EU mở rộng điều tra thương vụ Facebook thâu tóm Kustomer

Cuộc điều tra sơ bộ được khởi động trong tháng 5 vừa qua mới chỉ tập trung vào việc liệu Facebook có thể lạm dụng những dữ liệu của người tiêu dùng của Kustomer để có lợi thế hơn đối thủ.
EU mở rộng điều tra thương vụ Facebook thâu tóm Kustomer ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)

Ngày 2/8, Liên minh châu Âu (EU) đã mở rộng điều tra thương vụ Facebook mua lại Kustomer, một công ty khởi nghiệp chuyên về  Hệ thống Quản lý khách hàng (CRM) do lo ngại "gã khổng lồ" mạng xã hội này có thể hạn chế các đối thủ khởi nghiệp của Mỹ sử dụng các nền tảng WhatsApp và Instagram của họ.

Trước đó, cuộc điều tra sơ bộ được khởi động trong tháng 5 vừa qua mới chỉ tập trung vào việc liệu Facebook có thể lạm dụng những dữ liệu của người tiêu dùng của Kustomer để có lợi thế hơn đối thủ trong những chiến dịch quảng cáo riêng của mình.

Trong một thông báo, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết trong quá trình làm việc, các điều tra viên của EU đã phát hiện một vấn đề đáng nghi vấn khác, đó là Facebook có thể có khả năng, cũng như động cơ trục lợi để tham gia vào các chiến lược như “siết nợ” đối với các đối thủ của Kustomer, chẳng hạn như ngăn cản các công ty này sử dụng Facebook trên các kênh nhắn tin hoặc làm giảm quyền truy cập vào các kênh này.

Đây là lý do các cơ quan bảo vệ pháp luật của EU tiến hành “cuộc điều tra mới, chuyên sâu” hơn nhằm xem xét liệu thương vụ thâu tóm trên của Facebokk có gây tổn hại tới tính cạnh tranh trên thị trường đối với việc cung cấp phần mềm CRM  hay không.

Phó Chủ tịch EC phụ trách các vấn đề cạnh tranh, Margrethe Vestager, cho biết cơ quan hành pháp này của EU có nhiệm vụ xem xét “những thương vụ mua bán không rõ ràng giữa các công ty, đang xảy ra phổ biến tại một số thị trường hiện nay.”

Bà Vestager nhấn mạnh điều này đặc biệt quan trọng đối mảng kỹ thuật số, lĩnh vực mà Facebook chiếm vị trí hàng đầu trong cả quảng cáo hiển thị hình ảnh trực tuyến cũng như các kênh nhắn tin hàng đầu như WhatsApp, Messenger hoặc Instagram.

Quan chức châu Âu khẳng định: “Cuộc điều tra của chúng tôi nhằm đảm bảo rằng thương vụ mua bán của Facebook sẽ không gây tổn hại cho doanh nghiệp hay người tiêu dùng và rằng bất kỳ dữ liệu nào mà Facebook có quyền truy cập đều không ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của thị trường.”

[Nga phạt Google hơn 41.000 USD vì vi phạm luật về dữ liệu cá nhân]

Tuyên bố của EC khẳng định mọi chiến lược của Facebook nhằm hạn chế các đối thủ Kustomer truy cập vào WhatsApp hoặc Instagram đều “có thể làm giảm sự cạnh tranh trên thị trường cung cấp phần mềm CRM cũng như thị trường cung cấp dịch vụ và phần mềm CRM hỗ trợ cho khách hàng.”

Điều này có thể dẫn đến tình trạng các khách hàng là doanh nghiệp phải chịu cảnh giá cao hơn nhưng chất lượng thấp hơn" cho sản phẩm này. 

Tuần trước, Facebook đã báo cáo lợi nhuận trong quý II/2021 tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, lên 10,4 tỷ USD  (8,8 tỷ euro), khi quảng cáo kỹ thuật số tăng mạnh.

Số người sử dụng mạng xã hội này hằng tháng đạt 2,9 tỷ và 3,5 tỷ người đã sử dụng ít nhất một trong các ứng dụng của Facebook, trong đó có Instagram, WhatsApp và Messenger.

Năm ngoái, Facebook thông báo mua Kustomer, với giá 1 tỷ USD. Việc mua lại một công ty kinh doanh phần mềm như Kustomer là điều bất thường đối với Facebook.

Trước đây, Facebook chủ yếu mua lại các công ty cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng, chẳng hạn như công ty Giphy  và công ty về trò chơi video trên nền tảng đám mây của Tây Ban Nha PlayGiga./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục