Mỹ thúc đẩy thử nghiệm công nghệ tên lửa siêu vượt âm

Ngày 21/10, Bộ Quốc phòng Mỹ ra thông cáo xác nhận Hải quân và Lục quân Mỹ đã thử nghiệm thành công một số công nghệ của hệ thống vũ khí siêu vượt âm, làm nền tảng phát triển cho các loại vũ khí mới.

Chú thích ảnh
Một vụ thử tên lửa của Mỹ ở bang Alaska. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo thông cáo nêu trên, Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia đã thực hiện những cuộc thử nghiệm tại Căn cứ bay Wallops của Cơ quan Hàng Không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ở bang Virginia. Thông cáo nêu rõ cuộc thử nghiệm “cho thấy sự phát triển của phương thức tấn công ngay lập tức theo quy ước (CPS) của Lực lượng Hải quân và Vũ khí siêu thanh tầm xa (LRHW) của Lực lượng Lục quân”. Lầu Năm góc nhấn mạnh cuộc thử nghiệm “đã chứng minh cho năng lực và các công nghệ siêu vượt âm tiên tiến, các hệ thống nguyên mẫu trong môi trường hoạt động thực tế”. 

Lầu Năm góc đặt ưu tiên cao nhất vào phát triển các vũ khí siêu vượt âm và hy vọng bắt đầu triển khai từ năm 2025. Theo kế hoạch, Hải quân và Lục quân Mỹ sẽ tiến hành một vụ phóng thử tên lửa siêu  thanh thông thường trong năm tài khóa 2022 (tính từ ngày 1/10/2021). 

Tên lửa siêu sượt âm đạt vận tốc cao hơn gấp 5 lần vận tốc âm thanh (Mach 5), tương tự các tên lửa đạn đạo truyền thống, song tỏ ra linh hoạt và khó bị đánh chặn hơn. Trên thế giới hiện có hai loại vũ khí siêu vượt âm. Loại tên lửa hành trình siêu vượt âm được cung cấp động lực bởi tên lửa hoặc máy bay phản lực trong suốt hành trình bay là phiên bản nhanh hơn của các tên lửa hành trình hiện có. Trong khi đó, tên lửa siêu vượt âm dạng boost-glide thì khác. Sau khi được phóng lên bầu khí quyển phía trên như bình thường bởi các tên lửa đạn đạo hiện có, các phương tiện lượn siêu vượt âm (hypersonic glide vehicle – HGV) được tách ra và bay thấp hơn, nhanh hơn hướng tới mục tiêu một cách nhanh hơn và khó đoán hơn nhiều so với các phương tiện tái nhập cũ.

Trong ngày 21/10, Lầu Năm góc cũng đã tiến hành một vụ phóng thử HGV, tuy nhiên gặp thất bại do tên lửa đẩy không hoạt động. Thông báo của Bộ Quốc phòng nêu rõ đã tiến hành thử nghiệm thu thập dữ liệu từ Khu phức hợp sân bay vũ trụ Thái Bình Dương - Alaska, Kodiak, AK, để thông báo về sự phát triển công nghệ siêu thanh. Cụm tên lửa đẩy được sử dụng trong vụ thử không nằm trong chương trình siêu thanh và không liên quan tới vũ khí siêu vượt âm thế hệ mới Common-Hypersonic Glide Body (C-HGB), vốn được Bộ Quốc phòng Mỹ thử nghiệm thành công ngày 20/3 năm ngoái. Các quan chức quốc phòng đã tiến hành rà soát để xác định nguyên nhân gây ra lỗi của hệ thống đẩy.

Tuy nhiên, người phát ngôn Lầu Năm Góc trên tự tin rằng Mỹ đang trên đà phát triển năng lực siêu thanh tấn công vào đầu những năm 2020 và việc thử nghiệm này là một phần trong nỗ lực phát triển công nghệ 

Trên thế giới hiện Nga và Trung Quốc đã chế tạo được vũ khí siêu vượt âm. Năm 2019, Trung Quốc đã ra mắt một tên lửa siêu thanh tầm trung mang tên DF-17. Tên lửa có thể bay 2.000km và mang nhiều đầu đạn hạt nhân. Tờ Financial Times đánh giá DF-17 là một tên lửa đặc biệt với tầm bay xa hơn, có thể phóng từ vào quỹ đạo trước khi trở lại bầu khí quyển để tấn công mục tiêu.

Gần đây, Nga đã phóng một tên lửa siêu vượt âm mang tên Zircon từ một tàu ngầm. Cuối năm 2019, nước này cũng đã đưa vào phiên chế các tên lửa siêu thanh mang đầu đạn hạt nhân Avangard. Tên lửa Avangard có tốc độ gấp 27 lần tốc độ âm thanh (Mach 27) và có thể thay đổi hành trình và độ cao.

Tất Đạt - Bích Liên (TTXVN)
Mỹ thử tên lửa siêu vượt âm thất bại
Mỹ thử tên lửa siêu vượt âm thất bại

Ngày 21/10, Lầu Năm Góc thông báo quân đội Mỹ đã thử một vũ khí siêu vượt âm song không thành công do lỗi động cơ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN