-
Nghệ nhân Đỗ Quang Hùng thường xuyên trao đổi, hướng dẫn những người làm nghề cách làm và tạo ra sản phẩm lụa Vạn Phúc tốt nhất. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
-
Sinh ra và lớn lên ở làng gốm Bát Tràng, nghệ nhân Nguyễn Trường Sơn không chỉ tiếp nối dòng chảy truyền thống của quê hương mà còn là người tiên phong trong dòng gốm “Be chạch”. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
-
Sản phẩm lụa Vạn Phúc đa dạng về màu sắc, phong phú về chủng loại và có tiếng là chất lượng bền đẹp, cho cảm giác mềm mại nhẹ nhàng, ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
-
Làng lụa Vạn Phúc hiện có gần 800 hộ dân làm nghề, chiếm gần 60% trên tổng số hộ sinh sống tại đây. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
-
Để làm nên những sản phẩm tơ lụa đặc sắc, người thợ ở làng lụa Vạn Phúc xưa nay đều phải thực hiện một quy trình sản xuất công phu bao gồm nhiều khâu như: tơ, hồ sợi, dệt, nhuộm, căng phơi... Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
-
Ở khâu làm tơ, người thợ Vạn Phúc không chỉ quấn sợi vào ống đơn thuần mà còn phải chọn sợi, đẽo sợi để đảm bảo sợi tơ có màu trắng, bóng nhẵn, không sùi lông, trị số tơ phải đều, sau đó mắc sợi, lựa chọn riêng sợi dọc, sợi ngang. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
-
Lụa Vạn Phúc sau khi nhuộm được đem ra phơi. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
-
Nghệ nhân Đỗ Quang Hùng đã nghiên cứu và làm ra sản phẩm lụa Vạn Phúc không phai, các dải màu, hoa văn trên lụa được ông pha trộn tơ bằng guồng thủ công. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
-
Phơi tơ sau khi đã được nhuộm màu tại xưởng dệt của gia đình nghệ nhân Nguyễn Anh Sơn ở làng lụa Vạn Phúc. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
-
Sản phẩm gốm Bát Tràng sang trọng, tinh tế, họa tiết vẽ tay tỉ mỉ, men bóng, dễ lau chùi, không bám bẩn. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
-
Sản phẩm gốm Bát Tràng càng ngày càng phong phú và đa dạng. Ngoài các mặt hàng truyền thống, nhiều sản phẩm mới ra đời đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
-
Tái hiện việc nung gốm Bát Tràng phía bên trong những chiếc lò bầu còn sót lại, giúp du khách hiểu rõ hơn về cách thức làm ra một sản phẩm gốm trong những chiếc lò cổ được xây dựng từ những năm cuối thế kỉ XIX. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
-
Công đoạn tạo hoa văn cho sản phẩm gốm Bát Tràng. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
-
Cách phơi than độc đáo trên những bức tường ở làng cổ Bát Tràng. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
-
Người dân làng cổ Bát Tràng vận chuyển sản phẩm gốm trên đường, một hình ảnh rất quen thuộc với du khách khi tới thăm quan. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
-
Công đoạn nặn, vuốt tạo hình sản phẩm gốm Bát Tràng luôn là công đoạn khó nhất, phải được thực hiện từ những thợ lành nghề với đôi tay khéo léo. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
-
Phủ men lên tác phẩm gốm "Ngự long khánh hội" tại xưởng nghệ nhân Nguyễn Trọng Nghĩa ở làng gốm Bát Tràng. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN