Vẽ biếm họa cần nhiều tố chất

12/11/2018 07:00 GMT+7 | Văn hoá

Chú thích ảnh

  (Thethaovanhoa.vn) - Biếm họa có phù hợp với trẻ em không? Để vẽ được tranh biếm thì cần có những tố chất gì? Xoay quanh câu hỏi này, Thể thao & Văn hóa đã ghi lại ý kiến của một số họa sĩ, phụ huynh có mặt tại buổi Tọa đàm về vai trò của sách đối với trẻ em trong thời đại công nghệ số vừa diễn ra tại Hà Nội.

Họa sĩ Phạm Tô Chiêm: Phải cởi mở thì biếm họa mới khởi sắc

Họa sĩ Phạm Tô Chiêm: Phải cởi mở thì biếm họa mới khởi sắc

Nếu hỏi những người cầm cọ ở Hà Nội về cái tên Phạm Tô Chiêm, thường sẽ nhận được câu trả lời khá thú vị: Có hai Phạm Tô Chiêm. Hai người cùng huyết thống, cùng ở một nhà, cùng nghề vẽ… Một người đã mất, còn một người hiện đang “vẽ vời” tại NXB Kim Đồng.

Nhiều họa sĩ cho rằng, trẻ em học tập nhanh nhất bằng các hình ảnh, cho nên vai trò của sách tranh đặc biệt quan trọng để hình thành kinh nghiệm đọc sách ban đầu của trẻ em.

Chú thích ảnh
Tranh biếm “Lương hưu” của họa sĩ Hùng Dingo

Một số khách mời cũng đưa ra quan điểm ngoài việc tạo điều kiện để trẻ em tiếp xúc với sách vở, đặc biệt là sách tranh, người lớn cần phải có những chỉ dẫn, thậm chí là thay các em chọn sách, và sách đó đương nhiên cần phải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của các em.

Chú thích ảnh
Tranh biếm “Tiên học lễ, hậu học lê” của họa sĩ Hùng Dingo

Tranh vui phù hợp với các em thiếu nhi! Vậy còn tranh biếm? Trả lời cầu hỏi này, nhiều họa sĩ cho rằng tranh biếm họa luôn thu hút được sự chú ý của các họa sĩ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể sáng tác.

Qua kinh nghiệm tiếp xúc với trẻ em nói chung và các bạn nhỏ có năng khiếu hội họa, TS Hồ Trọng Minh (ĐHMT) đưa ra lý giải:

Chú thích ảnh
Một số sách tranh do các em thiếu nhi tự thực hiện tại Ring Ring - Hanoi Book Arts

“Biếm họa là thể loại rất khó, đòi hỏi rất nhiều tố chất và không phải họa sĩ nào cũng có thể vẽ biếm họa, huống chi các em nhỏ. Để các em có thể vẽ được biếm họa thì cần hướng dẫn thêm. Tuy nhiên, việc hướng dẫn các em vẽ biếm họa không hề đơn giản như các thể loại khác. Bởi vì điều kiện để trở thành họa sĩ tranh biếm họa là tư duy nhạy bén, hài hước và đặc biệt là “kinh nghiệm sống”.

“Vì vậy, xét theo các điều kiện thực tế của bạn nhỏ, khi tư duy non nớt và đang được xây dựng, việc dạy và giúp các em thực hành vẽ tranh biếm họa chưa thể được” – TS Hồ Trọng Minh nói.

Chú thích ảnh

Có mặt tại buổi tọa đàm, bà Phí Mai Chi, mẹ của học viên Mai Anh, cho rằng không dễ dàng để trẻ em phát triển các ý tưởng thực hiện một bức tranh, một cuốn sách tranh chứ chưa nói gì đến thực hiện một bức tranh vui, tranh biếm. Vì thế, theo bà Chi, tranh biếm họa chưa phù hợp với lứa tuổi của trẻ em.

“Về mặt khách quan, tranh biếm họa luôn là thể loại rất khó” - họa sĩ biếm họa Hùng Dingo (Lê Đức Hùng) cho biết – “chúng khó đối với công chúng tiếp nhận và đối với cả người thực hiện”.

"Bởi lẽ tranh biếm họa là một cách thể hiện quan điểm của bản thân trước các vấn đề xã hội. Lượng thông tin chúng chứa ngang bằng các bài phân tích, bình luận. Do vậy đòi hỏi người tiếp nhận và họa sĩ phải có hiểu biết về tình hình thời sự. Điều kiện này không phải đương nhiên với cả người lớn. Do vậy, tranh biếm họa chưa phù hợp với trẻ em” – Hùng Dingo phân tích – “Ngoài ra, các loại hình hội họa khác có trường lớp và đội ngũ giảng viên chính quy. Còn họa sĩ vẽ tranh minh họa không có trường lớp chuyên nghiệp. Ngay bản thân tôi cũng tự học thể loại này, nhưng chỉ dám nhận mình mới chỉ “đạt đến tầm vẽ minh họa, chưa xứng là tranh biếm".

Giải Biếm họa báo chí Việt Nam – Cúp Rồng tre lần V năm 2018 do báo TT&VH tổ chức sẽ hết hạn nhận tranh vào ngày 1/12/2018. Lễ tổng kết, trao giải và triển lãm sẽ được tổ chức vào cuối năm Mậu Tuất.

Tranh biếm họa bây giờ “thua xa” 20 năm trước

“Trước khi sự bùng nổ internet xảy ra, các họa sĩ tranh biếm họa hoạt động trên các tờ báo. Nhưng hiện nay, số lượng báo giấy giảm rõ rệt. Kéo theo đó là số lượng các họa sĩ tranh biếm họa cũng giảm theo. Một số tờ báo như Tuổi trẻ cười, phụ san của nhật báo Tuổi trẻ, vẫn đăng các tranh biếm họa lên trang điện tử. Nhưng số lượng tranh biếm họa không thể sánh được khoảng thời gian hai mươi năm trước" - Họa sĩ biếm Hùng Dingo nói.

Nguyễn Thành

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm