Chuyên gia WHO: Chưa cần tiêm mũi tăng cường cho đại bộ phận người dân

Các nhà khoa học nhấn mạnh, ngoài việc cạn kiệt nguồn cung vaccine , việc tiêm tăng cường quá sớm hoặc quá thường xuyên có thể dẫn đến một số rủi ro như các tác dụng phụ do miễn dịch.
Chuyên gia WHO: Chưa cần tiêm mũi tăng cường cho đại bộ phận người dân ảnh 1Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Hartford, Connecticut (Mỹ) ngày 3/3/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Các chuyên gia y tế hàng đầu ngày 13/9 đã cảnh báo không nên sử dụng các mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 tăng cường để tái tạo khả năng miễn dịch ngừa các chủng virus lây lan trong dân rộng lớn hơn.

Các tác giả của bài báo đăng trên tạp chí y khoa The Lancet, trong đó có các nhà khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho rằng vaccine có tác dụng tốt chống lại bệnh thể nặng từ biến thể chính đến biến biến thể Delta.

Họ kết luận: “Các bằng chứng hiện tại không cho thấy nhu cầu tiêm tăng cường trong dân số nói chung, trong đó hiệu quả chống lại bệnh thể nặng vẫn ở mức cao.”

[Chuyên gia: Ưu tiên miễn dịch cộng đồng trước "mũi tiêm tăng cường"]

Các nhà khoa học nhấn mạnh, ngoài việc cạn kiệt nguồn cung vaccine theo nhu cầu, còn có những rủi ro liên quan đến việc tiêm tăng cường quá sớm hoặc quá thường xuyên, chẳng hạn như các tác dụng phụ do miễn dịch liên quan đến cả vaccine dựa trên công nghệ mRNA và vectơ adenovirus.

Các nhà khoa học khuyến cáo: “Nếu việc (tiêm) tăng cường không cần thiết gây ra các phản ứng có hại đáng kể, có thể có tác động đối với việc chấp nhận vaccine vượt ra ngoài vaccine ngừa COVID-19. Do đó, việc tiêm tăng cường trên diện rộng chỉ nên được thực hiện nếu có bằng chứng rõ ràng rằng điều đó là phù hợp.”

Các tác giả của bài báo cho biết việc sử dụng rộng rãi hơn các mũi tiêm tăng cường rút cuộc có thể cần thiết một khi khả năng miễn dịch bắt đầu suy yếu, song quyết định về thời điểm tiêm tăng cường cần được hướng dẫn bởi khoa học, đáng tin cậy hơn là chính trị./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục