Phóng vệ tinh đầu tiên 'made in' Trung Quốc - Pháp

Ngày 29/10, vệ tinh đầu tiên sản xuất chung giữa Trung Quốc với Pháp đã được phóng lên quỹ đạo Trái Đất với nhiệm vụ nghiên cứu liên tục gió và sóng trên bề mặt đại dương nhằm đưa ra dự báo chính xác hơn về các cơn bão, đồng thời nâng cao sự hiểu biết của giới khoa học về tình trạng biến đổi của khí hậu.

Chú thích ảnh
Vệ tinh đầu tiên sản xuất chung giữa Trung Quốc với Pháp được phóng lên quỹ đạo Trái Đất. Ảnh: nasaspaceflight.com

Theo Cơ quan Khoa học, công nghệ và công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, tên lửa đẩy Trường Chinh 2C mang theo vệ tinh nặng 650 kg đã được phóng từ Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở sa mạc Gobi, miền Bắc Trung Quốc. Quỹ đạo của tên lửa này nằm cách Trái Đất khoảng 520 km.

Là sản phẩm đầu tiên do Trung Quốc và Pháp cùng chế tạo, vệ tinh này sẽ giúp các nhà nghiên cứu về khí hậu hiểu rõ hơn về sự tương tác giữa đại dương và bầu khí quyển.

Vệ tinh này được lắp 2 radar, gồm radar SWIM do Pháp sản xuất có thể đo hướng di chuyển và độ dài của các cơn sóng, và radar SCAT của Trung Quốc có nhiệm vụ phân tích sức gió và hướng gió. Các dữ liệu thu thập được sẽ được cả hai nước tiến hành phân tích.

Minh Châu (TTXVN)
Châu Âu phát triển tên lửa đẩy mới Ariane-6
Châu Âu phát triển tên lửa đẩy mới Ariane-6

Trả lời phỏng vấn báo Figaro của Pháp số ra ngày 16/10, Giám đốc điều hành Tập đoàn Ariane Group, Alain Charmeau cho biết các chuyên gia đang thúc đẩy dự án chế tạo tên lửa đẩy Ariane-6 thay cho tên lửa Ariane-5.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN