COVID-19 ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển giáo dục năm 2021

Ngày 14/10, trong báo cáo của Uỷ Ban Văn hoá, Giáo dục về việc đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội năm 2021, dự kiến công tác năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ 5 năm tới cho thấy, ngành giáo dục bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch COVID-19 trong năm 2021.

Đánh giá chung cho thấy, làn sóng thứ tư của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, làm giảm tốc độ tăng trưởng, gây nhiều khó khăn cho nhân dân.

Chú thích ảnh
Học sinh miền núi dựng lán bắt sóng học online. Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN

Uỷ ban Văn hoá Giáo dục nhận định, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã kịp thời ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện cải cách hành chính; tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo. Hệ thống trường, lớp, phòng học cơ bản đã được bao phủ ở các địa bàn… Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai theo đúng lộ trình đã điều chỉnh; công tác xã hội hoá việc biên soạn sách giáo khoa đạt kết quả bước đầu, cơ bản đúng tiến độ.  

Trong bối cảnh dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, ngành giáo dục đã có sự linh hoạt trong thực hiện kết hợp giữa dạy học trực tiếp, trực tuyến và các hình thức khác. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo được quan tâm thúc đẩy…

Một trong những nỗ lực cho thấy sự chung tay của Chính phủ, Bộ, ngành và xã hội với ngành giáo dục trong năm 2021 là: Bộ GD&ĐT phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động quyên góp, ủng hộ “Máy tính cho em”; Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em” với kinh phí đầu tư đảm bảo phủ sóng internet trên toàn quốc khoảng 3.000 tỷ đồng. Kinh phí hỗ trợ máy tính phục vụ học trực tuyến ở giai đoạn 1 dự kiến 2.500 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, ngành giáo dục cũng đứng trước nhiều tồn tại. Đó là, tình trạng thiếu trường học, phòng học ở bậc gió dục mầm non ở các khu đô thị, đông dân cư, khu công nghiệp chậm được khắc phục;  Điều kiện đảm bảo triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở nhiều địa phương chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Tiến độ và chất lượng thực hiện Nghị quyết 88 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông bị ảnh hưởng do dịch bệnh.  

Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ chậm được khắc phục; Nội dung chương trình, phương thức bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ nhà giáo còn hạn chế. Đặc biệt, việc thừa thiếu giáo viên thấy rõ ở các môn học đặc thù như: Mỹ thuật, Âm nhạc, Tin học, Công nghệ, Trải nghiệm - Hướng nghiệp... Tỷ lệ giáo viên/học sinh tại một số địa phương chưa bảo đảm. Vẫn còn một số giáo viên chưa chú trọng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá. Công tác giáo dục hướng nghiệp chưa đạt được mục tiêu đã đề ra.

Hình thức dạy học trực tuyến gặp nhiều thách thức, khó triển khai hoặc triển khai không hiệu quả do hạn chế về hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật, đặc biệt là đối với học sinh cấp tiểu học, học sinh vùng nông thôn, miền núi, hải đảo; chất lượng giáo dục khó đảm bảo.

Lê Vân/Báo Tin tức
Thêm 3.300 học sinh khó khăn được hỗ trợ máy tính, thiết bị học online
Thêm 3.300 học sinh khó khăn được hỗ trợ máy tính, thiết bị học online

Với mong muốn chung tay hỗ trợ việc học tập của học sinh trong thời gian giãn cách, 3.300 bộ thiết bị học trực tuyến gồm máy tính, gói internet và các phần mềm học tập sẽ được FPT và quỹ Hy vọng trao cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, với tổng giá trị hơn 8 tỷ đồng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN