Kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng Lâm Đồng – Đà Lạt (3/4/1975 - 3/4/2020): Lâm Đồng bước sang giai đoạn phát triển nhanh, bền vững

  • Trong ảnh: Từ tháng 10/2013, nhà máy Alumin Tân Rai (Lâm Đồng) đi vào sản xuất ổn định và đến năm 2017 đã đạt công suất thiết kế 650.000 tấn alumin/năm. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
    Trong ảnh: Từ tháng 10/2013, nhà máy Alumin Tân Rai (Lâm Đồng) đi vào sản xuất ổn định và đến năm 2017 đã đạt công suất thiết kế 650.000 tấn alumin/năm. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
  • Trong ảnh: Một góc thành phố Đà Lạt - trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Huy Hùng - TTXVN
    Trong ảnh: Một góc thành phố Đà Lạt - trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Huy Hùng - TTXVN
  • Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất tinh quặng alumin tại nhà máy của Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
    Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất tinh quặng alumin tại nhà máy của Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
  • Trong ảnh: Nhà máy hồng sấy treo công nghệ Nhật Bản của Công ty TNHH Quảng Thái (thương hiệu L’ang Fram) tại xã Định An, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) là nhà máy sấy hồng tươi lớn nhất Việt Nam với diện tích xưởng chế biến trên 3.000m2, công suất tối đa 5 tấn tươi/ngày. Ảnh: Đặng Tuấn - TTXVN
    Trong ảnh: Nhà máy hồng sấy treo công nghệ Nhật Bản của Công ty TNHH Quảng Thái (thương hiệu L’ang Fram) tại xã Định An, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) là nhà máy sấy hồng tươi lớn nhất Việt Nam với diện tích xưởng chế biến trên 3.000m2, công suất tối đa 5 tấn tươi/ngày. Ảnh: Đặng Tuấn - TTXVN
  • Lâm Đồng đã xây dựng và phát triển thành công gần 57 ngàn ha cà phê được cấp chứng chỉ bền vững theo các tiêu chuẩn quốc tế UTZ, 4C, chiếm 33% tổng diện tích canh tác, đồng thời hình thành được 5 vùng cà phê ứng dụng công nghệ cao, với quy mô diện tích khoảng 1.500 ha tại các huyện Lâm Hà, Bảo Lâm, Lạc Dương và Di Linh. Trong ảnh: Phơi cà phê mới thu hoạch tại Công ty Thịnh Thảo, xã N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
    Lâm Đồng đã xây dựng và phát triển thành công gần 57 ngàn ha cà phê được cấp chứng chỉ bền vững theo các tiêu chuẩn quốc tế UTZ, 4C, chiếm 33% tổng diện tích canh tác, đồng thời hình thành được 5 vùng cà phê ứng dụng công nghệ cao, với quy mô diện tích khoảng 1.500 ha tại các huyện Lâm Hà, Bảo Lâm, Lạc Dương và Di Linh. Trong ảnh: Phơi cà phê mới thu hoạch tại Công ty Thịnh Thảo, xã N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
  • Trong ảnh: Nhà máy kéo sợi len lông cừu Đà Lạt thuộc Công ty TNHH Sợi Đà Lạt (xã Trạm Hành, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) xuất khẩu sản phẩm sợi lông sang Nhật Bản và nhiều nước khác. Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN
    Trong ảnh: Nhà máy kéo sợi len lông cừu Đà Lạt thuộc Công ty TNHH Sợi Đà Lạt (xã Trạm Hành, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) xuất khẩu sản phẩm sợi lông sang Nhật Bản và nhiều nước khác. Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN
  • Trong ảnh: Nhiều người dân ở huyện Di Linh (Lâm Đồng) đã có nguồn thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng cà phê nhờ trồng hoa lan rừng. Ảnh: Nguyễn Dũng - TTXVN
    Trong ảnh: Nhiều người dân ở huyện Di Linh (Lâm Đồng) đã có nguồn thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng cà phê nhờ trồng hoa lan rừng. Ảnh: Nguyễn Dũng - TTXVN
  • Cây sầu riêng đã bám rễ trên vùng đất Lâm Đồng từ nhiều thập niên về trước. Hiện nông dân Lâm Đồng đã đưa vào trồng những giống sầu riêng năng suất, chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và khắt khe của thị trường. Trong ảnh: Thu mua sầu riêng ở huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng). Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN
    Cây sầu riêng đã bám rễ trên vùng đất Lâm Đồng từ nhiều thập niên về trước. Hiện nông dân Lâm Đồng đã đưa vào trồng những giống sầu riêng năng suất, chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và khắt khe của thị trường. Trong ảnh: Thu mua sầu riêng ở huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng). Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN
  • Trong ảnh: Điểm du lịch
    Trong ảnh: Điểm du lịch "Cây thông cô đơn" tại hồ Đankia - Suối Vàng, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đang thu hút nhiều du khách. Ảnh: Chu Quốc Hùng - TTXVN
  • Trong ảnh: Cảng hàng không Liên Khương (Lâm Đồng) là 1 trong 5 cảng hàng không hoạt động có hiệu quả trong tổng số 22 cảng hàng không của cả nước, theo quy hoạch đến năm 2020 sẽ là Cảng hàng không quốc nội cấp 4D và đến năm 2030 được nâng lên là cảng hàng không quốc tế cấp 4E. Ảnh: Huy Hùng – TTXVN
    Trong ảnh: Cảng hàng không Liên Khương (Lâm Đồng) là 1 trong 5 cảng hàng không hoạt động có hiệu quả trong tổng số 22 cảng hàng không của cả nước, theo quy hoạch đến năm 2020 sẽ là Cảng hàng không quốc nội cấp 4D và đến năm 2030 được nâng lên là cảng hàng không quốc tế cấp 4E. Ảnh: Huy Hùng – TTXVN
  • Trong ảnh: Công ty Cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng (Ladofoods) chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm rượu vang chất lượng Pháp mang nhãn hiệu vang Đà Lạt, rượu chát Đà Lạt, rượu mạnh, nước ép trái cây được chế biến từ các loại trái cây đặc sản của Đà Lạt, tiêu thụ trên thị trường trong nước và ngoài nước. Ảnh: Kim Phương - TTXVN
    Trong ảnh: Công ty Cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng (Ladofoods) chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm rượu vang chất lượng Pháp mang nhãn hiệu vang Đà Lạt, rượu chát Đà Lạt, rượu mạnh, nước ép trái cây được chế biến từ các loại trái cây đặc sản của Đà Lạt, tiêu thụ trên thị trường trong nước và ngoài nước. Ảnh: Kim Phương - TTXVN
  • Trong ảnh: Ngoài công việc chính dạy học tại trung tâm ngoại ngữ, chàng thanh niên K’Xiam Lo Minh còn mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho 80 học sinh là con em người đồng bào dân tộc K’Ho trong buôn làng ở xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN
    Trong ảnh: Ngoài công việc chính dạy học tại trung tâm ngoại ngữ, chàng thanh niên K’Xiam Lo Minh còn mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho 80 học sinh là con em người đồng bào dân tộc K’Ho trong buôn làng ở xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN
  • Trong ảnh: Khám bệnh cho đồng bào dân tộc nghèo ở xã N'Thol Hạ, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Thế Anh - TTXVN
    Trong ảnh: Khám bệnh cho đồng bào dân tộc nghèo ở xã N'Thol Hạ, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Thế Anh - TTXVN
  • Trong ảnh: Đám cưới tập thể của 20 cặp đôi đúng ngày Lễ tình nhân tại Đà Lạt. Ảnh: Chu Quốc Hùng - TTXVN
    Trong ảnh: Đám cưới tập thể của 20 cặp đôi đúng ngày Lễ tình nhân tại Đà Lạt. Ảnh: Chu Quốc Hùng - TTXVN
  • Trong ảnh: Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH xe tơ dệt lụa Hà Bảo (Lâm Đồng). Ảnh: Chu Quốc Hùng - TTXVN
    Trong ảnh: Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH xe tơ dệt lụa Hà Bảo (Lâm Đồng). Ảnh: Chu Quốc Hùng - TTXVN
  • Trong ảnh: Tour du lịch mạo hiểm chèo thuyền Kayak vượt sông tại Lâm Đồng. Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN
    Trong ảnh: Tour du lịch mạo hiểm chèo thuyền Kayak vượt sông tại Lâm Đồng. Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN
  • Trong ảnh: Bệnh viện Nhi tỉnh Lâm Đồng (thành phố Đà Lạt) chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5/2017, tiếp nhận điều trị bệnh nhân dưới 15 tuổi, cả có và không có bảo hiểm y tế. Ảnh: Phạm Kha - TTXVN
    Trong ảnh: Bệnh viện Nhi tỉnh Lâm Đồng (thành phố Đà Lạt) chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5/2017, tiếp nhận điều trị bệnh nhân dưới 15 tuổi, cả có và không có bảo hiểm y tế. Ảnh: Phạm Kha - TTXVN
  • Trong ảnh: Giờ thực hành môn Tin học của học sinh lớp 10 trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Quý Trung - TTXVN
    Trong ảnh: Giờ thực hành môn Tin học của học sinh lớp 10 trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Quý Trung - TTXVN
  • Trong ảnh: Trạm Nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên (Lâm Đồng), thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), là đơn vị chuyên nghiên cứu, sản xuất giống thủy sản nhân tạo và nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
    Trong ảnh: Trạm Nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên (Lâm Đồng), thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), là đơn vị chuyên nghiên cứu, sản xuất giống thủy sản nhân tạo và nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
  • Trong ảnh: Dây chuyền đóng bao sản phẩm phân bón NPK hỗn hợp tại nhà máy của Công ty Cổ phần Bình Điền (Lâm Đồng). Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
    Trong ảnh: Dây chuyền đóng bao sản phẩm phân bón NPK hỗn hợp tại nhà máy của Công ty Cổ phần Bình Điền (Lâm Đồng). Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
  • Trong ảnh: Công ty TNHH Vĩnh Tiến, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) chuyên sản xuất trà Atiso và trà thảo dược đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Pháp, Hàn Quốc và tiêu thụ trong nước. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
    Trong ảnh: Công ty TNHH Vĩnh Tiến, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) chuyên sản xuất trà Atiso và trà thảo dược đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Pháp, Hàn Quốc và tiêu thụ trong nước. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
  • Trong ảnh: Đêm khai mạc Lễ hội Cồng chiêng tỉnh Lâm Đồng lần thứ 10, năm 2017. Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN
    Trong ảnh: Đêm khai mạc Lễ hội Cồng chiêng tỉnh Lâm Đồng lần thứ 10, năm 2017. Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN
  • Chương trình tái canh cà phê theo chủ trương của Chính phủ được thực hiện có hiệu quả, khiến vùng nguyên liệu sản phẩm cà phê của Lâm Đồng ngày càng ổn định hơn, sản lượng bình quân hằng năm đạt trên 450 ngàn tấn cà phê nhân. Trong ảnh: Thu hoạch cà phê tại Công ty Thịnh Thảo, xã N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
    Chương trình tái canh cà phê theo chủ trương của Chính phủ được thực hiện có hiệu quả, khiến vùng nguyên liệu sản phẩm cà phê của Lâm Đồng ngày càng ổn định hơn, sản lượng bình quân hằng năm đạt trên 450 ngàn tấn cà phê nhân. Trong ảnh: Thu hoạch cà phê tại Công ty Thịnh Thảo, xã N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
  • Tiến tới xây dựng nền nông nghiệp theo hướng thông minh, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) đã thành lập các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm tiền đề cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong ảnh: Vùng rau chuyên canh ứng dụng công nghệ cao huyện Đơn Dương tạo những giống rau thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng. Ảnh: Ngọc Hà - TTXVN
    Tiến tới xây dựng nền nông nghiệp theo hướng thông minh, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) đã thành lập các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm tiền đề cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong ảnh: Vùng rau chuyên canh ứng dụng công nghệ cao huyện Đơn Dương tạo những giống rau thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng. Ảnh: Ngọc Hà - TTXVN
  • Trong ảnh: Chế biến gỗ tại Công ty TNHH Khai thác, Chế biến lâm sản Đà Lạt (Lâm Đồng). Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
    Trong ảnh: Chế biến gỗ tại Công ty TNHH Khai thác, Chế biến lâm sản Đà Lạt (Lâm Đồng). Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
  • Trong ảnh: Các vận động viên tranh tài tại Giải chạy bộ “La An Ultra Trail 2019” ở khu vực rừng thông Suối Vàng, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Đặng Tuấn – TTXVN
    Trong ảnh: Các vận động viên tranh tài tại Giải chạy bộ “La An Ultra Trail 2019” ở khu vực rừng thông Suối Vàng, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Đặng Tuấn – TTXVN
  • Mỗi năm có khoảng 300 triệu cành hoa, chiếm hơn 10% tổng sản lượng hoa Đà Lạt, được xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Trung Quốc...Trong ảnh: Phân loại, đóng gói hoa xuất khẩu tại Công ty Dalat Hasfarm. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
    Mỗi năm có khoảng 300 triệu cành hoa, chiếm hơn 10% tổng sản lượng hoa Đà Lạt, được xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Trung Quốc...Trong ảnh: Phân loại, đóng gói hoa xuất khẩu tại Công ty Dalat Hasfarm. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
  • Trong ảnh: Sơ chế cây atiso tại nhà máy của Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng. Ảnh: Nguyễn Dũng - TTXVN
    Trong ảnh: Sơ chế cây atiso tại nhà máy của Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng. Ảnh: Nguyễn Dũng - TTXVN
  • Để đạt mục tiêu xuất khẩu khoảng 20% sản lượng hoa ra thị trường thế giới vào năm 2020, tỉnh Lâm Đồng tập trung hỗ trợ nông dân tiếp cận giống hoa mới, giống có bản quyền từ nước ngoài thông qua các doanh nghiệp. Trong ảnh: Thu hoạch hoa tại Công ty Dalat Hasfarm. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
    Để đạt mục tiêu xuất khẩu khoảng 20% sản lượng hoa ra thị trường thế giới vào năm 2020, tỉnh Lâm Đồng tập trung hỗ trợ nông dân tiếp cận giống hoa mới, giống có bản quyền từ nước ngoài thông qua các doanh nghiệp. Trong ảnh: Thu hoạch hoa tại Công ty Dalat Hasfarm. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
  • Trong ảnh: Trang trại bò sữa Vinamilk Đà Lạt, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) có tổng đàn bò sữa 1.600 con, mỗi tháng thu hơn 600 tấn sữa tươi đảm bảo chất lượng. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
    Trong ảnh: Trang trại bò sữa Vinamilk Đà Lạt, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) có tổng đàn bò sữa 1.600 con, mỗi tháng thu hơn 600 tấn sữa tươi đảm bảo chất lượng. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
  • Trong ảnh: Công trình “Thiết bị lọc khí trên xe đạp khi tham gia giao thông” của hai học sinh tỉnh Lâm Đồng đạt giải Nhì tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học lần thứ XI - năm học 2018 – 2019 tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN
    Trong ảnh: Công trình “Thiết bị lọc khí trên xe đạp khi tham gia giao thông” của hai học sinh tỉnh Lâm Đồng đạt giải Nhì tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học lần thứ XI - năm học 2018 – 2019 tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN
  • Trong ảnh: Trồng xen hồ tiêu với cây cà-phê tại huyện Di Linh – địa phương có diện tích trồng hồ tiêu lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Đặng Tuấn – TTXVN
    Trong ảnh: Trồng xen hồ tiêu với cây cà-phê tại huyện Di Linh – địa phương có diện tích trồng hồ tiêu lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Đặng Tuấn – TTXVN
  • Trong ảnh: Khu du lịch Thung lũng Tình yêu, TP Đà Lạt (Lâm Đồng). Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
    Trong ảnh: Khu du lịch Thung lũng Tình yêu, TP Đà Lạt (Lâm Đồng). Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
  • Trong ảnh: Những năm qua, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) là vùng trồng hoa lay-ơn phục vụ thị trường Tết lớn nhất cả nước. Ảnh: Nguyễn Dũng - TTXVN
    Trong ảnh: Những năm qua, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) là vùng trồng hoa lay-ơn phục vụ thị trường Tết lớn nhất cả nước. Ảnh: Nguyễn Dũng - TTXVN
  • Trong ảnh: Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng (PTDTNT, phường 5, thành phố Đà Lạt), địa chỉ đào tạo tin cậy cho con em người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Nguyễn Dũng - TTXVN
    Trong ảnh: Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng (PTDTNT, phường 5, thành phố Đà Lạt), địa chỉ đào tạo tin cậy cho con em người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Nguyễn Dũng - TTXVN
  • Điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây chè đã tạo nên vùng thương hiệu chè Lâm Đồng nổi tiếng. Tỉnh đang tập trung chuyển đổi cơ cấu ngành chè theo hướng làm mới công nghệ, cải tạo giống, hình thành chuỗi liên kết sản xuất nhằm tăng giá trị và thương hiệu sản phẩm. Trong ảnh: Thu hoạch chè búp tươi tại xã Đam Bri, thành phố Bảo Lộc. Ảnh: Huy Hùng – TTXVN
    Điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây chè đã tạo nên vùng thương hiệu chè Lâm Đồng nổi tiếng. Tỉnh đang tập trung chuyển đổi cơ cấu ngành chè theo hướng làm mới công nghệ, cải tạo giống, hình thành chuỗi liên kết sản xuất nhằm tăng giá trị và thương hiệu sản phẩm. Trong ảnh: Thu hoạch chè búp tươi tại xã Đam Bri, thành phố Bảo Lộc. Ảnh: Huy Hùng – TTXVN
  • Trong ảnh: Học sinh huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) trong một buổi học theo mô hình trường học mới (VNEN). Ảnh: Nguyễn Dũng - TTXVN
    Trong ảnh: Học sinh huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) trong một buổi học theo mô hình trường học mới (VNEN). Ảnh: Nguyễn Dũng - TTXVN
  • Trong ảnh: Nhờ vốn vay từ Agribank Lâm Đồng, cơ sở sản xuất ươm tơ Lê Sáu ở thôn Tân Phú 2, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh có điều kiện mở rộng nhà xưởng sản xuất tơ, dệt lụa, thu mua sản phẩm của hàng chục hộ dân trong khu vực. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
    Trong ảnh: Nhờ vốn vay từ Agribank Lâm Đồng, cơ sở sản xuất ươm tơ Lê Sáu ở thôn Tân Phú 2, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh có điều kiện mở rộng nhà xưởng sản xuất tơ, dệt lụa, thu mua sản phẩm của hàng chục hộ dân trong khu vực. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
  • Trong ảnh: Nhà máy thủy điện Krông Nô 3, thuộc địa bàn xã Đạ Tông, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) do Công ty Cổ phần Thủy điện Trung Nam Krông Nô (Tập đoàn Trung Nam) đầu tư, đi vào hoạt động từ tháng 4/2016. Ảnh: Phạm Kha - TTXVN
    Trong ảnh: Nhà máy thủy điện Krông Nô 3, thuộc địa bàn xã Đạ Tông, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) do Công ty Cổ phần Thủy điện Trung Nam Krông Nô (Tập đoàn Trung Nam) đầu tư, đi vào hoạt động từ tháng 4/2016. Ảnh: Phạm Kha - TTXVN
  • Trong ảnh: Quốc lộ 20 được mở rộng tại khu vực thôn Trung Hiệp, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng). Ảnh: Phạm Kha – TTXVN
    Trong ảnh: Quốc lộ 20 được mở rộng tại khu vực thôn Trung Hiệp, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng). Ảnh: Phạm Kha – TTXVN
  • Công ty XQ ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng như một thương hiệu nổi tiếng không chỉ ở nhiều tỉnh, thành của Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới bởi sản phẩm tranh thêu bằng tay. Trong ảnh: Các nghệ nhân đang thực hiện tác phẩm tại  XQ Đà Lạt Sử Quán, Lâm Đồng. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN
    Công ty XQ ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng như một thương hiệu nổi tiếng không chỉ ở nhiều tỉnh, thành của Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới bởi sản phẩm tranh thêu bằng tay. Trong ảnh: Các nghệ nhân đang thực hiện tác phẩm tại XQ Đà Lạt Sử Quán, Lâm Đồng. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN
  • Trong ảnh: Ngày 14/9/2015, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng tổ chức khánh thành và đưa vào hoạt động Đơn vị Tim mạch can thiệp (nằm trong Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt). Đây là đơn vị can thiệp tim mạch đầu tiên tại khu vực Tây Nguyên, góp phần điều trị tại chỗ cho các bệnh nhân mắc bệnh lý về tim mạch, tai biến cho người dân Lâm Đồng cũng như các tỉnh lân cận. Ảnh: Nguyễn Dũng - TTXVN
    Trong ảnh: Ngày 14/9/2015, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng tổ chức khánh thành và đưa vào hoạt động Đơn vị Tim mạch can thiệp (nằm trong Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt). Đây là đơn vị can thiệp tim mạch đầu tiên tại khu vực Tây Nguyên, góp phần điều trị tại chỗ cho các bệnh nhân mắc bệnh lý về tim mạch, tai biến cho người dân Lâm Đồng cũng như các tỉnh lân cận. Ảnh: Nguyễn Dũng - TTXVN
  • Festival Hoa Đà Lạt là một sự kiện lễ hội được tổ chức hai năm một lần tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), là dịp để thành phố trưng bày, triển lãm các loại rau, hoa, cây cảnh của địa phương cũng như từ nhiều vùng miền trong cả nước và một số quốc gia khác nhằm mục đích thu hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Đà Lạt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho thành phố. Trong ảnh: Đoàn xe hoa diễu hành quanh hồ Xuân Hương trong Festival Hoa Đà Lạt năm 2012. Ảnh: Phương Vy - TTXVN
    Festival Hoa Đà Lạt là một sự kiện lễ hội được tổ chức hai năm một lần tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), là dịp để thành phố trưng bày, triển lãm các loại rau, hoa, cây cảnh của địa phương cũng như từ nhiều vùng miền trong cả nước và một số quốc gia khác nhằm mục đích thu hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Đà Lạt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho thành phố. Trong ảnh: Đoàn xe hoa diễu hành quanh hồ Xuân Hương trong Festival Hoa Đà Lạt năm 2012. Ảnh: Phương Vy - TTXVN
  • Trong ảnh: Dự án khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20 đoạn Dầu Giây (Đồng Nai) - thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) có tổng chiều dài 109,5km đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Dương Giang - TTXVN
    Trong ảnh: Dự án khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20 đoạn Dầu Giây (Đồng Nai) - thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) có tổng chiều dài 109,5km đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Dương Giang - TTXVN
  • Trong ảnh: Một cá nhân ở thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) đầu tư chuyển hướng từ trồng rau, hoa sang mô hình trồng dâu tây
    Trong ảnh: Một cá nhân ở thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) đầu tư chuyển hướng từ trồng rau, hoa sang mô hình trồng dâu tây "treo" lơ lửng trên cao đầy mới mẻ, đạt doanh thu mỗi năm hàng tỷ đồng. Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN
  • Trong ảnh: Cụm thủy điện Đa Nhim – Sông Pha được xây dựng trên sông Đa Nhim thuộc thị trấn D'Ran huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) và xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn (tỉnh Ninh Thuận) phục vụ cấp điện cho các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận và Khánh Hòa thông qua các đường dây 110 kV và hòa vào hệ thống lưới điện quốc gia thông qua đường dây 230 kV. Ảnh: Ngọc Hà - TTXVN
    Trong ảnh: Cụm thủy điện Đa Nhim – Sông Pha được xây dựng trên sông Đa Nhim thuộc thị trấn D'Ran huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) và xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn (tỉnh Ninh Thuận) phục vụ cấp điện cho các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận và Khánh Hòa thông qua các đường dây 110 kV và hòa vào hệ thống lưới điện quốc gia thông qua đường dây 230 kV. Ảnh: Ngọc Hà - TTXVN
  • Hiện vùng hoa Đà Lạt có tổng diện tích canh tác hằng năm khoảng 9.000ha. Dự kiến trong 5 năm tới, lượng hoa xuất khẩu của Đà Lạt sẽ tăng 15% (400 triệu cành/năm). Trong ảnh: Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Rừng Hoa, thành phố Đà Lạt chuyên sản xuất cây giống bằng phương pháp cấy mô và trồng hoa theo quy  qui trình công nghiệp phục vụ xuất khẩu. Ảnh: Thế Anh - TTXVN
    Hiện vùng hoa Đà Lạt có tổng diện tích canh tác hằng năm khoảng 9.000ha. Dự kiến trong 5 năm tới, lượng hoa xuất khẩu của Đà Lạt sẽ tăng 15% (400 triệu cành/năm). Trong ảnh: Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Rừng Hoa, thành phố Đà Lạt chuyên sản xuất cây giống bằng phương pháp cấy mô và trồng hoa theo quy qui trình công nghiệp phục vụ xuất khẩu. Ảnh: Thế Anh - TTXVN
  • Trong ảnh: Giờ tập viết của học sinh lớp 1 tại phân trường thôn 5 Trường Tiểu học xã Rô Men, huyện Đam Rông (Lâm Đồng). Ảnh: Quý Trung - TTXVN
    Trong ảnh: Giờ tập viết của học sinh lớp 1 tại phân trường thôn 5 Trường Tiểu học xã Rô Men, huyện Đam Rông (Lâm Đồng). Ảnh: Quý Trung - TTXVN
Ngày 3/4/1975, thị xã Đà Lạt được giải phóng, mở ra trang sử mới cho quân và dân Lâm Đồng - mảnh đất cực nam Tây Nguyên, góp phần to lớn vào chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975. Sau 45 năm, từ một tỉnh nghèo, Lâm Đồng đã không ngừng phấn đấu vươn lên, thoát khỏi tình trạng chậm phát triển và đạt nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế-xã hội, đặc biệt Lâm Đồng là điểm sáng của cả nước về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và dịch vụ du lịch. Phát huy sức mạnh tổng hợp, Lâm Đồng đang không ngừng phấn đấu vươn lên để bước sang giai đoạn phát triển nhanh, bền vững. Ảnh: TTXVN

Ảnh Ảnh chuyên đề

Tin mới

TTXVN