) luôn tận tình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt trong việc khám, cấp thuốc miễn phí cho hàng ngàn lượt bệnh nhân nghèo, CCB, nạn nhân chất độc da cam/điôxin trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
    Trong ảnh: Lương y Nguyễn Văn Thiện làm nghề thuốc Đông y gia truyền tại xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) luôn tận tình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt trong việc khám, cấp thuốc miễn phí cho hàng ngàn lượt bệnh nhân nghèo, CCB, nạn nhân chất độc da cam/điôxin trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
  • Trong ảnh: Giáo sư, bác sĩ Đặng Văn Ngữ (1910-1967) là bác sĩ y khoa nổi tiếng của nền y học hiện đại Việt Nam. Ông là bác sĩ đầu ngành nghiên cứu về ký sinh trùng ở Việt Nam. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt một về lĩnh vực Y học. Trong ảnh: Giáo sư, bác sỹ Đặng Văn Ngữ (giữa) với Bác Hồ nhân dịp Người đến thăm trường Y - Dược và khoa Kí sinh trùng. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong ảnh: Giáo sư, bác sĩ Đặng Văn Ngữ (1910-1967) là bác sĩ y khoa nổi tiếng của nền y học hiện đại Việt Nam. Ông là bác sĩ đầu ngành nghiên cứu về ký sinh trùng ở Việt Nam. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt một về lĩnh vực Y học. Trong ảnh: Giáo sư, bác sỹ Đặng Văn Ngữ (giữa) với Bác Hồ nhân dịp Người đến thăm trường Y - Dược và khoa Kí sinh trùng. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trong ảnh: Giáo sư, bác sĩ Đặng Văn Ngữ (1910-1967) là bác sĩ y khoa nổi tiếng của nền y học hiện đại Việt Nam. Ông là bác sĩ đầu ngành nghiên cứu về ký sinh trùng ở Việt Nam. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt một về lĩnh vực Y học. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong ảnh: Giáo sư, bác sĩ Đặng Văn Ngữ (1910-1967) là bác sĩ y khoa nổi tiếng của nền y học hiện đại Việt Nam. Ông là bác sĩ đầu ngành nghiên cứu về ký sinh trùng ở Việt Nam. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt một về lĩnh vực Y học. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trong ảnh: GS Hồ Đắc Di, GS Tôn Thất Tùng và Bộ trưởng Y tế Phạm Ngọc Thạch - những tên tuổi lớn của y học Việt Nam sau ngày Hà Nội giải phóng. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong ảnh: GS Hồ Đắc Di, GS Tôn Thất Tùng và Bộ trưởng Y tế Phạm Ngọc Thạch - những tên tuổi lớn của y học Việt Nam sau ngày Hà Nội giải phóng. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trong ảnh: Giáo sư Đặng Văn Chung, một trong những bác sĩ tham gia xây dựng ngành y tế Việt nam từ những ngày đầu cách mạng, trực tiếp giảng dạy, đào tạo các thế hệ đầu tiên của Đại học Y Hà Nội những năm đầu thành lập. Ông đã có những cống hiến vô cùng to lớn, có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thầy thuốc và chăm sóc sức khỏe nhân dân. GS. Đặng Văn Chung là người thầy lớn, nhà sư phạm kiệt xuất, người thầy thuốc lâm sàng đại tài, giản dị, gần gũi, tận tụy và là tấm gương Y đức sáng ngời.. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong ảnh: Giáo sư Đặng Văn Chung, một trong những bác sĩ tham gia xây dựng ngành y tế Việt nam từ những ngày đầu cách mạng, trực tiếp giảng dạy, đào tạo các thế hệ đầu tiên của Đại học Y Hà Nội những năm đầu thành lập. Ông đã có những cống hiến vô cùng to lớn, có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thầy thuốc và chăm sóc sức khỏe nhân dân. GS. Đặng Văn Chung là người thầy lớn, nhà sư phạm kiệt xuất, người thầy thuốc lâm sàng đại tài, giản dị, gần gũi, tận tụy và là tấm gương Y đức sáng ngời.. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan. Suốt cuộc đời, Giáo sư Tôn Thất Tùng đã để lại 123 công trình khoa học có giá trị. Ông là tấm gương người thầy mẫu mực, trung thực, say mê khoa học, hết lòng yêu thương học trò, đã đào tạo một đội ngũ các thầy thuốc có y đức, giỏi chuyên môn. Trong ảnh: Giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng đang nghiên cứu trên bệnh phẩm (gan khô) (năm 1962). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan. Suốt cuộc đời, Giáo sư Tôn Thất Tùng đã để lại 123 công trình khoa học có giá trị. Ông là tấm gương người thầy mẫu mực, trung thực, say mê khoa học, hết lòng yêu thương học trò, đã đào tạo một đội ngũ các thầy thuốc có y đức, giỏi chuyên môn. Trong ảnh: Giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng đang nghiên cứu trên bệnh phẩm (gan khô) (năm 1962). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
Trong thời đại Hồ Chí Minh, ngành y tế Việt Nam không ngừng lớn mạnh và đạt nhiều thành tựu với nhiều tấm gương thầy thuốc tiêu biểu về y đức và tài năng, góp phần quan trọng vào công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân; tạo dựng vị thế của y khoa Việt Nam mang tầm quốc tế. Ảnh: TTXVN

Ảnh Ảnh chuyên đề

Tin mới

TTXVN