Quảng Ninh phục hồi kinh tế, thích ứng với dịch COVID-19

Năm 2022, tỉnh Quảng Ninh chọn chủ đề năm là “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; giữ vững đà tăng trưởng; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”, quyết tâm thực hiện mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP cả năm 2022 trên 10% và thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng tương ứng với tăng trưởng GRDP.

Chú thích ảnh
Tuyến mương hiện tại và hạng mục cầu của dự án nối đường bao biển Hạ Long-Cẩm Phả với trung tâm thành phố Cẩm Phả nhìn từ trên cao. Ảnh: Thanh Vân/TTXVN

Năm 2022, Quảng Ninh xác định các đột phá là xây dựng kịch bản, biện pháp điều hành phục hồi nhanh, bền vững ngành du lịch trong chiến lược chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Cùng đó, hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ cá thể trong lĩnh vực du lịch dịch vụ, chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh; tạo bước chuyển biến về dịch vụ thương mại biên giới như logictics, thương mại biên giới chính ngạch và thương mại điện tử biên giới. Đồng thời, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số trong các cơ quan quản lý, đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp trong xây dựng liên quan tới quy hoạch, nguồn vật liệu san nền.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Ký, năm 2022, Quảng Ninh phải cố gắng nỗ lực hơn nữa, quyết tâm thực hiện ở mức cao nhất các chỉ tiêu, mục tiêu đã đề ra, góp phần vào tăng trưởng chung của cả nước. Nhiệm vụ này đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng, quyết tâm chung của các hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân.

Hiện, tình hình dịch bệnh trong tỉnh vẫn được kiểm soát tốt, Quảng Ninh sớm bao phủ vaccine mũi 3 cho người dân có chỉ định tiêm, tạo được lòng tin, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Kế thừa kết quả phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được của giai đoạn 2010-2020, kinh nghiệm trong 2 năm 2020-2021 thực hiện thành công “mục tiêu kép”, tỉnh đang tập trung hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại làm nền tảng phát triển mạnh mẽ cho các năm tới đây.

Một loạt công trình giao thông trọng điểm cũng đã và chuẩn bị đưa vào khai thác như cầu Cửa Lục 1 (cầu Tình Yêu), đường bao biển nối Hạ Long - Cẩm Phả; đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái… tạo cơ hội thu hút các nhà đầu tư để phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp theo định hướng của tỉnh nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh trong năm 2022.

Môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện, các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đã, đang đầu tư các dự án quy mô lớn trên địa bàn tỉnh. Nhiều dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp đã và đang triển khai đầu tư.

Các khu kinh tế, khu công nghiệp được dự báo có nhiều nhân tố thuận lợi cho phát triển và tăng trưởng kinh tế. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dự báo sẽ tiếp tục là động lực chính đóng góp vào tốc độ tăng trưởng toàn nền kinh tế với việc bổ sung năng lực tăng thêm từ 17 dự án chế biến, chế tạo trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

Tuy nhiên, khó khăn cũng có không ít khi dự báo dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp; hoạt động của các doanh nghiệp còn khó khăn, chất lượng, sức cạnh tranh còn thấp; việc thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn còn nhiều băn khoăn; tình hình triển khai đầu tư các dự án hạ tầng khu công nghiệp còn chậm...

Văn Đức (TTXVN)
Đà Nẵng thích ứng, kiểm soát dịch bệnh và phục hồi kinh tế - xã hội
Đà Nẵng thích ứng, kiểm soát dịch bệnh và phục hồi kinh tế - xã hội

Chiều 5/1, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai kế hoạch của ngành Du lịch thành phố Đà Nẵng năm 2022, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Phước Sơn cho biết: 2021 tiếp tục là năm đầy khó khăn, thách thức đối với kinh tế thành phố và hoạt động du lịch.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN